CÁO CHUNG CỦA SỰ GIAO THOA THẦN QUYỀN VÀ THẾ TỤC CỰC ĐOAN?

Ngày đăng: [Wednesday, August 24, 2011]
Bài liên quan:


Theo các nhà khảo cổ học hiện đại thì, loài người có mặt trên trái đất khoảng 40 triệu năm trước đây. Và cũng theo họ thì, nếu qui ước rằng khoảng thời gian trái đất bắt đầu có sự sống là một tháng, thì kỷ nguyên của loài người với 40 triệu năm ấy, tính đến hôm nay chỉ bằng 5 phút cuối cùng của một hành trình sống qua rất nhiều kỷ nguyên khác nhau.

Chỉ 5 phút trong 43.200 phút tức 1/8640 thời gian tồn tại từ khi sự sống có mặt trên hành tinh xanh, nhưng loài người chỉ trải qua ba cuộc cách mạng về khoa học kỷ thuật, kinh tế và tư tưởng để có ngày hôm nay. Trong ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ấy đã làm nên ba giai đoạn phát triển kinh tế và chính trị cho xã hội loài người. 

Từ kinh tế tự cung tự cấp với xã hội loài người sống bằng bộ lạc, đến xã hội phong kiến tập quyền và bây giờ là tư bản. Nhưng ba giai đoạn kinh tế chính trị ấy luôn không thuần nhất, vì có những tham vọng của các chính khách lấn át cả những qui luật của tự nhiên và xã hội loài người.

Từ khi có loài người là có sự bảo vệ sự sinh tồn của giống nòi. Và cũng từ đó, lòng tin vào thế lực siêu nhiên để tự trấn an và tự bảo vệ mình. Hình thái xã hội thần quyền bắt đầu có mặt sớm nhất khi tôn giáo xuất hiện. Những hình thái xã hội thuần chủng thần quyền ngày nay vẫn còn tồn tại ở trên hành tinh như các quốc gia ở Trung Đông.

Khi cuộc cách mạng nông nghiệp ra đời, hình thái phong kiến tập quyền xuất hiện. Sự ra đời các biến thể giao thoa giữa thế quyền phong kiến và thần quyền cũng ra đời để phục vụ cho giai cấp quí tộc cầm quyền xã hội. Chế độ tăng lữ quí tộc ra đời. Ở Châu Âu là nhà thờ gắn liền với trường học và chính quyền với những tòa án dị giáo lê máy chém và hỏa thiêu gieo rắc lên đầu các nhà khoa học. Ở châu Á thì có hình thái tăng lữ quí tộc của Phật giáo có tính vị tha và nhân bản hơn, mà hiện nay chế độ vua sãi song tồn và trên quyền quốc vương ở một số nước như Cambodia, v.v...

Đến thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỷ XVIII đã cho ra đời một sự giao thoa giữa 2 thể chế thế quyền và thần quyền cực đoan theo các loại hình khác nhau.

Ở chế độ thần quyền Hồi giáo cực đoan có sự giao thoa với chế độ xã hội chủ nghĩa cực đoan làm ra một Đại dân quốc Hồi giáo nhân dân xã hội chủ nghĩa Libya.

Còn ở các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa vô thần cực đoan của ông Lenin "sáng lập" ra thì có các hình thái phong kiến tập quyền kiểu mới giao thoa với thần quyền kiểu mới bằng cách thần thánh hóa cá nhân với những cái thây ma trong những lăng tẩm để mỵ dân.

Cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật thứ ba - cách mạng tri thức - với thế giới phẳng nhờ vào công nghệ cao, nó đã san bằng mọi cách trở mà các chính khách theo trường phái tả khuynh đơn nguyên cực đoan chỉ vì cái riêng của bản thân mà bỏ quên cái chung của đại cuộc.

Sự sụp đổ một loạt nước có hình thái chính trị là kết quả của sự giao thoa thần quyền và thế quyền cực đoan ở Trung Đông và Bắc Phi - đặc thù là Libya của ông Gaddafi - là chuổi tiếp nối của một quá trình sụp đổ Liên Xô và Đông Âu với những dị bản tăng lữ quí tộc xa xưa. Chúng là những bằng chứng sinh động khách quan của các qui luật xã hội không thể chối cãi và ngụy biện.

Song mọi sự sụp đổ ấy bắt đầu từ bên trong sự chuyên chính bạo lực cường quyền, khi nó đã đạt đến đỉnh cao của bất nhân, bất thiện và bất mỹ.

Nhưng tất cả những sự sụp đổ này bắt đầu từ sự sụp đổ của một nền chuyên chính bạo lực cường quyền tập thể, của một nền chính trị đơn nguyên tả khuynh cực đoan chuyển sang một nền chính trị cũng như vậy, mà được một sự chuyên chính bạo lực cường quyền cá nhân nắm lấy. Vì để trị bệnh cho một cơn đại dịch tập thể bao giờ cũng khó hơn trị bệnh cho một cá thế trong cộng đồng.

Thế thì những cuộc sụp đổ tiếp theo sẽ là ở nơi nào trên quả đất này, để đưa nhân loại đến sự mơ ước bao đời với những hình thái chính trị kinh tế xã hội nhân bản của loài người? Hỡi những chính khách đã và đang lầm đường lạc lối vì tha hóa của loài người, hãy tỉnh ngộ sớm trước khi chưa muộn như Mubarak, Gaddafi, ...


Asia Clinic, 15h54', ngày thứ Tư, 24/8/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét