TẠI SAO VINFAST LAO ĐAO?

Toàn cảnh tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam. Hình ảnh của công ty.

MỞ ĐẦU

Ra đời tháng 01/2003 đến ngày 20/10/2008, BYD auto Company là công ty sản xuất xe điện chạy pin chở khách (BEV) và xe điện hybrid cắm điện (PHEV), được gọi chung là phương tiện năng lượng mới (NEV) ở Trung Quốc. Nó cũng sản xuất xe buýt và xe tải điện. Nó lên sàn chứng khoán NYSE New York với giá $3.97/share. Ngày 15/8/2023 Vinfast Company lên sàn NYSE với giá cổ phiếu $10.45/share.

Nhưng từ khi lên sàn NYSE đến nay chưa bao giờ BYD rớt xuống dưới $3.97, nhưng nó giữ giá cao nhất sau lên sàn là ngày 31/3/2010 sau hơn 19 tháng sau khi lên sàn đoạt giá $20(hình 1 và 2). Sau đó giao động trong khoảng $12-$18, nhưng đến ngày 30/7/2022 đạt đỉnh cao nhất là $80.48 rồi dao động đến hôm nay thứ Tư 17/4/2024 là $52.08(hình 3 và 4). Một sự phát triển bền vững từ 2008 đến 2024 với thời gian 15 năm 5 tháng 27 ngày.

Hình 1: Giá cổ phiếu BYD khi lên sàn NYSE ngày 20/10/2008

Hình 1: Giá cổ phiếu BYD ngày 31/3/2010
Hình 3: Giá cổ phiếu BYD 30/7/2022 cao nhất từ ngày lên sàn đến nay
Hình 4: Giá cổ phiếu BYD hôm nay ngày thứ Tư, 17/4/2024

Vinfast (VFS là mã chứng khoán) cũng là công ty sản xuất xe hơi điện đầu tiên của Việt Nam lên sàn NYSE, nhưng không sản xuất xe tải, xe buýt điện chở khách và xe hybrid nửa xăng nửa điện như BYD. Sau khi lên sàn NYSE giá cổ phiếu VFS tăng vọt sau 13 ngày đạt $82.35/share vào ngày 28/8/2023. Sau đó giảm giá mạnh và đến nay thứ Tư 17/4/2024 chỉ còn $3.18/share!(hình 5 và 6). Một sự phát triển giảm sốc, mặc dù Vinfast sắp mở nhà máy sản xuất ở Tamil Nadu, Ấn Độ sau khi truyền thông báo chí đưa tin khởi công nhà máy ở North Carolina, Hoa Kỳ!

Hình 4: Giá cổ phiếu Vinfast cao nhất chỉ sau khi lên sàn 13 ngày hôm 28/8/2023
Hình 6: Giá cổ phiếu hôm nay thứ Tư, 17/4/2024

VỀ BYD

BYD Auto Co., Ltd. là công ty con về ô tô của BYD Company, một công ty sản xuất đa quốc gia được niêm yết công khai của Trung Quốc. Chủ sở hữu BYD là Wang Chuanfu. Trong quý 4 năm 2023, BYD là nhà sản xuất xe điện chạy pin bán chạy nhất thế giới hơn cả Tesla. BYD cũng là thương hiệu ô tô bán chạy nhất tại Trung Quốc vào năm 2023, vượt qua Volkswagen, hãng giữ danh hiệu này kể từ khi tự do hóa ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Từ năm 2021, công ty đang mở rộng doanh số bán xe du lịch sang các thị trường nước ngoài ở Châu Âu, Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Nam Mỹ.

VỀ VINFAST

VinFast Auto Ltd. là công ty con chuyên sản xuất ô tô đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam được thành lập bởi Tập đoàn VinGroup, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam được thành lập bởi Phạm Nhật Vượng vào năm 2017 tại đảo Cát Hải, TP Hải Phòng, Việt Nam. Qua rất nhiều nổ lực từ các nhà sản xuất xe của Đức và Ý sau đó sản xuất xe chạy xăng vào ngày 21/3/2019, lô hàng đầu tiên gồm 155 xe VinFast Lux, 113 xe nguyên chiếc và 42 xe bán thành phẩm ra nước ngoài tại Châu Âu, Châu Á, Úc và Châu Phi để tiến hành chạy thử nghiệm thực tế nhằm kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn 5 sao.

Ngày 4 tháng 12 năm 2021, VinGroup chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp 51,52% trong VinFast cho công ty con của mình là VinFast Singapore. Nhà máy pin Công ty Cổ phần giải pháp năng lượng VinES được động thổ tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh ngày 12 tháng 12 năm 2021. VinFast lên kế hoạch giới thiệu mẫu xe điện e32, e33, e34P, e35 và e36 tại CES 2022, đồng thời bắt đầu nhận công bố giá bán và nhận đặt hàng e35, e36.

Ngày 25/12/2021, lô hàng 100 chiếc crossover điện VF e34 đầu tiên đã được giao cho khách hàng Việt Nam tại tổ hợp sản xuất của VinFast ở Hải Phòng. VF e34 đánh dấu mẫu xe điện đầu tiên của VinFast và là mẫu xe điện đầu tiên được sản xuất và bán tại Việt Nam. Sau đó năm 2022, VinFast công bố thay đổi tên các dòng xe ô tô điện VinFast VF e32 thành VinFast VF 5, VinFast VF e33 thành VinFast VF 5, VinFast VF e34P thành VinFast VF 7, VinFast VF e35 thành VinFast VF 8 và VinFast VF e36 thành VinFast VF 9.

Ngày 10 tháng 9 năm 2022, VinFast bàn giao 100 chiếc xe VF 8 đầu tiên tới tay khách hàng tại Hải Phòng, Việt Nam. Lô xe VF 8 đầu tiên gồm 999 chiếc lên tàu xuất khẩu ngày 25 tháng 11 năm 2022 sang Mỹ sau khi Mẫu VF 8 được ASEAN NCAP đánh giá độ an toàn 5 sao. Thực tế là Tàu Silver Queen cập cảng Benicia, Solano, Vịnh San Francisco California, Mỹ ngày 12/05/2023 (tức 13/05 giờ Việt Nam) giao 1.098 chiếc VF 8 cho Hoa Kỳ và cập cảng Nanaimo, British Columbia, Canada ngày 17/05/2023 (tức ngày 18/05 giờ Việt Nam) để bàn giao nốt 781 chiếc VF 8 còn lại.

Cuối tháng 7/2022, VF khởi công xây dựng nhà máy tại hạt Chatham, Bắc Carolina, Mỹ và ngay sau khi nhận được tin Ủy ban Chứng khoán Mỹ đồng ý hiệu lực hồ sơ đăng ký theo mẫu F-4 của VinFast liên quan đến giao dịch hợp nhất kinh doanh với công ty cổ phiếu khống Black Spade Acquisition Company.

Ngày 15 tháng 8 năm 2023, VFS lên sàn NASDAQ với tổng số cổ phiếu 2.307.000 của 2% cổ phiếu của Black Spade Acquisition Company nắm giữ được phép mua bán, phần còn lại của VF chưa được quyền mua bán sau 365 ngày lên sàn, giá chào $22, hơn gấp đôi so với giá thỏa thuận cùng Black Spade Acquisition ($10.45) chốt phiên đầu tiên đạt giá $37,06. Và sau đó như đã viết ở phần đầu của bài viết này.

GIAN NAN Ở PHÍA TRƯỚC

Tại sao cổ phiếu VFS không gượng dậy nổi sau 8 tháng lên sàn là câu hỏi của nhà đầu tư. Có 2 lý do thực tế sau.

Thứ nhất là Vinfast làm ăn thua lỗ. Theo BBC, hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ vào cuối tháng 3, VinFast nhận được 11,4 tỷ USD vốn đầu tư từ Vingroup, các công ty liên kết và nhà sáng lập là tỷ phú Phạm Nhật Vượng từ khi thành lập vào năm 2017 đến ngày 31/12/2023. 

Những phát hiện thua lỗ cũng nhấn mạnh những rủi ro đối với công ty mẹ Vingroup khi VinFast lỗ tổng cộng 5,7 tỷ USD trong ba năm qua.

Giá cổ phiếu của hãng xe điện Việt Nam đã giảm 38% kể từ khi niêm yết tại Mỹ vào tháng 8/2023, trong khi số tiền đi vay tăng lên.

Thứ hai là vào ngày thứ Sáu 12/4/2024 vừa qua, cũng theo BBC, Công ty luật Robbins - tên đầy đủ là Robbins Geller Rudman & Dowd LLP, có trụ sở tại thành phố San Diego, bang California của Mỹ đã thông báo cho các nhà đầu tư việc một cổ đông đã phát đơn kiện tập thể (class action) đối với VinFast. Đơn kiện cáo buộc công ty xe điện của Việt Nam đã không trung thực về năng lực tài chính trong quá trình đệ trình hồ sơ cho phi vụ sáp nhập trước khi được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq.

Vụ kiện đưa ra cáo buộc VinFast và một số quan chức điều hành, giám đốc cũ hoặc đương nhiệm của VinFast đã vi phạm Đạo Luật Chứng khoán năm 1933 (Securities Act of 1933) và/hoặc Đạo luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934 (Securities Exchange Act of 1934) của Mỹ.

Sau ngày 12/4/2024 cổ phiếu VFS cắm đầu từ giá $4.10/share lúc sắp mở cửa phiên cuối tuần qua, để bây giờ chỉ còn $3.18(hình 6 và 7). 

Con đường của Vinfast đến với NYSE rõ ràng nhanh và chuẩn bị không chỉnh chu bằng BYD, nên bị vấp ngã đau. Sau Vinfast thì VinaGame cũng sửa soạn lên sàn NYÝE dự định cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, nhưng họ đã kịp thời ngưng lại để xem xét tình hình.

Đi tiên phong lúc nào cũng được xem là đi ngược gió. Vingroup nói chung và Vinfast nói riêng là doanh nghiệp người Việt Nam XHCN đầu tiên lên sân khấu lớn nhất thế giới sẽ nhiều sóng gió.

KẾT

Hôm nay tôi viết bài này như một cái nhìn sơ lược về Vinfast để rút kinh nghiệm cho những doanh nghiệp đi sau, và để cảm thông những khó khăn của Vinffast hiện tại và tương lai lâu dài. Để kết thúc bài viết tôi xin có kết luận sau.

Lấy tiền của nhà nghèo thì dễ, nhưng lấy tiền của nhà giàu rất rất rất khó! 

Ông Phạm Nhật Vượng ắt hẳn quá hiểu điều này! Xin cảm ơn ai đã đọc và chia sẻ những khó khăn của Vinffast. 

Sài Gòn 12:45 Wed, 17th April 2024

Đăng nhận xét

0 Nhận xét