TẢN MẠN VẤN ĐỀ THỂ CHẾ

Các thể chế chính trị là các tổ chức tạo ra, thực thi và áp dụng luật pháp; hòa giải xung đột; hoạch định chính sách của chính phủ về nền kinh tế và hệ thống xã hội; và nếu không thì phải giải trình cho đại chúng

Nước Mỹ thì rộng, mật độ dân số thưa, ngoại trừ downtown - trung tâm thành phố - có nhà cao tầng cho thương mại, còn lại là nhà trệt, nhưng các thành phố lớn và đông dân vẫn xảy ra kẹt xe, mặc dù hệ thống giao thông nước Mỹ dày đặc như một kỳ quan thế giới. 

Ví dụ Houston rộng hơn nhưng dân số chỉ bằng 1/3 Sài Gòn, nhưng đi freeway hầu như lúc nào cũng có đoạn kẹt xe. Tuy vậy, so với các thành phố lớn khác ở Mỹ như Los Angeles, New York, Michigan thì nạn kẹt xe ở Houston là chuyện nhỏ. Năm ngoái, vào tháng 6/2021, chúng tôi đi New York, ngủ khách sạn gần Quảng trường Thời đại, nhưng không có chỗ đậu xe! Bạn tôi loay hoay mãi, cuối cùng đổ quạu với khách sạn bằng cách đậu xe ngay trước cửa khách sạn hoặc là từ chối không ở. Cuối cùng khách sạn giải quyết cho một chỗ đậu xe trên vệ đường qua đêm, nhưng không được quá 7:00AM sáng hôm sau!

Cũng năm ngoái, tôi đến Washington DC trong lúc cách ly vì sau vụ 06/01/2021. Không thể thăm quan Bạch Cung, Điện Capitol, Toà Tư Pháp, Viện bảo tàng quốc gia, etc, nhưng lại không kẹt xe vì chỉ 16 miles vuông, nhưng thủ đô nước Mỹ không có nhà cao tầng được phép cao hơn Bạch Cung, mặc dù mỗi năm có khoảng 25 triệu người du lịch thăm quan và nó lại là thủ đô có diện tích nhỏ nhất thế giới!

Nên hầu hết kiến trúc đô thị ở Mỹ dần xây dựng các thành phố vệ tinh dãn dân và không được phép xây chung cư và nhà cao tầng, nhưng cũng chưa giải quyết được nạn kẹt xe ở khu vực trung tâm thành phố.

Một vấn đề nữa là ở các thành phố lớn nước Mỹ tuy không ngột ngạt nhưng vẫn có cảm giác không trong lành bằng thành phố nhỏ. Sự trong lành ở đây không phải chỉ là không khí ô nhiễm mà tiếng ồn bị tăng lên làm đầu óc cũng không được thoải mái. Nhà ở Mỹ càng yên tĩnh thì càng đắt tiền. Khác hoàn toàn với Việt Nam vì văn hoá và quy hoạch đô thị.

Thế mà, không hiểu tại sao kiến trúc đô thị Việt Nam dù có khái niệm dãn dân và mở rộng đô thị nhưng vẫn cứ ngày càng xây chung cư và nhà cao tầng ở cả trung tâm và các khu dãn dân, thì làm sao giải quyết 2 vấn đề lớn là kẹt xe và ô nhiễm môi trường? 

Ngày xưa khi tôi mới vào Sài Gòn cách nay 39 năm, thấy choáng ngợp vì nó quá lớn, nhưng chỉ có xe đạp, vì xã hội quá nghèo. Theo thời gian do nhiều lý do kinh tế, văn hoá, đầu tư, etc thì Sài Gòn trở nên một chiếc áo chật trên một thân thể phì nộn. Tới giờ này tôi vẫn còn ám ảnh cảnh kẹt xe, hít khói bụi ở Sài Gòn.

Ở Sài Gòn 38 năm riết rồi cũng quen, mỗi ngày đi làm 60-100km là bình thường không cảm thấy xa. Khi đến Mỹ đi uống cà phê với bạn bè cuối tuần 100km lại là chuyện nhỏ. Từ ngày xăng dầu tăng giá nó lại là chuyện phải quan tâm, vì ở Mỹ không có xe hơi xem như không có cái chân. Nếu đem ra so sánh kẹt xe ở các thành phố lớn ở Mỹ thì không thấm vào đâu với Sài Gòn.

Kẹt xe sẽ làm cho kinh tế xã hội chậm phát triển. Thay vì thời gian kẹt xe dùng để làm việc thì phải ở ngoài đường hít khói bụi sẽ sinh ra bệnh tật do môi trường ô nhiễm gây ra. Đó là chưa nói đến vấn đề lớn hơn: biến đổi khí hậu.

Với thời đại 4.0, thiết nghĩ các nhà làm quy hoạch đô thị và những người điều hành ở Việt Nam ngoài việc dãn dân xây dựng đô thị vệ tinh mới cần phải ngưng tình trạng xây dựng chung cư và nhà cao tầng để tránh kẹt xe và ô nhiễm môi trường.

Khi dân số tăng lên nổi lo môi trường và an ninh lương thực, nguồn nước là lớn nhất. Nhưng nếu dân số không tăng thì nổi lo suy thoái kinh tế do dân số già. Đó là hai mặt của một vấn đề nhức nhối của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Các quốc gia có nền kinh tế chính trị tiên tiến họ có chương trình thúc đẩy nhập cư từ các quốc gia kém phát triển để mang tiền bạc và dân số trẻ có chất xám về để tránh tình trạng dân số già và suy thoái kinh tế. Các quốc gia kém phát triển vì thể chế kinh tế chính trị làm thất bại thì không muốn giảm dân số, nhưng lại mất chất xám và tài sản của số người giàu bỏ nước ra đi lo cho thế hệ mai sau có cuộc sống tốt đẹp hơn. Hai vấn đề này như một vòng xoắn bệnh lý làm cho nước giàu ngày càng giàu hơn, nước nghèo vẫn cứ ì ạch nghèo và tuột hậu phía sau.

Điểm qua lịch sử nhân loại, có 204 quốc gia, nhưng chỉ 30 nước # 14.7% là các quốc gia được gọi là thành công. Còn lại 85.3% là các quốc gia thất bại.

Vấn đề cuối cùng để giải quyết những vấn đề lớn ở trên vẫn là thể chế. Một thể chế hợp lý, năng động sẽ giúp quốc gia thành công. Ngược lại, một thể chế phi lý, ù lỳ vì tư tưởng bảo thủ sẽ làm quốc gia thất bại.

Thể chế một quốc gia là hậu quả của địa chính trị, lịch sử, văn hoá tư tưởng của dân tộc và sự hiểu biết của lãnh đạo quốc gia đó mà thành. Như vậy làm thế nào để một quốc gia đang thất bại vì thể chế phi lý và không hợp thời trở thành thành công? Câu trả lời đã có, nhưng hầu hết hành động để thành công đều bị các quốc gia thất bại từ chối. Nó cũng giống như tháp tư duy Winslow - tỷ lệ tư duy thông minh ở đỉnh tháp và thấp nhất! 

Các quốc gia thất bại mắc kẹt trong thể chế như tình trạng kẹt xe và ô nhiễm môi trường của quy hoạch sai về đô thị và dân số vậy. Càng sai lại càng lún sâu vào sai nhiều hơn vì lòng tham của con người! 

Tôi đã từng đọc đâu đó một tổng kết về Tâm và Tầm như sau:

Tầm nhìn của Phật, Chúa là hàng ngàn năm nên họ mất đi nhưng lời của họ vẫn ngàn năm vọng về!

Tầm nhìn của một minh Quân là hàng trăm năm nên họ đã đi xa nhưng hàng trăm năm vẫn còn dạy ta mãi đến hôm nay.

Tầm nhìn của một doanh nhân là hàng chục năm.

Tầm nhìn của kỹ sư, bác sĩ, ..,nói cung là người đi làm thuê là lương mỗi tháng.

Tầm nhìn của luật sư chỉ qua từng vụ án kiếm cơm.

Tầm nhìn của chú thợ nề là lương mỗi tuần.

Tầm nhìn của con nghiện là mỗi mũi choát xì ke!

Chỉ cần tiếp xúc vài ba câu chuyện là hiểu cái tâm và cái tầm của bất kỳ ai dù là một bậc tu hành đến nguyên thủ quốc gia đến người cùng đinh. Có khi người cùng đi có tâm và tầm hơn cả một bậc tu hành hoặc một hôn quân.🤔🥺

Lindale, 11:52AM Sunday, 14th August 2022

Đăng nhận xét

0 Nhận xét