SA LẦY CHIẾN TRANH Ở SYRIA

Ngày đăng: [Friday, October 16, 2015]

Hình của Huffington Post

Bài đọc liên quan:

MỞ ĐẦU

Năm 1950, Hoa Kỳ sa lầy trong cuộc chiến Tiều Tiên 3 năm. Họ hiểu được, bán đảo Triều Tiên không có giá trị địa chính trị toàn cầu, ngoại trừ là đặt một tiền đồn vây hãm Trung Hoa tại đây. Và Nam Bắc Hàn chia đôi lãnh thổ vào 1953 tại vĩ tuyến 38.

Bỏ Triều Tiên và chọn vị trí địa chính trị ngăn cản làn sóng cộng sản lan rộng toàn cầu, Hoa Kỳ đã chọn Việt Nam từ 1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ thành công rực rỡ của Trung cộng chi viện cho Việt cộng. Việt Nam chia đôi đất nước. Một cuộc chiến thứ hai làm người Mỹ sa lầy với chiến thuật lấy thịt đè người, du kích chiến, và trường kỳ kháng chiến của Mao đã vạch ra cho Việt cộng.

Kết quả cuối cùng là, một nước Mỹ tự do, dân chủ không chịu được với hơn 58.000 lính Mỹ đã hy sinh vì cuộc chiến ở Việt Nam cũng vì mục tiêu ngăn chặn làn sóng cộng sản lan tràn khắp thế giới. Họ đã sa lầy suốt 21 năm ở Việt Nam, và họ chấp nhận chọn thị trường 1 tỷ dân của Trung cộng, và chiến lược tiêu diệt cộng sản bằng sức mạnh mềm, hơn là súng đạn bắt đầu từ sau chiến tranh Việt Nam.

Bỏ Thái Bình Dương chuyển sang Trung Đông Bắc Phi, Hoa Kỳ thoát sa lầy cuộc chiến súng đạn, nhưng Liên Xô lại bị sa lầy ở chiến trường A Phú Hãn 10 năm. Thêm vào cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ và NATO, Liên Xô tự động tan rã. Cộng sản sụp đổ ngay từ nơi nó sinh ra.

Rút kinh nghiệm sa lầy trong chiến tranh, Hoa Kỳ có chiến lược mới bằng những cuộc chiến chớp nhoáng với liên quân NATO, và sự đồng thuận của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đối với những chính quyền độc tài, thân cộng sản mang mầm móng nguy hiểm cho Hoa Kỳ và nhân loại. Những thành công chớp nhoáng đó đã ghi ra cho lịch sử chiến tranh thế giới những thành công ở Iraq tiêu diệt chính quyền Saddam Hussein, và ở Libya tiêu diệt chính quyền của Gaddafi.

Sa lầy chiến tranh không chỉ xảy ra với các cường quốc, mà còn diễn ra với các nước nhỏ, nhưng có một quân đội mạnh đối với khu vực, ví dụ như Việt Nam đã sa lầy ở Cambodia 10 năm từ 1979 đến 1989.

SA LẦY HIỆN NAY

Syria là chốt chặn cuối cùng của mầm móng độc tài thân cộng ở Trung Đông Bắc Phi. Ngoài ra, Syria là tiền đồn không thể thiếu của Nga để nhìn ra Địa Trung Hải hăm dọa Tây Âu, đồng minh thân cận của Hoa Kỳ trong Minh ước Bắc Đại Tây Dương - NATO: North Atlantic Treaty Organization.

Từ năm 2011 đến nay, cuộc cách mạng Hoa Nhài đã quét hầu hết các chế độ độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi, chỉ còn lại Syria của 2 đời cai trị gia đình al-Assad bằng văn hóa thần quyền kết hợp thế quyền cực đoan theo văn hóa Hồi giáo. Nó như cái gai trong mắt của Hoa Kỳ và NATO, nhưng lại là nơi phân thân của NATO trong cuộc chiến giành lấy công lý, tự do của nhân loại.

Sau cuộc họp tại Liên Hiệp quốc hôm cuối tháng 9/2015, ông Putin và ông Obama không đồng quan điểm về giải quyết nội chiến ở Syria. Obama thì yêu cầu Basha al-Assad phải ra đi, rồi mới tính chuyện giải quyết. Còn Putin thì Bashar al-Assad là chính nghĩa, và là chính chủ tại Syria, phải ủng hộ ông ấy để củng cố nội an Syira và khu vực. Và ngay sau đó, 30/9/2015, ông Putin quyết định ném bom và đem quân đội vào Syria trước sự bất ngờ của cả phương Tây.

Cuộc chiến ở Syria không chỉ là cuộc chiến của tôn giáo và sắc tộc các dòng Hồi giáo người Kurd và Sunni, mà còn là cuộc chiến của 2 phe hắc bạch, tả hữu cho một thế giới phân cực sau khi Liên Xô sụp đổ. Nó bắt đầu từ những người Kurd đứng lên chống lại chính quyền Bashar al-Assad, rồi sau đó, là sự tham gia của cả al Qadae, Taliban, Islamic State(IS), và bây giờ là thập nhị sứ quân ở Syria chia làm 2 phe do sự hỗ trợ của 2 nhóm cường quốc phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ, và khối theo cộng sản độc tài trước đây, đứng đầu là Nga và Trung cộng. Bằng chứng là Nga không kích vào quân nổi dậy chống chính quyền al-Assad do Hoa Kỳ ủng hộ, Nga bảo vệ nhà nước Hồi giáo cực đoan chứ không phải dẹp IS.

Bằng vào chiến tranh kinh tế trong 7 năm qua, bắt đầu từ khủng hoảng kinh tế 2008, sau đó là độc lập năng lượng, Hoa Kỳ đã đẩy Nga, Trung cộng, Iran vào suy thoái kinh tế với 2 yếu tố: 

1. Giá dầu giảm từ $120/thùng xuống còn $50/thùng.
2. Giảm thị trưởng xuất khẩu ra toàn cầu.

Nga và Iran cùng Syria đã đưa ra chiến lược xuất khẩu nội loạn, và gây rối Tây Âu, bằng phương pháp mở cửa cho dân Hồi giáo từ Syria, Iraq vượt biển và bộ sang Tây Âu. Ban đầu, Tây Âu và Hoa Kỳ đã mắc vào cái bẫy này của Nga, họ hồ hỡi tiếp nhận hàng triệu người tỵ nạn Hồi giáo như là sự minh chứng tự do dân chủ chiến thắng độc tài, nhưng họ đã kịp bình tĩnh xử lý, khi dân tỵ nạn đã gây bạo loạn ở Tây Âu, bằng cách đóng cửa biên giới.

Những thực tế về tình hình di tản tỵ nạn chính trị của người dân Syria và và nước lân cận đến Tây Âu.

Dù chỉ có 1 chiến hạm đầu gà đuôi vịt mua từ Ukraina bỏ phế, nhưng Trung cộng vẫn điều nó tới vùng Địa Trung Hải để với cái gọi là tham gia gìn giữ hòa bình thế giới, nhưng thực chất đằng sau là cái gì thì chỉ có 3 ông lớn Hoa Kỳ, Nga và Trung cộng hiểu nhất.

Hoa Kỳ tái cung cấp quân sự cho nhóm nổi dậy ở Syria

Nhưng không chỉ có thế, hôm 09/10/2015, một vụ đánh bom liều chết diễn ra ở thành phố Ankara - Thổ Nhĩ Kỳ, với 95 người chết. Các bên đã đổ lỗi cho nhau, nhưng chính quyền của ông thủ tướng Recep Tayyip Erdoğan Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố nước đôi rằng, cuộc đánh bom này hoặc là của IS hoặc là của các chiến binh người Kurd chống lại Bashar al-Assad. 

Một cuộc đánh bom liều chết thứ 2 diễn ra hôm 11/10/2015 tại thủ phủ Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ nâng con số tử vong lên 128 người vì câu tuyên bố của ông bErdogan.

Chỉ vì 1 tuyên bố nước đôi của chính quyền Erdogan đã làm cho khoảng 10.000 người Kurd đã biểu tình chống chính quyền thủ tướng Erdogan với nhiều hình ảnh của những người chết, kể cả quan tài diễu hành, với khẩu hiệu hô vang: "Tên sát nhân Erdogan - Murderer Erdogan!". Và lại có 1 cuộc đánh bom nữa tiếp theo vào hôm 11/10/2015 trong lúc người Kurd đi biểu tình hòa bình ở Ankara để chống lại lời tuyên bố nước đôi của thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, tử nạn đã lên 128 người.

Đã hơn 1 năm qua, Hoa Kỳ từ chối tiếp viện cho phe nổi dậy chống lại chính quyền Bashar al-Assad tại Syria, nhưng với chính sách xuất khẩu nội loạn trong lúc kinh tế suy sụp vì giá dầu giảm, vì xuất khẩu hàng hóa đình trệ do khủng nhoảng kinh tế 2008 gây ra, Nga và Trung cộng đã kết hợp với chính quyền Hồi giáo của giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini ở Iran, hôm 13/10/2015, Hoa Kỳ đã tuyên bố tái cung cấp quân sự bằng con đường thả dù cho nhóm nổi dậy chống lại al-Assad. 

Thế là, quan điểm "trung lập" lâu nay của Thổ Nhĩ Kỳ đã lộ rõ ràng khi ông Recep Tayyip Erdoğan triệu hồi đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ, và cho rằng, Hoa Kỳ là đầu mối gây nội loạn ở Thổ vì cung cấp vũ khí cho nhóm nổi dậy người Kurd chống lại Bashar al-Assad.

Ông Erdoğan sinh ra ở quận Kasımpaşa của Istanbul trong một gia đình di cư từ Batumi của Gruzia đến Rize Thổ nhĩ Kỳ. Khi ông viếng thăm Gruzia ngày 11 tháng 8 năm 2004, ông đã nói: “Tôi cũng là một người Gruzia, gia đình tôi là gia đình Gruzia, di cư từ Batumi đến Rize.”

Là một người có nguồn gốc di cư từ Gruzia của Liên Xô cũ sang Thổ, nên việc Erdogan chủ trương thân Nga là điều dễ hiểu.

Đây là một hành động đáng lo lắng cho tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi, sau khi Hoa Kỳ từ chối tiếp thủ tướng Mevedev của Nga để bàn về vấn đề Syria hôm qua 15/10/2015 giờ Việt Nam. Khu vực này đã trở thành ngòi nổ cho chiến tranh khu vực kiểu mới.Vì Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ trước sau như một: Bashar al-Assad phải ra đi thì vấn đề Syria mới được bàn tiếp. Một cuộc họp khẩn của Douma quốc gia Nga bàn phương án đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề Syria diễn ra sau đó vẫn chưa tháo nút cho vấn đề.

KẾT

Chiến tranh là cách giải quyết về phân chia địa lý thống trị, xuất khẩu nội loạn, kiếm lợi nhuận, và tỏ rõ sức mạnh quân sự của các cường quốc bằng xương máu của dân trên lãnh thổ các nước nhỏ, nhưng cũng là mồ chôn các cường quốc khi sai một nước cờ chính trị.

Bằng vào sự ủng hộ quân sự về quân nhu, quân trang và vũ khí, vấn đề Syria là của dân Syria quyết định, Hoa Kỳ đã chọn cách tránh sa lầy từ bài học Việt Nam và Iraq cũng như A Phú Hãn gần đây. Hiện nay các bên tả hữu đều có mặt theo cách khác nhau ở Syria, nhưng có vẻ như Nga, Iran và Trung Hoa đang ở vào tình thế sa lầy tại Syria, khi mà kinh tế của họ đang suy yếu.

Chuyển trục Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là vấn đề mà các quốc gia lớn nhỏ cần phải tính toán, để không sa lầy vào chiến tranh, khi mà mấy tháng nay, Trung cộng hung hăng trên biển Đông, biển Nhật Bản, và kế hoạch lớn trên biển châu Á của Hoa Kỳ đang khởi động rất ồn ào.

Bài học lịch sử thế giới luôn còn đó, nhưng nó vẫn diễn ra trong hôm nay, và tương lai cho tất cả các quốc gia dù là cường quốc hay nước nhỏ, khi mà các chính khách chưa hiểu hết định nghĩa, chính trị là nghệ thuật của sự có thể của Otto von Bismarck.

Asia Clinic, 10:56' ngày thứ Sáu, 16/10/2015

Đăng nhận xét

0 Nhận xét