HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (6)

Ngày đăng: [Thursday, June 27, 2013]
+ Phần 1: Đặt vấn đề
+ Phần 4: Về an ninh

Bài viết của ông Robert B. Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới từ chức và mãn nhiệm 30/6/2012, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại diện thương mại Hoa Kỳ, hiện đang là nghiên cứu sinh danh dự tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson(Peterson Institute for International Economics) và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Belfer(Belfer Center) của Đại học Harvard. Ông viết bài này cho Diễn đàn Thượng Hải tại Đại học Phúc Đán(復旦大學: Fudan University) ở Thượng Hải ngày 25 tháng 5 năm 2013 vừa qua, trước khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands diễn ra tại California từ 07-09/6/2013. 

Bài viết gốc: U.S., China and Thucydides

PHẦN CUỐI: NHỮNG Ý TƯỞNG MỚI

Ý tưởng về một loại hình mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại không trả lời những câu hỏi này. Nhưng nó cho chúng ta một cơ hội để khám phá những câu trả lời khác nhau.

Nó không chỉ cho riêng Trung Hoa mà mang lại một kinh nghiệm lịch sử đặc biệt đối với nhiệm vụ này.

Hoa Kỳ, mặc dù nó là quốc gia đã có quyền lực, càng không phải là một cường quốc mà quyền lực bị dẫm chân tại chỗ. Nhiều nhà quan sát quốc tế đang bối rối bởi năng lực này của Mỹ. Cho nên các nhà bình luận hỏi tại sao Hoa Kỳ, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, thì không chỉ đơn giản là muốn giữ trật tự hiện có.

Một biểu tượng của cam kết toàn cầu của Mỹ là các hóa đơn một đô la(*). Nhìn vào mặt sau của hóa đơn đó, và bạn sẽ thấy một hình ảnh Con dấu Vĩ đại của Hoa Kỳ, nó được đưa ra từ sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ vào năm 1782. Nó bao gồm một châm ngôn Virgilian: "Trật tự mới của những kỷ nguyên"("Novus Ordo seclorum"). Như giáo sư về lịch sử ngoại giao của tôi đã chỉ ra từ lâu, phần lớn lịch sử nước Mỹ là về trật tự mới này phải được tin tưởng là địa chính trị là chỉ để tạo ra Hoa Kỳ - và đặc điểm địa chính trị đó là một yếu tố làm cho Hoa Kỳ thích ứng với toàn cầu.


Ngoài ra đối với an ninh và năng lượng - và tự do đến nghệ thuật ngoại giao đô la và thương mại - chính sách ngoại giao Mỹ đôi khi tìm cách thúc đẩy các nguyên tắc của Khai sáng thế kỷ XVIII đã được thể hiện trong cuộc cách mạng Mỹ. Ngày nay, những nguyên tắc này được phản ánh trong các cuộc thảo luận về nhân quyền và tự do. Nhưng những điều đó cũng là chủ đề mà Trung Hoa đang tranh luận theo chuyên đề để quản trị tốt, các giới hạn về hành động của chính phủ độc đoán và các quy định của pháp luật.

Thách thức của việc tạo loại hình mới này của mối quan hệ quyền lực vĩ đại là hấp dẫn. Nó liên quan đến nhiều hơn một sự cân bằng quyền lực mới. Trung Hoa là một cường quốc đang lên nhưng có một chiến lược theo kiểu quan điểm truyền thống. Hoa Kỳ là một cường quốc đã thành lập nhưng lại phù hợp với sự thay đổi. Cả Hoa Kỳ và Trung Hoa đang rất thành công về mặt kinh tế và kết nối sâu sắc với nhiều quốc gia và khu vực. Mối quan hệ của 2 nước sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và khu vực.

Tôi hy vọng rằng những ý tưởng và khái niệm này có thể giúp hai quốc gia hùng mạnh và đầy sức sống tránh cạm bẫy ám ảnh của bá quyền(Thucydides) khi họ khám phá một loại hình mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại. Đây có thể là một liên doanh thú vị, với nhiều đe dọa - cho Trung Hoa, Hoa Kỳ và thế giới./.

Ghi chú:
(*) one-dolar bill: Đúng ra phải dịch là tờ một đô la, nhưng vì tiền đô la là hóa đơn thanh toán nợ, nên phải dịch đúng với bản gốc là hóa đơn một đô la là đúng với bản chất của nó.

Asia Clinic, 15h23’ ngày thứ Năm 27/6/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét