GIÚP MIẾN ĐIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Ngày đăng: [Friday, June 29, 2012]

Bài dịch của 2 bạn trẻ Khanh Nguyễn và Nhất Bùi. Cảm ơn các bạn đã đóng góp cho blog này. Hy vọng có nhiều bạn trẻ cùng chung tay cho sự nghiệp khai dân trí, chấn hưng dân khí vì một mục đích nước Việt hùng cường.

Bài đọc liên quan:


Bài viết gốc: How to help Burma?

Bài viết của ông Radek Sikorski, hiện đang là bộ trưởng ngoại giao Ba Lan.

RANGOON – Hết Trung Đông, thì bây giờ Miến Điện, một trong những câu hỏi lớn thuộc về nền chính trị đương đại toàn cầu lại nổi lên: Làm cách nào để các quốc gia có thể chuyển đổi từ một chế độ độc tài đang lụi tàn sang hình thức đa nguyên tự trị nào đó? Các ngoại trưởng ở khắp nơi lần lượt phải đối mặt với những câu hỏi chính sách cốt yếu: Khi nào thì một quốc gia phát động một cuộc chuyển đổi về chính trị như vậy, thời điểm nào thì các quốc khác nên giúp đỡ họ và thực hiện điều đó theo cách nào là tốt nhất?

Những sự chuyển đổi ôn hòa , theo lý giải của Tolstoy, thì tất cả đều giống nhau; nhưng những sự chuyển đổi phi ôn hòa thì bất hạnh theo cách riêng của nó. Những sự chuyển đổi ôn hòa trên phần lớn ở trung tâm của châu Âu sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc đã diễn ra trót lọt hơn bởi một sự thực rằng, trật tự cộng sản xưa cũ ít hoặc nhiều đã kiệt quệ, và bàn giao lại quyền lực trong hòa bình. Điều này, cùng với sự hỗ trợ hào phóng từ Tây Âu, Hoa Kỳ, và những quốc gia khác, đã giúp tạo nên một bầu không khí có lợi cho việc hòa giải, cho phép mỗi quốc gia giải quyết nhiều vấn đề khó khăn về đạo đức phát sinh từ quá khứ đen tối vừa qua theo chiều hướng thận trọng, không vì thù hằn.

Có lẽ trên hết, các quá trình chuyển đổi này đã diễn ra giữa một mạng lưới rộng lớn hơn ở các tổ chức hợp pháp - Liên minh châu Âu, OSCE (Organization for Security and Co-operation in Europe: Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu), NATO (North Atlantic Treaty Organization: Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương), và Hội đồng châu Âu - bảo vệ được những nguyên tắc của pháp luật. Bối cảnh đầy sự hậu thuẫn này đã cung cấp một lộ trình cho các nhà hoạch định chính sách quốc gia, giúp họ xây dựng nên các thể chế dân chủ và cách ly các phần tử cực đoan.

Ở những nơi khác trên thế giới, mọi việc chẳng hề dễ dàng như vậy. Các chế độ mất đi sự tín nhiệm của người dân vẫn có thể bám víu vào quyền lực một cách tàn nhẫn và tai hại, như ở Syria. Hoặc họ có thể tạo ra một loạt các vấn đề mới trên con đường thoái bỏ quyền lực, như ở Libya. Hoặc họ có thể chật vật đưa vào một nền dân chủ có trách nhiệm mà vẫn duy trì sự ổn định, như ở Ai Cập.

Ở Miến Điện, chúng ta lại thấy một hình mẫu khác - một nỗ lực táo bạo sau hàng thập kỷ dưới chế độ quân quản để chuyển mình trong kiểm soát song có mục đích hướng tới một dạng chính quyền mới có tính bao quát. Ở đây có những điểm tương đồng đáng ngạc nhiên với những gì đã xảy ra tại Ba Lan khi chế độ cộng sản đã sụp đổ. Phe cánh quân sự ủng hộ cải cách từng bước một, nhưng vẫn muốn bảo vệ địa vị của họ và quyết tâm tránh chìm vào những cuộc bạo loạn. Phe đối lập được lãnh đạo bởi một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn với sự ủng hộ của phần lớn người dân. Và phe cầm quyền để ngỏ một số ghế trong quốc hội cho một cuộc bỏ phiếu toàn dân, chỉ để sau đó bị sốc bởi chiến thắng long trời lở đất của phe đối lập.

Hơn nữa, như đã diễn ra tại Ba Lan, các nhà lãnh đạo đối lập của Miến Điện phải giữ thăng bằng một cán cân mong manh: để đáp ứng lại những người ủng hộ họ đang thiếu kiên nhẫn (nhiều người trong số này đã hết sức đau khổ dưới chế độ cũ), trong khi đề nghị những người vẫn còn nắm quyền về viễn cảnh của một tương lai đáng giá để chuyển đổi.

Nhưng có những khác biệt cơ bản. Miến Điện một sự năng động chính trị nội bộ rất khác biệt, ít nhất là vì các mối quan hệ phức tạp giữa các cộng đồng khác nhau về ngôn ngữ và sắc tộc - những chia rẽ xã hội vốn không thành vấn đề trong quá trình chuyển đổi của một dân tộc Ba Lan thuần chủng.

Hơn nữa, không giống như Ba Lan khi chế độ cộng sản sụp đổ, Miến Điện đã có những nhà tài phiệt quyền lực nở rộ dưới chế độ hiện có - và họ có ý muốn duy trì và phát triển các đặc quyền của họ. Trên hết, không có ngay lập tức một bối cảnh thể chế quốc tế khuyến khích sự thay đổi bền vững và thiết lập các tiêu chuẩn và khuôn mẫu: Miến Điện phải tìm ra con đường riêng cho chính mình.

Đầu tháng này, tôi đã đến thăm Miến Điện, tôi đã gặp Tổng thống Thein Sein và nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, cũng như các cựu tù chính trị và nhiều nhà hoạt động xã hội khác. Tôi đã bị thuyết phục rằng Miến Điện là một quốc gia đang chuyển đổi - và chuyển đổi vững vàng theo một chiều hướng tốt.

Tất cả các bên chấp nhận rằng quốc gia rộng lớn và giàu tài nguyên này đã thể hiện dưới mức tiềm năng quá lâu rồi. Họ cũng đồng ý rằng một cách tiếp cận từng bước, dựa trên tinh thần hòa giải dân tộc, sẽ tốt hơn so với một cuộc tranh dành quyền lực một cách bế tắc, nó có thể nhanh chóng đi theo một chiều hướng tinh thần dân tộc cực đoan  tai hại. Sự đồng thuận này sẽ vẫn còn đáng tin cậy miễn là cải cách chính trị vẫn tiếp tục và tăng trưởng kinh tế tăng mạnh. Sau khỏang thời gian dài trì trệ, người dân đòi hỏi được nhìn thấy và cảm nhận được những thay đổi cho điều tốt đẹp hơn trong đời sống riêng của họ.

Nhiệm vụ của chúng ta là nên có tinh thần  xây dựng và sáng tạo, không phải soi mói vào chuyện vặt vảnh. Mà trên hết, chúng ta nên kiên nhẫn.

Việc EU ngưng trừng phạt và sẵn sàng tham gia xây dựng là có thể hiểu được. Lãnh đạo Miến Điện phải đáp lại thiện chí này bằng cách giải phóng tất cả các tù nhân chính trị còn lại và cỡi mở tiến trình chuyển đổi chính trị. EU cũng nên đảm bảo rằng việc hỗ trợ phát triển cho Miến Điện - và cả quá trình thực hiện chúng -  tăng cường chủ nghĩa đa nguyên và hòa giải bằng cách đem lại lợi ích cho tất cả các cộng đồng dân Miến Điện một cách công bằng và minh bạch.

Ba Lan đang đem đến sự đóng góp trực tiếp của mình, trên tất cả bằng cách giúp những lãnh đạo cấp cao Miến Điện, các nhà lãnh đạo đối lập, và đại diện doanh nghiệp hiểu được "công nghệ chuyển tiếp" - tức là, việc thực hiện có trình tự trong những cải cách công nghệ, vốn đã giúp biến Ba Lan thành một trong những nền kinh tế mạnh mẽ nhất ngày nay của châu Âu. Đại diện kinh doanh của chúng tôi cùng đi với tôi để trình bày các dự án đầu tư quy mô lớn.

Có lẽ khía cạnh đáng khích lệ nhất trong chuyến thăm của tôi đến Miến Điện là một thái độ sẵn sàng cởi mở và học hỏi những kinh nghiệm từ các nước khác đã từng kinh qua quá trình chuyển đổi đau đớn để đi lên từ một chế độ độc tài sang dân chủ. Một vị tướng đã hỏi tôi, mà không cho phép ghi âm, “Các bạn đã xoay sở thế nào để thực hiện được những thay đổi chính trị lớn như thế mà không có đổ máu?" Một phụ nữ trẻ tại hội thảo dân chủ của chúng tôi đã nói với các phóng viên và giảng viên có mặt tại đó, "Chúng tôi nghĩ rằng Miến Điện là một điển hình duy nhất. Hiện nay chúng tôi thấy rằng các quốc gia xa xôi cũng đã có những kinh nghiệm rất giống Miến Điện. Chúng tôi cảm thấy bớt cô độc - mọi việc đã diễn ra thuận lợi cho các bạn đấy thôi".

Với tinh thần đó - và viện trợ nước ngoài cho phù hợp - Tôi tin chắc rằng mọi việc cũng sẽ suôn sẻ với Miến Điện.

@Project Syndicate 2012

Bài dịch của Khanh Nguyễn và Nhất Bùi – BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic, 11h28' ngày thứ Sáu, 29/6/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét