CHUYỆN GIÀN KHOAN LẠI NHỚ ĐẾN GIAO KÈO CỦA MAO VÀ NIXON NĂM 1972

Ngày đăng: [Thursday, July 03, 2014]
Hình ảnh tàu HQ-604 của Hải Quân Việt Nam bị tàu Hải quân Trung Cộng bắn chìm theo với 64 liệt sĩ hải quân Việt Nam trong Trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988 


Bài đọc liên quan:

Hơn 2 tháng nay Trung Cộng xâm chiếm biển Đông là câu chuyện mà cả nước luôn sục sôi và nghi vấn đối với đảng cầm quyền tại Việt Nam. Bài viết này nhằm đưa ra những lý do chứng cứ mà người dân Việt không thể tin nhà cầm quyền Việt Nam có giải pháp đúng trong việc Trung Cộng xâm lược nước Việt.

Câu chuyện Trung Cộng đưa giàn khoan HD-981 vào biển Việt Nam đúng ngày thống nhất đất nước - 30/4/2014 - và mãi 12 ngày sau, vào ngày 12/5/2014, khi báo Hòan Cầu Trung Cộng đưa tin, thì chính quyền Việt Nam mới bị lộ là che đậy thông tin, và buộc phải đưa tin trên phương tiện truyền thông chính thức. Đây là một lý do mà dân không tin tưởng chính quyền.

Tính đến nay đã 2 tháng 3 ngày giàn khoan HD-981, và sau đó, 4 giàn khoan khác được Trung Cộng tiếp tục đưa vào biển Đông sau chuyến đàm phán của ông Dương Khiết Trì với lãnh đạo đảng cầm quyền ở Việt Nam chỉ có 2 ngày! Điều này càng làm dân chúng Việt Nam không thể tin tưởng vào đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay. Khi họ nghĩ rằng vì có một thỏa thuận ngầm bí mật nào đó giữa 2 đảng cầm quyền ở Trung Cộng và Việt Nam, nên mới có thêm 4 giàn khoan khác của Trung Cộng xâm phạm lãnh hải và thềm lục địa Việt Nam, mà bên Việt Nam vẫn "mềm dẻo" ngoại giao.






Tuần này, đài truyền hình trung ương của đảng cầm quyền ở Việt Nam bắt đầu loạt phim tài liệu: "Biển Đông Dậy Sóng". Trong đó, có đưa lịch sử xâm lược của Trung Hoa đối với Việt Nam, và 3 lần Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa 1988 và hôm nay ở Vịnh Bắc Bộ họ đặt giàn khoan dầu. Ngoài ra, những khuôn mặt có dã tâm xâm lược của lãnh đạo Trung Cộng gồm: Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương, Hồ Diệu Bang, Lý Bằng và Lý Tiên Niệm cũng bị nêu tên là những tay đầu sỏ chủ chiến xâm lược Việt Nam năm 1988.














Hình ảnh những chiến sĩ Việt Nam tử trận khi gìn giữ Trường Sa năm 1988 cũng được đưa lên. Những giọt nước mắt của người chỉ huy đương nhiệm tại Trường Sa nói lên nỗi lòng của dân Việt, khi anh làm lễ truy điệu đồng đội cùng các thầy tu Việt. Đó là tất cả những mong mỏi của người dân Việt được thỏa mãn bằng lời nói, nhưng chưa thỏa mãn bằng hành động của đảng cầm quyền ở Việt Nam.


Trong khi đó, trên đất liền, đại biểu nhân dân ở quận 1, Sài Gòn cũng lên tiếng đòi phải phong anh hùng những tử sỹ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã tử trận vì Hoàng Sa năm 1974. Nhưng đảng cầm quyền không quan tâm một mảy may nào về đề xuất rất hợp lý này của 1 đảng viên tâm huyết của đảng cầm quyền ở Việt Nam.

Nhưng cho đến nay, mặc dù ngoài truyền thông chính thống lên tiếng, thì hầu hết các lãnh đạo của đảng cầm quyền ở Việt cũng đã đều lên tiếng. Nhưng những tù nhân lương tâm đang bị đảng cộng sản cầm quyền nhốt tù họ, chỉ vì họ lên tiếng chống Trung Cộng bành trướng vẫn chưa được vinh danh, và giải oan cho họ. Họ là những Nguyễn Văn Hải Điếu Cày, Tạ Phong Tần, v.v...



Điều khẳng định hơn nữa là, ngay trong lúc chuyến viếng thăm của ông Dương Khiết Trì diễn ra ở Ba Đình thì, đảng cầm quyền ở Việt Nam đã cử đoàn cán bộ ban tổ chức trung ương sang Trung Cộng để nghiên cứu công tác xây dựng đảng. Nó chứng tỏ, 2 đảng cầm quyền ở Trung Cộng và Việt nam đang rất đoàn kết trong câu chuyện biển Đông, chứ không phải đang tranh chấp như chúng ta đang thấy trên báo đài!

Điều này làm tôi nhớ giao kèo của Mao Trạch Đông nói với Nixon khi Mỹ và Trung Hoa đi đến Thông Cáo Thượng Hải 1972 để giao Việt Nam và Đông Dương cho Trung Cộng quản lý, mà trong Hồi Kỳ của bác sỹ riêng của Mao - Lý Chí Thỏa: chương 23: Mao Trạch Đông, cuộc đời chính trị và tình dục - là: "Ðiểm đáng nhớ duy nhất là việc Mao thông báo cho Tổng Thống Hoa Kỳ biết, mặc dù quan hệ giữa hai nước đã cải thiện nhưng báo chí Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục phê bình Hoa Kỳ, và báo chí Hoa Kỳ cũng nên tiếp tục phê binh Trung Quốc. Việc thay đổi quan hệ, dù tốt, theo Mao, cũng cần phải có thời gian." Liệu bài cũ của Mao - Nixon 1.0 có hiện đang sử dụng lại trong quan hệ Việt - Trung?

Lời của người trong cuộc - cựu thiếu tá Phạm Văn Hồng của VNCH - đã chứng kiến Mỹ và Việt Cộng đẩy Hoàng Sa cho Trung Cộng chiếm vào tháng 01/1974. Ông đã bị Trung Cộng bắt và trao trả tù bình. Nếu lịch sử viết đúng, chúng ta chỉ phải than lên một lời: Ôi, Việt Nam Cộng Hòa, sao Người đáng thướng thế?

Chính trị là nghệ thuật của sự có thể, là định nghĩa ngắn gọn, đầy đủ và súc tích của mọi thời do Von Otto Bismarck đưa ra luôn đúng, và nó là định đề xã hội học để người dân có học làm căn cứ mà nhìn vào hành động của giới chính khách, thế nào là đúng, thế nào là sai. Cho nên dân không thể tin chính khách cầm quyền ở Việt Nam, khi mà lời nói không đi đôi với việc làm chống Trung Cộng. Nó làm tôi nhớ đến câu nói nổi tiếng của Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: "Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm".

Asia Clinic, 14h26' ngày thứ Năm, 03/7/2014

Đăng nhận xét

0 Nhận xét