TUYỂN SINH

Ngày đăng: [Saturday, September 05, 2009]

Khác với giáo dục Việt Nam chỉ chú trọng vào điểm số mà tuyển sinh. Các nước có nền giáo dục tiên tiến, họ tuyển sinh không chỉ chú trọng vào điểm số thi cử mà còn chú trọng vào nhiều vấn đề khác quan trọng hơn. Nhưng điểm trung bình(GPA) và điểm thi của các kỳ thi chuẩn hóa quốc gia(Standardized tests) là một trong những yếu tố ban đầu và bắt buộc phải có.

Mục tiêu đào tạo của giáo dục tiên tiến là chọn những thí sinh vừa có IQ(intelligence quotient) và có EQ(Emotional Quotient) cao. IQ là quan trọng để đủ khả năng học tập. Nhưng IQ chỉ có vai trò trong việc học. Khi ra làm việc EQ quan trọng hơn. Vì người có EQ cao là người có thể hòa nhập nhanh vào môi trường làm việc tập thể. Chỉ có người EQ cao mới có thể làm việc tốt ở môi trường làm việc hiện đại. Vì hầu hết những phát minh, những công ty hay tập thể, cộng đồng thành đạt hiện nay là những nơi có thành viên làm việc có EQ cao và có tính đồng thuận cao.

Người ta thấy rằng những đất nước phát triễn mạnh và là cường quốc trên thế giới là đất nước có tính đồng thuận cao. Dù tính đồng thuận đó bắt nguồn từ lý do gì thì nó sẽ góp phần quan trọng trong sự phát triễn của một cộng đồng. Và ngược lại, một cộng đồng sẽ chậm tiến khi cộng đồng đó có tính đồng thuận thấp với những thành viên có EQ thấp.

Từ đó, nền giáo dục tiên tiến có những trường phổ thông cũng như đại học xét tuyển thí sinh không chỉ có GPA hay ranking mà còn nhiều vấn đề khác như: họat động ngọai khóa, kinh nghiệm làm việc cho sau đại học, thư giới thiệu của các giáo sư hoặc ông chủ, .v.v...

Nếu chỉ có thông minh, nhưng lập dị và khó tiếp xúc thì dù có thông minh bằng trời cũng không hữu dụng trong thời đại bây giờ. Vì con người ấy khó lòng hòa nhập với một tập thể khi làm việc. Nên chuyện tuyển sinh theo điểm số thi cử ở các trường phổ thông và đại học của ta như lâu nay ngành giáo dục vẫn làm là điều cần xem xét lại. Có phải chăng vì thế mà xã hội Việt là xã hội có những thành viên thiếu đồng thuận và kém phát triễn?

Đăng nhận xét

0 Nhận xét