RƯỢU BIA VÀ TAY LÁI

Ngày đăng: [Friday, May 07, 2010]
Những năm gần đây, đi đôi với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, kinh tế đất nước có phát triển và đời sống người dân cao hơn, đã kéo theo tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và để lại gánh nặng cho xã hội không ít những di hại về tàn tật cho những cá nhân trong cộng đồng. Nhà nước đã đưa ra những hình thức xử phạt cho những ai đang điều khiển phương tiện giao thông mà có hơi men. Tuy vậy, tai nạn giao thông vẫn không giảm, mà ngày càng tăng. Ngày 02/4/2010 một nghị định số 34 mới được ban ra qui định đến ngày 20/5/2010 bắt đầu áp dụng mức phạt mới cao hơn (xem điều 8, mục 3) cho những ai điều khiển các phương tiện giao thông mà có nồng độ cồn(alcohol, rượu) trong máu >=80mg% hay 80mg/100ml máu hoặc 0,4mg/1000 hay 0,4mg/1 lít khí thở ra. Có lẽ bà con hơi khó hiểu với mốc nồng độ cồn trong nghị định này và làm sao để biết mình an toàn khi điều khiển tay lái? Bài viết này nhằm cho cộng đồng hiểu thêm một số khái niệm về y học gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Một chút sinh lý hấp thu và chuyển hóa của cồn: Người ta thấy rằng với một lượng cồn bằng 10gram đưa vào ống tiêu hóa là đủ để làm thay đổi hành vi và độ tập trung tư duy cho mọi vấn đề trong cuộc sống của một cá nhân nào đó. Với 10gr cồn thì nó tương đương với một trọng lượng 10 ounces và tương đương với thể tích bia tiêu chuẩn 300ml có nồng độ cồn 5%, thì cơ thể phải giải quyết 24h đồng hồ sau khi uống mới sạch hoàn toàn. Sau khi uống bia hoặc rượu vào thì 20% lượng cồn sẽ được hấp thu ngay tại niêm mạc(mucous membrane) của dạ dày. 80% còn lại được hấp thu ở ruột non, để vào máu. Nồng độ cồn trong máu đạt đỉnh sau khi uống từ 20-60 phút, tùy theo từng cá thể. Sau khi vào máu cồn được chuyển hóa tại gan thành những Acetaldehyde, rồi chuyển thành Acetate, cuối cùng thành dioxide carbon(CO2: khí carbonic) và nước(H2O) nhờ vào các men được tạo ra bỡi gan. Sau đó thãi trừ quan da, thận, phổi và ống tiêu hóa v.v... Có 7 yếu tố làm ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu của một người:
  1. Trọng lượng cơ thể càng cao thì khả năng uống càng nhiều.
  2. Trọng lượng mỡ của một người trên cơ thể càng cao thì khả năng uống càng nhiều.
  3. Chức năng gan càng tốt thì tửu lượng càng cao.
  4. Chức năng thận càng tốt thì tửu lượng càng cao.
  5. Nồng độ loại rượu bia được uống vào.
  6. Người uống thường xuyên có khả năng uống nhiều hơn người thỉnh thoảng mới uống.
  7. Uống rượu mà nói nhiều thì nồng độ cồn trong máu giảm bớt nhờ vào cồn thải qua hơi thở so với uống mà im thin thít. Đây là tính chất mà các nhà sản xuất thiết bị đo nồng độ cồn trong hơi thở cho cảnh sát giao thông làm việc.
Trong quá trình chuyển hóa có sinh ra Acetaldehyde. Nó là một loại Aldehyde gây ức chế các chất dẫn truyền thần kinh làm thay đổi tính tình và các hành vi không kiểm soát được bằng lý trí.

Về mặt lý thuyết, thực tế không đơn giản sau khi uống rượu, bia vào nó không chỉ có hấp thu vào trong máu. Còn có những yếu tố khác chi phối lượng cồn trong máu như: khả năng chuyển hóa của gan, khả năng thãi trừ của thận và tuyến mồ hôi, đồng thời sự phân bổ cồn đến những khoang chứa nước khác của cơ thể như khoảng gian bào, trong tế bào ở khắp cơ thể. Nên khi tính về mặt thực tế phải nên tính đến lượng dịch này. Về mặt lý thuyết ở người lớn, lượng nước của cơ thể một người trưởng thành bình thường chiếm 70% trọng lượng cơ thể. Như vậy một người Việt bình thường nặng 60kg có khoảng 42 lít nước. Nếu đem số lượng cồn sau khi uống 1 chai bia tiêu chuẩn ra phân bố toàn bộ lượng nước trong cơ thể thì sẽ có khoảng 23,8mg cồn trong 100ml. Nó hơn ¼ tiêu chuẩn để bị phạt.

Nhưng về mặt lý thuyết và thực tế thì trước khi cồn được chuyển hóa thành nước và khí carbonic thì nó phải được hấp thu vào máu. Vậy để biết được uống bao nhiêu là dưới mức yêu cầu của bị phạt? Để dễ hiểu chúng ta hãy xem như trọng lượng trung bình của người Việt ngày nay khoảng 60kg. Thể tích máu của một con người bằng 1/11 trọng lượng cơ thể. Như vậy một người Việt Nam bình thường có khoảng 5.5kg máu. Cứ cho tỷ trọng máu tương đương với nước thì một người bình thường có khoảng 5,5 lít(5.500ml) máu. Khi uống vào 1 đơn vị bia chuẩn sẽ có 10gr cồn trong máu sau 20-60 phút. Nếu ta làm một bài toán đơn giản là lấy 10.000mg cồn(10gr cồn) chia cho 5.500ml thì mỗi ml máu có 1,81mg cồn. Như vậy để có 100ml máu thì lượng cồn trong máu phải được nhân lên 100 thì lúc đó lượng cồn trong máu là 181mg% hay là 181mg trong 100ml máu. Có nghĩa là chỉ cần uống 1 chai bia là lượng cồn trong máu đủ dư gấp hơn 2 lần so với mức sẽ bị phạt khi điều khiển tay lái.

Nói về thực tế đối với người cảnh sát giao thông, họ không phải là người làm nghề y trong phòng xét nghiệm. Nhưng ngay cả nếu là dân xét nghiệm thì không lẽ họ phải mang theo cả máy xét nghiệm và lấy máu người đang điều khiển phương tiện giao thông để xét nghiệm? Nên các nhà sản xuất trang thiết bị mới ứng dụng vào tính chất bay hơi của cồn và tính hòa tan trong nước của nó để chế tạo ra dụng cụ đo nồng độ cồn trong hơi thở. Và người ta thấy rằng lượng cồn trong hơi thở chỉ bằng 1/2.000 so với trong máu. Nên để  tương đương với 80mg cồn trong 100ml máu thì sẽ có 0,4mg trong 1.000ml khí thở ra. Đó là mốc để cảnh sát giao thông bắt phạt.

Phối hợp cả lý thuyết về sự phân bố cồn trong cơ thể về mặt lý thuyết và thực tế lượng cồn đạt đỉnh sau khi uống ta có thể hiểu là tại sao các hãng bia đưa ra kiểu chai tiêu chuẩn là 300ml? Và đó cũng là tiêu chuẩn đủ để bị phạt khi uống bia mà điều hành tay lái sau uống 20 phút.

Trên thực tế ở các nước, các quán bar và các nơi cung cấp dịch vụ có bán nước uống dạng cồn đều qui định có một tấm bảng mà ở đó có ký hiệu so sánh chuẩn với 1 chai bia làm 1 đơn vị uống đủ để lượng cồn trong máu đạt tiêu chuẩn phạt khi điều hành tay lái với các loại thức uống có cồn khác để khách hàng biết mình nên uống bao nhiêu là đủ để bị phạt. Có lẽ Việt Nam cũng nên có qui định này ở các quán ăn, quán bar có bán nước uống có cồn.

BS Hồ Hải, 12h10’ ngày 08/4/2010, Asia Clinic, 9h08' ngày 07/5/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét