CHÔNG CHÊNH?

Ngày đăng: [Wednesday, September 23, 2009]

Hôm nay đọc bài: VN phát triển kinh tế theo mô hình nào? trên báo Lao Động mà thấy buồn. Buồn vì các nhà khoa học tầm cỡ GSTS nhưng có những kết luận và ý kiến rất không chuyên nghiệp trong lĩnh vực họ đang đảm nhiệm. Tôi không hiểu tại sao những người có bằng cấp cao nhất và đang là những người có trách nhiệm truyền thụ kiến thức cho các thế hệ Trẻ tương lai đất nước này lại có những nhận định rất mất căn bản về học thuật và khoa học như thế?

Như tôi đã viết rất ngắn trong một bài về "Khủng hỏang kinh tế thị trường tư bản" là nguyên nhân khủng hỏang lần này cũng chính là nguyên nhân khủng hỏang của 1929-1933 của thế kỷ trước. Bắt đầu từ lòng tham và tham vọng của các cường quốc cũng như các thành viên trong cộng đồng chung của thế giới đã làm cung vượt quá cầu. Đây là mấu chốt của vấn đề khủng hỏang kinh tế tòan cầu. Từ đó, ngồi mà tư duy và đưa ra những kết luận và đường đi cho xã hội Việt.

Có vẻ như các nhà trí thức trường lớp đang sợ Quyết định 97 của TTg. Vì thế mà họ chỉ biết nói theo lề để mong muốn được nhờ ơn mưa móc nhiều hơn là nói với lương tâm và sự hiểu biết? Trong khi đó, quyết định 97 của TTg chỉ là một khẳng định lại hành lang pháp lý về mặt lãnh đạo của đảng Cộng sản Viện Nam đối với các tổ chức, hội đoàn ... chứ không phải là cấm phản biện của các cá thể độc lập và các tổ chức, tập thể có cơ quan đầu ngành quản lý về mặt chính quyền.

Đây là một vấn đề cần bàn và cần các nhà có học thức trong xã hội phải có tư duy độc lập để góp ý. Còn những góp ý và họp thảo luận như bài báo Lao động đưa tin thì xã hội và đảng CSVN chẳng cần. Vì một thực tế sinh động đã và đang chứng minh mô hình xã hội Việt Nam đang dùng là lỗi thời và không còn phù hợp với tiến trình phát triễn của nó nữa mà ai cũng thấy. Điều đáng nói nhất là GS Nguyễn Đức Bình đã tự mâu thuẩn với mình khi phát biểu rằng ông ủng hộ khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” nhưng không ủng hộ cách gọi đó là “mô hình tổng quát của thời kỳ quá độ”. Nhưng ông lại nhấn mạnh rằng: “Kinh tế thị trường tự bản thân nó không mang thuộc tính định hướng XHCN. Trái lại, thuộc tính tự nhiên của nó là tiến lên chủ nghĩa tư bản”. Và làm sao có cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa khi cơ sở hạ tầng của xã hội Việt Nam là nền kinh tế thị trường hả các GSTS, các nhà danh giá uyên thâm về lý luận của Việt Nam? Người ta đã từng duy ý chí rằng bỏ qua giai đọan phát triễn tư bản chủ nghĩa và đã sụp đổ. Cái gì thuộc về qui luật thì không nên làm trái. Làm trái với qui luật thì có bao nhiêu tai họa đổ lên đầu người dân lương thiện mà ai cũng đã từng trãi nghiệm chưa thấy sao?

Nên nhớ rằng: "Tất cả mọi phát minh của lòai người từ trước đến nay về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên đều là công việc đi tìm lại những cái đã có sẳn trong cuộc sống. Hay nói cách khác là con người chỉ chạy theo những gì tự nhiên và xã hội đã diễn tiến, chứ chưa ai có khả năng tiên đóan và làm ra cái có trước tự nhiên và xã hội sẽ đi đến". Vì vậy, các nhà xã hội học của Việt Nam hiện tại phải luôn khám phá và đưa ra các qui luật phù hợp với những gì xã hội phát sinh một cách kịp thời thì xã hội mới ổn định.

Thế mới thấy rằng câu nói của đại thi hào Đức Johann Wolfgang von Goethe: "Lý thuyết là một màu xám xịt, mà cây đời mãi mãi xanh tươi".

Đăng nhận xét

0 Nhận xét