VIỆT, MỸ VÀ NƯỚC LẠ

Ngày đăng: [Monday, August 09, 2010]
Bài liên quan:
+ Thử nhìn toàn cục tình hình
+ Tư duy tranh chấp biển Đông
+ Việt Nam nên có chiến lược ngoại giao như thế nào?

Bao đời nay anh bạn nước lạ với chính sách Đại Hán luôn xem các tiểu quốc lâng bang là chư hầu. Đã thế, cái văn hóa Á Đông luôn có tính hủy diệt. Các nhà nghiên cứu văn hóa đã đúc kết ra rằng các cường quốc châu Âu với văn hóa du mục luôn có tính kiếm tìm thuộc địa, nhưng nhân bản trong giữ gìn nét đặc thù văn hóa thuộc địa. Vì họ hiểu rằng giao lưu văn hóa là nguồn gốc của sự phát triển. Một trong những minh chứng điều này là tiêu chuẩn đánh giá một trường học nổi tiếng và danh giá hay không, là ngôi trường ấy có nhiều chủng tộc với nhiều nền văn hóa tụ về để được đào tạo hay không? 

Nhưng với tư duy văn hóa Đông Á, khi xâm chiếm thuộc địa là hủy diệt cả chủng tộc ấy. Bằng chứng người Hán đã đồng hóa và mở rộng bở cõi đã minh chứng điều ấy, dù trong quá khứ Nguyên Mông đã từng xâm chiếm từ Âu sang Á kể cả dân tộc Hán, chỉ chịu dừng chân ở đất Việt. Nhưng cái văn hóa du mục của Thành Cát Tư Hãn không làm được điều mà người Hán đã làm. Để cuối cùng đất nước Mông Cổ cứ teo dần, mất dần ngay cả khu Nội Mông. Và hiện nay Tây Tạng, Tân Cương sẽ là hình ảnh của lục quốc bị thôn tính ngày nào.

Một dân tộc được xem là tuyệt chủng không phải vì dân tộc đó không còn tồn tại trên mặt đất mà là nền văn hóa của dân tộc đó không còn hiện hữu với cộng đồng. Với chính sách Đại Hán, nước lạ tạo cho tư duy người dân của họ một tư tưởng trọng nam khinh nữ và gia trưởng. Họ đi đến đâu cũng có chủ trương chỉ có con trai của họ lấy con gái khác tộc Hán, còn con gái của họ chỉ lấy người Hán. Đây là một chiến lược đồng hóa lâng bang nhược tiểu.

Nước Việt cũng không ngoài mục tiêu Đại Hán, với 1.000 năm quá khứ nô lệ, nếu không có địa hình hiểm trở nhờ vào dãy Hoàng Liên Sơn, và 2 lần Thoát Á thời Quang Trung nhờ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp tạo chữ Nôm, và thời thuộc Pháp tạo ra chữ Quốc ngữ ngày nay, có lẽ tộc Việt đã không còn?

Viết đến đây bỗng nhớ công ơn vua Gia Long đã mở cõi đến Mũi Cà Mau và dẹp người Minh Hương di dân thời nhà Thanh chiếm cả vùng miền Đông và Tây Nam Bộ bằng đường biển. Nếu không có một tầm nhìn xa của vị vua đã góp phần giữ vững nhà Nguyễn gần 150 năm thì không biết ngày nay đất và dân Việt sẽ như thế nào?

Nói tất cả những điều trên để nhìn lại, hễ cứ khi nào dân Việt cô độc, yếu thế là y như rằng có mặt anh bạn nước lạ phương Bắc đến nhà để trộm. Từ bao đời Đinh, Lý, Trần, Lê và gần đây cũng thế. Ta càng nhịn giặc càng lấn tới (lời của cụ Hồ) không chỉ dành cho người Pháp năm xưa, mà cũng không bao giờ thừa cho nước lạ lâng bang. Năm 1974, VNCH bị Mỹ bỏ rơi và bật đèn xanh để nước lạ chiếm Hoàng Sa, trong lúc VNDCCH đang là đàn em đỏ của nước lạ, lo sứ mạng của Quốc tế cộng sản ở Viễn Đông. Năm 1988, khi Đông Âu và Liên Xô trên bờ sụp đổ, bỏ đàn em Việt chỉ lo lấy thân, Việt đang bị cô lập trên toàn thế giới, và chập chững tự biết đi để cứu vãn sinh mệnh chính trị, thì y như rằng anh bạn lạ chiếm lấy Trường Sa.

Gần đây hơn, hễ mỗi lần chúng ta có một thắng lợi trên mặt trận ngoại giao với các cường quốc thì y như rằng các ngư dân luôn bị quấy nhiễu và xuất khẩu hàng hóa sang bạn lạ đều bị gây ách tắc. Các doanh nghiệp trồng cao su, nông dân sản xuất trái cây luôn khốn khó. Qua đó cho thấy bạn lạ luôn xem ta là chư hầu, và không bao giờ muốn ta hùng mạnh. Vì khi ta hùng mạnh thì vai trò bạn lạ với khu vực giảm đi, và quyền lợi sẽ cũng tỷ lệ thuận giảm theo.
Update 3h15' AM 12/8/2010: Tấm hình biếm họa này có ý nghĩa gì?

Thế nhưng, chỉ với chính sách ngoại giao của cụ Hồ áp dụng từ triết lý của Tôn tử: "Dĩ bất biến ứng vạn biến" trong vòng mấy năm qua tư thế Việt từ chỗ ngậm bồ hoàn làm ngọt khi ngư dân mình bị giết hiếp, hôm nay buộc chú Vedan cù nhầy nhờ vào mẫu quốc phải đồng ý nộp phạt 100% vì bức tử sông Thị vải. mẫu quốc cũng không khá gì hơn, khi chỉ tốn tiền tập trận những 2 lần trong vòng chưa đầy 1 tháng để rung cây nhát khỉ.

Bao giờ cũng vậy, và cũng không lý gì người đứng vị trí thứ hai nước Mỹ lại là bộ trưởng ngoại giao, mà không là phó tổng thống là vậy. Ngoại giao khôn khéo sẽ đưa nước nhà lớn lên trong mọi thời đại. Ngoại giao thiển cận sẽ đẩy đất nước và dân tộc vào những ngày tăm tối như giai đoạn 1975-1990. Chẳng có cường quốc nào muốn các tiểu quốc hùng mạnh. Càng không muốn khi một tiểu quốc nằm cận đường biên với đại ca. Thế thì, nước Việt cần gì hơn một chiến lược ngoại giao đa phương là đoàn kết khu vực, và lấy bà con xa hơn xóm giềng gần mà luôn là trộm?

Tư gia, 22h00 ngày thứ Hai, 09/8/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét