TƯ DUY TRONG TIỂU THUYẾT 1984 CỦA GEORGE ORWELL

Ngày đăng: [Friday, June 10, 2016]

MỞ ĐẦU

George Orwell là một nhà văn thiên tài. Hầu hết người Việt biết đến ông nhân cách hóa súc vật thành người trong xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa của Lý Ninh, Mao và các tay sai như Hồ chí Minh, Fidel Castro, Kim Nhật Thành trong Animal Farm - Trại súc vật - được xuất bản năm 1945. Nhưng không chỉ thế, ông còn đưa ra một cặp khái niệm về tư duy rất mới mà nhân loại trước ông chưa nghĩ ra: Doublethink - tư duy nước đôi - và Thoughtcrime - tư duy tội ác - trong tiểu thuyết 1984 - Nineteen Eighty-Four - của ông xuất bản Năm 1948.

Tiểu thuyết 1984 của ông mô tả một siêu quốc gia nằm trên Đại Tây Dương có lịch sử chiến tranh triền miên, bị một hệ thống chính trị áp đặt có cái tên là Xã hội Chủ nghĩa, dưới sự kiểm soát của một tầng lớp đặc quyền kiểm soát cả tư duy và hành động của dân chúng, Tầng lớp đặc quyền đó có một Ông trùm Cha - Big Brother's Father - cầm đầu nhiều ông trùm Anh - Big Brother - được tập hợp lại trong một đảng độc quyền cai trị, tẩy não cộng đồng dưới cái tên chính đảng được gọi là Đảng Inner. 

Đảng Inner chỉ quan tâm đến quyền lợi của các đảng viên để ăn chia, mà không quan tâm đến quyền lợi các cá nhân ngoài đảng và âất nước. Bằng cách đó, đảng Inner đã chi phối toàn bộ tư duy, niềm tin và hành vi của dân tộc bằng một chương trình tẩy não quốc gia. 

Với chương trình tẩy não quốc gia nhà cầm quyền biến dân thành đám đông những cá thể có tư duy nước đôi và hành động cũng nước đôi. Từ cộng đồng doublethink sẽ xuất hiện những nhóm người nổi tiếng có uy tín cộng đồng chịu làm sai nha cho đảng Inner cho ra những thoughtcrime - tư duy tội ác - để dẫn dắt đám đông và thiên hạ đại loạn trong tư duy, một xã hội hỗn loạn tranh cãi quên đi hành động thiết thực sẽ giúp nhà cầm quyền độc tài được hưởng lợi.

Ai chưa có cơ hội đọc truyện thì xem phim 1984 qua link này nhé.

DOUBLETHINK - TƯ DUY NƯỚC ĐÔI

Doublethink là gì? Là hành vi sự chấp nhận cả tư duy lẫn niềm tin trái ngược nhau là đúng từ một hậu quả của văn hóa tuyên truyền chính trị hoặc chế độ độc tài.

Tư duy nước đôi có liên quan đến, nhưng lại khác với đạo đức giả và thể hiện sự trung lập. Doublethink là sự bất hòa nhận thức, nơi mà niềm tin mâu thuẫn gây ra xung đột trong tâm trí của một người. Doublethink là do sự bất hòa nhận thức - do đó người đang bị doublethink chi phối họ hoàn toàn không biết về bất kỳ xung đột hay mâu thuẫn gì đang xảy ra từ tư duy đến niềm tin lẫn hành vi của họ.

Trong một xã hội mà nền chính trị và văn hóa càng thói nát thì tình trang sử dụng doublthink càng diễn ra nhiều trong mỗi cá thể thành viên của xã hội. Họ sử dụng một cách tự nhiên, hồn nhiên như một văn hóa sống thường quy, nhưng nó lại là bất thường của một xã hội tự do dân chủ và minh bạch. Họ sử dụng doublethink một cách trái khuấy, nhưng họ mặc định đó là hiển nhiên và không hề biết mình sai trái, đúng hay sai.

Tôi chứng kiến rất nhiều người Việt Nam cả trong và ngoài nước có tư duy nước đôi. Gần đây xảy ra quá nhiều chuyện lớn trong xã hội Việt, một số showbize và chính khách đã thể hiện kiểu tư duy nước đôi để sống sót trong xã hội cộng sản được yên thân.

Tôi xin lấy 2 ví dụ đơn cử sau đây để chúng ta cùng bàn luận. Tôi xin nói rõ, tôi chỉ ví dụ cụ thể để mọi người dễ hiểu, chứ hoàn toàn tôi không có ý đã kích những người mà tôi lấy làm ví dụ cụ thể ở đây.

VÍ DỤ CỤ THỂ

Người thứ Nhất là MC. Phan Anh, khi anh ta thể hiện sự cương quyết bảo vệ lẽ phải trong clip 60 phút cá chết của cô MC Tạ Bích Loan và nhà báo, kiêm nhà thơ, kiêm đại tá an ninh Hồng Thanh Quang dàn dựng. Nhưng sau đó, Phan Anh tỏ ra nhủn nhặn và vuốt ve 2 đối thủ đã công kích bôi nhọ mình trong clip ở cộng đồng facebook. Đó là một cách nhượng bộ của Phan Anh để bảo toàn lực lượng và mưu cầu hạnh phúc của mình trong một xã hội mà luật pháp không có, và tham nhũng tràn lan không kiểm soát được do cộng sản gây ra.

Sống trong tư duy nước đôi người ta có những không hài lòng với chính quyền, bạn bè, người thân, người ta sẽ chọn lựa sự giả dối với nhau, bằng mặt mà không bằng lòng để thủ thế cho sự an nguy. Đồng sàng dị mộng! Hôm nay họ còn là cha con chồng vợ bạn bè nhưng luôn không tin nhau, ngày mai chỉ cần một thoughtcrime của lũ sai nha chính quyền dẫn dắt, họ sẽ sẵn sàng cầm dao đâm nhau.

Người thứ Hai là chị Tôn Nữ Thị Ninh. Tôi đã từng làm việc cùng chị tại nhà riêng. Chị em tâm sự rất thân tình và cởi mở. Thực tình trong tôi, chị là một trí thức có tâm, nhưng bị cái tư duy nước đôi nó làm chị phải sống hai mặt. Những gì chị thể hiện trên cộng đồng không phải là chị, mà là của người khác, nhằm bảo toàn cuộc sống an toàn cho chị. Nó như một con bài có 2 mặt, lá mặt và lá trái. Đó cũng là cách của một nhà ngoại giao vẫn thường phải sống.

Nên tôi thông cảm cho chị Ninh về cái tư duy nước đôi trong cuộc sống của chị, nhưng tôi không đồng ý chị đem cái tư duy nước đôi kiểu không hướng thiện làm ảnh hưởng cộng đồng dân trí thấp, nhất là thế hệ trẻ ở nền giáo dục trong nước bị che mắt, bịt tai và đóng đinh và sọ não của đảng cộng sản Việt Nam.

Sống trong thoughtcrime người thân trở thành kẻ thù của nhau và của cộng đồng, luôn tấn công cộng đồng, đẩy cộng đồng vào chỗ sụp đổ cả văn hóa lẫn ngu muội.

THOUGHTCRIME - TƯ DUY TỘI ÁC

Nhưng khi doublethink lập đi lập lại thì cá nhân ấy sẽ từ lượng biến thành chất thoughtcrime - tư duy tội ác.

Từ doublethink chuyển sang thoughtcrime lúc nào MC Tạ Bích Loan và các nhà phản biện với MC Phan Anh không còn là phản biện mà là tội ác

Thoughtcrime là một sự xuất hiện hoặc thể hiện của tư tưởng gây tranh cãi hoặc những tư tưởng mà xã hội không thể chấp nhận được. Đó là tư duy sai trái của những cá nhân có doublethink mà thành, những cá nhân này trung kiên với nhà cầm quyền độc tài. Thoughtcrime là hậu quả tẩy não của một nhà cầm quyền độc tài cố gắng kiểm soát cộng đồng dân chúng thông qua những nhà hoạt động xã hội có tiếng tăm và uy tín.

Cái cách sử dụng Doublethink của Phan Anh nhân bản, vì chưa bị tẩy não thành Thoughtcrime làm hại cộng đồng. Cao hơn một bậc, doublethink của chị Tôn Nữ Thị Ninh, cô Tạ Bích Loan, nhà thơ Hồng Thanh Quang, tiến sĩ xã hội học hành vi Đặng Hoàng Giang và một số nhà xã hội học mới vừa ra trường trong 2 clip 60 phút mở là những doublethink đã được thuần hóa thành thoughtcrime. Tội ác!

60 phút mở với chủ đề: "Người ta làm từ thiện vì ai" đã là một kiểu tư duy tội ác làm hỗn looạn xã hội

KẾT

Tôi viết bài này chỉ để mọi người cần xem lại mình đã bị vướng vào doublethink chưa, doublethink đã bị chuyển thành thoughtcrime chưa, để còn tự sửa mình theo hướng thiện, chứ đừng quá cuồng tín ai đó, hay vì chén cơm, địa vị etc mà đánh mất tính thiện của chính mình.

Một xã hội muốn cường thịnh cần tư duy khoa học, độc lập, sáng tạo trong một nền chính trị có quyền con người được khai phóng với sự minh bạch và luật pháp công minh, chứ không phải cần những cái đầu bị tẩy não dẫn dắt cộng đồng bằng những tư duy nước đôi và tư duy tội ác chỉ đẩy quốc gia dân tộc xuống bùn nhơ như George Orwell đã viết từ 68 năm trước trong tiểu thuyết 1984.

Một xã hội mà chỉ toàn những con người sống với nhau bằng doublethink là một xã hội giả dối. Một xã hội quá nhiều thoughtcrime là một xã hội băng hoại chờ ngày sụp đổ.

Từ ngày dân ta có đảng cộng sản lãnh đạo với chiến chiến dịch tuyên truyền ngu dân, người dân đi từ doublethink chuyển thành thoughtcrime. Những thế hệ giả dối và độc ác ra đời. Để tẩy rửa những thế hệ nhơ bẩn trong trí não và hành vi này phải mất vài thế kỷ.

Sài Gòn, 16h24' ngày thứ Sáu, 10/6/2016

Đăng nhận xét

1 Nhận xét