TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI LUÔN BỀN VỮNG TRONG THỂ CHẾ ĐỘC TÀI?

Bài đọc liên quan: Lịch sử lập lại 

Trong bài viết Lịch sử lập lại, tôi có đưa ra 2 mô hình độc tài cá nhân và độc tài tập thể. Trong bài viết này tôi muốn làm rõ thể 2 loại hình độc tài này đã có những ưu và khuyết điểm gì, và bổ sung cho nhau để giữ vững thể chế độc tài ở các quốc gia độc tài như Trung Quốc và Việt Nam trên phương diện lịch sử, tư tưởng văn hóa, triết học và kinh tế chính trị học.

Hãy trở lại khái niệm chế độ độc tài 

Định nghĩa: Chế độ độc tài là một hình thức chính phủ chuyên quyền được đặc trưng bởi một nhà lãnh đạo hoặc một nhóm các nhà lãnh đạo, những người nắm giữ quyền lực chính phủ với rất ít hoặc không có giới hạn. Chính trị trong một chế độ độc tài được kiểm soát bởi một nhà độc tài, và chúng được tạo điều kiện thuận lợi thông qua một nhóm giới tinh hoa bên trong bao gồm các cố vấn, tướng lĩnh và các quan chức cấp cao khác.

Trong chế độ độc tài, quyền lực tuyệt đối thuộc về kẻ độc tài. Chính phủ sẽ có quyền lực tuyệt đối. Đó là tình huống một người hoặc một đảng chính trị cai trị toàn bộ đất nước. Nhà độc tài là nhà lãnh đạo chính trị nắm giữ quyền lực phi thường và sử dụng quyền lực của mình vì lợi ích cá nhân. Nó không liên quan đến bất kỳ quá trình bầu cử nào cho việc bổ nhiệm. Trong chế độ độc tài, người cai trị là người hành động không vì cả Dân tộc. Người dân không còn quyền lựa chọn người cai trị họ.

Đặc điểm chung nhất của những kẻ độc tài là lợi dụng chức vụ của họ, thường bằng cách hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân. Người thống trị mọi thần dân của đất nước hoặc tiểu bang mà mình đang cai trị. Nó được thực hiện để duy trì uy quyền xã hội và chính trị. Theo hệ thống này, cá nhân phải phục tùng nhà nước. 

Người dân không có quyền nói lên suy nghĩ của mình về cách họ được quản lý. Dân phải hy sinh mọi thứ vì lợi ích của nhà nước. Dù có bầu và ứng cử nhưng xem như không có cuộc bầu cử nào được tổ chức và người dân không có quyền lựa chọn người lãnh đạo của mình. Không được phép phản đối, không được phép bất đồng, nếu có sự phản đối như vậy thì bị dập tắt. Trong một chế độ độc tài, cơ quan lập pháp là một đảng phái hoặc một người duy nhất là nhà độc tài. Người dân trở nên giống như những con cừu. Họ mất hứng thú với cuộc sống. Trong loại chính phủ như vậy, có rất ít sự quan tâm đến quyền của người dân.

Nhược điểm của chế độ độc tài: Trong chế độ độc tài, phần lớn quyền lực được trao cho một đảng phái hoặc một cá nhân. Đảng hoặc kẻ độc tài lạm dụng quyền lực của mình gây thiệt hại cho người dân. Người dân không có quyền can thiệp vào cách họ được quản lý và không thể tham gia vào hệ thống chính trị. Họ luôn đàn áp và đàn áp nhân dân. 

Chế độ độc tài là một hình thức thống trị của chính phủ. Không có bầu cử và có các vấn đề nhân quyền liên quan đến hình thức chính phủ này. Họ không thể dung thứ cho bất kỳ sự phản đối nào và áp đặt các hạn chế đối với báo chí, các đảng phái chính trị và tuyên truyền chống đối. Trong chế độ độc tài, việc thực thi pháp luật và lập pháp thường có thể trở nên mạnh mẽ và bạo lực. Các vấn đề chính của hình thức chính phủ này là tuyên truyền, đàn áp và cấm truyền thông. Nhưng mâu thuẫn nội tại trong đảng và nhóm cầm quyền vẫn diễn ra quyết liệt vì quyền lợi cá nhân, nó bằng cách nào đó dẫn đến nội chiến trong chính nó.

Về triết học

Cái chung của 2 mô hình độc tài cá nhân và tập thể đều là độc tài toàn trị cả thể xác đến tâm hồn người dân bằng 4 công cụ: tuyên truyền theo phương pháp của Joseph Goebbels, nghèo dân để trị, chia rẽ dân để trị và cuối cùng là gieo rắc nỗi sợ hãi lên từng suy nghĩ của người dân để cai trị. Cuối cùng, kết quả để lại là không phát huy hết năng lực của dân dẫn đến dân nghèo nước yếu và quốc gia thất bại. Chỉ có duy nhất nhà cầm quyền luôn mạnh trước thần dân cả nước và được hưởng bổng lộc, quyền uy, trong khi nhân dân và quốc gia thất bại.

Cái riêng của độc tài cá nhân sẽ có ưu điểm là gom quyền lực và cả hệ thống cai trị về chỉ một người quyết định, quyền sinh sát kiểu "Vua là thiên tử thay trời trị dân, Vua xử thần tử, thần bất tử bất trung" của chế độ Phong kiến. Song mặt khác lại là khuyết điểm, nếu gặp minh quân thì may mắn cho dân và nước. Còn bằng không thì hôn quân sẽ đẩy dân đến chỗ lầm than, nước mất nhà tan. Đó là 2 mặt của một vấn đề. 

Quy luật mâu thuẫn và thống nhất các mặt đối lập Bất kỳ một sự vật và hiện tượng nào cũng có sự mâu thuẫn nội tại, nên bên trong cá nhân và nhóm độc tài luôn có mâu thuẫn xảy ra. Nhóm quyền lực độc tài sẽ phân nhóm quyền lực khác nhau tranh chấp quyền lực và lợi ích mà thể chế độc tài tạo ra. Song các nhóm quyền lực này luôn biết thỏa hiệp khi những mâu thuẫn và đối lập diễn ra để không đi đến đối kháng một mất một còn làm sụp đổ thể chế độc tài. 

Các chính khách hơn người dân là ở điểm biết đoàn kết và thỏa hiệp khi tình huống đi đến đối lập có nguy cơ mất trắng, và đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định thể chế độc tài luôn tồn tại ở các quốc gia thất bại.

Về kinh tế chính trị

Nhưng ưu điểm của độc tài cá nhân đã giúp thống nhất nước Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 là lịch sử đã qua. Và cũng chính khuyết điểm của độc tài cá nhân làm cho đất nước nghèo nàn, dân đói khổ, đất nước lâm vào cảnh binh đao khói lửa khi vết thương nội chiến chưa lành miệng, thù trong giặc ngoài bủa vây tứ phía ngay sau ngày thống nhất! Vai trò độc tài cá nhân đến đây đã chấm dứt và năm 1986 mở đầu cho công cuộc đổi mới và độc tài tập thể lên ngôi để sửa chữa những sai lầm của độc tài cá nhân từ năm 1961 đến năm 1985. 

Ưu điểm của độc tài cá nhân thời kỳ 2015 đến nay là đưa ra ánh sáng những góc khuất của xã hội Việt Nam lâu nay bị bưng bít. Cán bộ tha hóa bị cắt chức hoặc kỷ luật hoặc đi tù. Bây giờ mô hình độc tài cá nhân đang sửa chữa lại kỹ cương phép nước bằng chống tham nhũng, nhưng lại còn nhiều việc phải bàn để hoàn thiện hơn, vì nó bắt đầu dẫn đến những khuyết điểm chết người về kinh tế chính trị như thời bao cấp.

Hậu quả chung của độc tài cá nhân trong mô hình Việt Nam hiện đại là luôn làm cho kinh tế sa sút vì những công cụ nghiêm khắc trong cai trị. Nếu từ 30/4/1975 đến 1985 là mô hình bao cấp, ngăn sông cấm chợ, thì từ 2015 đến nay là chống tham nhũng làm đình trệ mọi giao thương kinh tế vì các quan quen với tham nhũng không muốn làm việc, chứ không phải không dám làm, vì làm đúng thì không sợ thành củi của chiếc lò chống tham nhũng. 

Một mâu thuẫn được xem là vòng xoắn bệnh lý của thể chế độc tài được đúc kết trong cuốn sách Why Nations Fail đáng để quan tâm về mặt triết học và cả kinh tế chính trị của một thể chế độc tài: 

"Phải có tham nhũng mới phát triển kinh tế ở thể chế độc tài, nhưng tham nhũng lại là nguyên nhân làm sụp đổ thể chế độc tài, chống tham nhũng lại làm cho kinh tế của thể chế độc tài kém phát triển!"

Về địa chính trị, lịch sử và văn hóa tư tưởng

Địa chính trị góp phần lớn cho việc đô hộ và lan truyền các thể chế độc tài đến các quốc gia mà ngày nay không cần phải minh chứng. Nước lớn sẽ mang thể chế của mình để áp đặt lên nước nhỏ và yếu.

Như lịch sử trải qua hàng ngàn năm ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam thể chế tự do dân chủ chưa bao giờ có mặt - nếu có mặt chỉ là một thoáng qua của lịch sử như chỉ 21 năm ở miền Nam Việt Nam. Điều này làm nên văn hóa độc tài thấm đẫm vào tâm trí của người dân, giới tinh hoa và sẽ không hoặc rất khó có thể gột rửa được. 

Dân thì cúi đầu chấp nhận sự độc tài như những con cừu ngoan ngoãn. Họ tự an ủi cho mình rằng việc nước đã có giới tinh hoa lo. Họ chỉ mong sống bình yên và giải quyết những bản năng tối thiểu của động vật, tồn tại chuẩn bị sống suốt đời, chứ không phải sống như tác phẩm Dortor Zhivago, và rồi qua đời như những con cừu bị vặt lông xẻ thịt như trong một trại súc vật.

Giới tinh hoa xem việc mình được quyền độc tài cai trị thần dân là tối thượng, là hiển nhiên như định đề của Nho giáo: "Vua xử thần dân phải chết, thần dân không chết là không trung thành!"

Tư tưởng cam chịu cúi đầu của dân và tư tưởng hiển nhiên độc tài cai trị của quan hằn sâu vào trí não ngàn năm của một cộng đồng dân sống trên một vùng địa lý, trải qua lịch sử hàng ngàn năm, nó sẽ làm nên một nền văn hóa theo hình thái xã hội độc tài. 

Giới cầm quyền độc tài lấy lý do lịch sử, văn hóa và tư tưởng này để biện minh cho sự cai trị độc tài của mình là: "Mỗi quốc gia có lịch sử và văn hóa khác nhau, không thể áp đặt thể chế của quốc gia này lên quốc gia khác!" Mọi ngụy biện như vậy là để bảo vệ quyền lợi cá nhân hoặc băng nhóm, đảng phái cầm quyền, chứ hoàn toàn không vì quốc gia dân tộc.

Đây chính là nguyên nhân tại sao các quốc gia thất bại luôn bền vững trong thể chế độc tài, và quy luật xã hội của ông Karl Marx phát kiến về lịch sử luôn lập lại chính nó, ban đầu là bi kịch của một dân tộc, sau đó là trò hề của các diễn viên chính trị trên sân khấu độc tài, mặc dù các diễn viên này rất hiểu rằng tự do dân chủ là yếu tố quyết định kiểm soát quyền lực, giảm thiếu tham nhũng và dân sẽ giàu, nước sẽ mạnh.

Ở Trung Quốc, từ năm 1949 đến 1976 là độc tài cá nhân kinh tế sụp đổ, cha mẹ phải ăn thịt con để sống, nhưng thể chế vẫn bền vững. Từ 1978 đến 2012 là độc tài tập thể là thời kỳ mà kinh tế Trung Quốc phát triển thần kỳ suốt 30 năm tăng trưởng 10% mỗi năm, thì nạn tham nhũng lại tràn lan đe dọa sụp đổ chế độ độc tài. Năm 2012 đến nay là độc tài cá nhân với ông Tập Cận Bình quay lại đả hổ diệt ruồi chống tham nhũng thì kinh tế giảm phát chỉ còn 3-5% mỗi năm, các tổ chức kinh tế tư nhân bị sụp đổ hoặc đàn áp

Việt Nam cũng không ngoại lệ. Từ năm 1945 đến 1957 theo kiểu độc tài tập thể lấy được một nửa nước bên ngoài vĩ tuyến 17. Từ 1960 đến 1986 độc tài cá nhân lên ngôi, thống nhất đất nước, nhưng đói kém và nghèo nàn. 1986 đến 2015 trở lại độc tài tập thể thì tăng trưởng kinh tế thoát nghèo, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, nhưng tham nhũng đầy rẫy trở thành văn hóa tham nhũng là vấn nạn giậc nội xâm, nguy cơ sụp đổ chính trị, nên quay lại độc tài cá nhân chống tham nhũng với lò và củi, thì kinh tế chậm lại.

Kết luận

Hãy điểm mặt từ Âu sang Á, Phi, Mỹ, từ nước Nga sang Trung Quốc đến Lebanon, Mozambique, Myanma, Venezuela, Cu Ba, Việt Nam v.v..., địa chính trị góp phần rất lớn vào sự lan truyền thể chế độc tài qua lịch sử hàng ngàn năm. Nó đã thấm đẫm văn hóa tư tưởng cam chịu của dân và tinh hoa cơ hội cướp lấy sự cai trị độc tài trong từng quốc gia để làm nên sự bền vững chế độ độc tài ở các quốc gia thất bại. Cuối cùng, tham nhũng vẫn vững bền, quốc gia và nhân dân thất bại, chỉ có chính quyền và đảng phái cầm quyền ở các quốc gia độc tài là thành công cho quyền lợi riêng tư của họ.

Sài Gòn, 11:20' Friday, 07th Jun 2024

Đăng nhận xét

1 Nhận xét