CẠM BẪY CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG DƯƠNG

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình ngày 12/12/2023

Không phải ngẫu nhiên mà chỉ trong vòng 3 tháng Việt Nam đã phải tiến tới ký kết Hiệp Định Đối tác Chiến lược Toàn diện với 2 cường quốc thuộc nhóm G7: với Hoa Kỳ vào tháng 10/9/2023 và 27/11/2023 với Nhật Bản

Cũng không phải ngẫu nhiên mà ngày 11-12/12/2023 tân thủ tướng Hun Manet của Cambodia viếng thăm Việt Nam sau khi đi thăm Trung Quốc sau nhậm chức, và ngày 12-13/12/2023 tổng bí thư chủ tịch nước Tập Cận Bình viếng thăm Việt Nam để nâng tầm chiến lược trong quan hệ ngoại giao.

Cần nhìn nhận thực tế khách quan về lịch sử của 3 quốc gia Việt Nam, Trung Quốc và Cambodia có sự giống nhau về lãnh thổ. Nếu hàng ngàn năm qua Trung Quốc đã có đến 19 lần xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam và hiện tại đang chiếm giữa 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1974 và 1988. Với Cambodia thì vùng đất miền Đông và Tây Nam Bộ của Việt Nam hiện nay là đất mà triều đình họ Nặc của Cambodia dâng cho chúa Nguyễn Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII - khoảng từ 1714 đến 1760 - cũng như cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam 1979.

Có rất nhiều điều để nói. Vậy chúng ta hãy nói từ chuyện mới đến chuyện cũ. Tình hình hiện nay cho thấy Tập Cận Bình đang ở thế yếu. Nguyên nhân đầu tiên là việc quản lý dịch Covid-19 kém. Thứ hai, nền kinh tế đang suy thoái. Thứ ba, nhiều nhân sự do Tập Cận Bình bổ nhiệm đã phạm tội nghiêm trọng.

Về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngoài sự minh bạch làm nền tảng cho việc “đốt bếp”, ông còn có nhiều điểm yếu. Đầu tiên, rõ ràng là tuổi tác và sức khỏe. Thứ hai, kinh tế suy thoái được cho là do chiến dịch “đốt lò”. Thứ ba, quyền lực của ông bị thử thách vì “trên bảo dưới, dưới không nghe”.

Nhưng họ [Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình] cũng đã thành công trong việc đưa quan hệ Việt Nam và Trung Quốc lên một tầm cao mới. Theo phía Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc xây dựng “cộng đồng chia sẻ tương lai Việt – Trung có ý nghĩa chiến lược”. Tiếng Trung thay thế “cộng đồng chia sẻ tương lai” bằng “cộng đồng chung vận mệnh”.

Về mặt ý nghĩa, nếu chúng ta lý luận “với tâm hồn của một người Trung Quốc”, hay một người có ảnh hưởng đến văn hóa, văn minh Trung Quốc như Việt Nam, thì “cộng đồng cùng tương lai” có nghĩa là “cộng đồng hai nước cùng chia sẻ phước lành, chia sẻ những điều bất hạnh”. ."

“Cộng đồng chung vận mệnh” có nghĩa là “cộng đồng hai nước cùng sống, cùng chết”, kiểu bạn tâm giao “không sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày nhưng thề chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm ".

Với kết quả như vậy, rõ ràng đó là cứu cánh cho Tập. Báo chí Trung Quốc ca ngợi đây là thành tựu ngoại giao xuất sắc của ông Tập.

Về phía Việt Nam, Reuters ngày 13/12/2023 có bài bình luận cho rằng Việt Nam thống nhất với Trung Quốc không cho phép các thế lực bên ngoài quấy rối khu vực.

Theo tôi, việc xây dựng “Cộng đồng tương lai chung Việt - Trung có ý nghĩa chiến lược” trên hai phương diện: kinh tế và an ninh, quốc phòng. Do đó, nội hàm của “cộng đồng” này khác với nội hàm của mối quan hệ “liên minh” giữa các thành viên NATO.

Mối quan hệ “đồng minh” dựa trên cơ sở an ninh, quốc phòng. Mối quan hệ “cộng đồng chung vận mệnh” hay “cộng đồng chung tương lai” bao gồm an ninh, quốc phòng và kinh tế.

Việt Nam hy vọng nền kinh tế sẽ phát triển khi được “gắn bó” với Trung Quốc, bằng việc kết nối dự án “hai hành lang - một vành đai” với sáng kiến “vành đai – con đường” của ông Tập.

Việt Nam có hai mô hình lựa chọn, trong xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt và đường cao tốc, mục đích của sáng kiến “vành đai, con đường” của Trung Quốc:

Thứ nhất, mô hình của Lào, cụ thể là tuyến đường sắt Côn Minh - Vạn Tường do Lào làm chủ nhưng nước này phải vay Trung Quốc khoảng 4 tỷ USD. Nếu làm theo mô hình này, Việt Nam có thể phá sản vì nợ nần.

Thứ hai, trong mô hình BOT của Campuchia, Trung Quốc bỏ tiền xây dựng và Trung Quốc có quyền khai thác trong một thời gian (40 năm hoặc 50 năm tùy dự án). Sau thời gian này, Campuchia có quyền sở hữu các dự án đã xây dựng. Nếu Việt Nam theo mô hình Campuchia, Việt Nam sẽ trở thành thuộc địa kinh tế của Trung Quốc theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Thứ ba, Campucia đang được Trung Quốc "giúp đỡ" xây dựng kênh đào Phù Nam-Techo dài 180 km từ đoạn sông Mê Kông chảy qua khu vực Takeo, đi qua 4 tỉnh gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep, với khoảng 1,6 triệu người sống ở 2 bên bờ. Dự án sẽ xây dựng 3 đập thủy điện, 11 cây cầu, lối đi ven bờ dài 208 km và cung cấp hỗ trợ giao thông thủy cũng như các cơ sở hạ tầng xuyên sông khác. Việc xây dựng dự án đường thủy mới ước tính cần 1,7 tỉ USD và khoảng 4 năm để hoàn thành. Đặc biệt cảng Sihanoukville đã được cho phép Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự. Việc này cho thấy Việt Nam bị chặn dòng Mê Kông và bao vây quân sự từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan và khối Asean cũng không thể không bị ảnh hưởng.

Chiếc bẫy do ông Tập giăng ra liệu 3 nước Đông Dương có sụp bẫy? Trước mắt Lào đang là con nợ khó có khả năng chi trả. Campuchia đã xem như là đồng minh thân thiết của Trung Quốc. Việt Nam liệu có thoát được gọng kiềm sau khi là đối tác chiến lược toàn diện của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc trong tương lai?

Sài Gòn, 22:13 Wed, 13rd December 2023

Đăng nhận xét

0 Nhận xét