TƯƠNG LAI CỦA QUAN HỆ VIỆT MỸ

VÀO ĐỀ

Ông Antony Blinken nhân vật số 2 của nước Mỹ - bộ trưởng ngoại giao - vừa đặt chân đến Hà Nội chiều nay, 14/4/2023 đúng ngày sinh nhật của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là bước ngoặt có tính lịch sử sau 30 năm Việt Mỹ trở thành "bạn", không còn là "thù". Quan trọng của chuyến đi này có thể có 2 việc lớn:

1. Bàn và sắp đặt an ninh cho chuyến viếng thăm của tổng thống Joe Biden vào tháng 5/2023 khi công du Đông Nam Á.

2. Chuẩn bị cho những ký kết về mặt ngoại giao 2 nước trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng có thể vào tháng 7/2023 tới.

QUAN ĐIỂM VIỆT NAM VÀ MỸ

Những chỉ dấu cho thấy quan hệ Việt Mỹ ngày càng "nồng ấm" hơn, nhưng Vấn đề quan hệ Việt Mỹ theo tôi thấy có 3 vấn đề lớn sau:

1. Mỹ đang cần Việt hơn là Việt cần Mỹ, nên Antony Blinken, nhân vật số 2 của Bạch Cung phải đi tiền trạm hôm nay đúng ngày sinh nhật trên giấy của ông tổng bí thư Việt Nam để chuẩn bị mọi việc từ an ninh đến đàm phán quan hệ Việt Mỹ cho chuyến viếng thăm của ông Biden đến Việt Nam trước vào tháng 5/2023 trong chuyến công du Đông Nam Á. Và sau đó có thể ông Trọng sẽ đi Mỹ để ký kết những hiệp định ngoại giao vào tháng 7/2023 tại Bạch Cung. 

2. Về quan hệ Việt Mỹ sau 30 năm từ thù thành "bạn" và sau 10 năm là đối tác toàn diện vẫn chưa thấy có nền tảng vững chắc để đi đến cái gọi là "chiến lược toàn diện" - đồng minh - về cả 3 nền tảng: kinh tế, quân sự và chính trị để Việt Nam có thể tự lực, tự cường bên cạnh một Trung Quốc đầy mưu ma chước quỷ.

3. Mỹ chỉ cần ổn định hòa bình và an ninh ở Biển Đông và Việt Nam cũng chỉ cần có vậy, cho nên cả hai bên không cần phải là "đồng minh", mà chỉ cần cam kết với nhau về vấn đề Biển Đông và thúc đẩy phát triển kinh tế, dần dần phát triển quan hệ quân sự về vũ khí sát thương, vì tới giờ này Mỹ vẫn còn cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. 

Trong quan điểm quốc phòng toàn dân của bộ trưởng quốc phòng hiện nay Phan Văn Giang rất rõ ràng 5 điểm như clip sau:

1. Không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào.

2. Không đi theo nước này chống lại nước khác.

3. Không cho đặt căn cứ quân sự lợi dụng đất của Việt Nam để tấn công một nước khác.

4. Không dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề. 

5. Bán anh em xa mua láng giềng gần vẫn là thượng sách!

Năm điểm quốc phòng toàn dân của Việt Nam

Vì thế, theo tôi sẽ không có cái gọi là Việt Mỹ sẽ ký kết Hiệp định Chiến lược Toàn diện ít nhất là trong từ nay đến 2026!

VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC

"Nếu bạn nợ ngân hàng 100 đô la, đó là vấn đề của bạn. Nếu bạn nợ ngân hàng 100 triệu đô la, đó là vấn đề của ngân hàng." Đó là câu nói nổi tiếng của nhà công nghiệp John Paul Getty, nhưng đã được áp dụng cho nhiều tình huống và trên nhiều lĩnh vực. 

Trung Quốc là quốc gia mới nổi đang rơi vào tình trạng khó khăn tương tự sau khi cho các nước đang phát triển vay gần một nghìn tỷ đô la theo Sáng kiến Vành đai và Con đường, mà Chủ tịch Tập Cận Bình gọi là "dự án của thế kỷ" khi công bố chính sách đối ngoại đặc trưng của mình vào năm 2013.

Bức tranh lớn hơn: Nhiều người đã mô tả nỗ lực cho vay tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng là một "bẫy nợ", được thiết kế để tạo thiện chí chính trị và củng cố ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường thế giới. 

Ngược lại, Trung Quốc coi nó là hàng hóa công cộng, hoặc tương đương với Kế hoạch Marshall, với 151 quốc gia cho đến nay được liệt kê là đã đăng ký BRI. Sáng kiến này thậm chí đã được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc năm 2018, nhưng một loạt cuộc khủng hoảng đang đe dọa đẩy dự án ra khỏi con đường, bao gồm hậu quả của đại dịch, thách thức lạm phát, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và các khoản trả nợ lớn đang đến gần trong một môi trường lãi suất cao.

Trên thực tế, tính đến năm ngoái, 60% danh mục cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc hỗ trợ các con nợ gặp khó khăn, tăng từ mức 5% một thập kỷ trước đó. Các quốc gia như Zambia và Ghana, cũng như Ethiopia và Kenya, đều đang cố gắng tìm cách thoát khỏi tình trạng vỡ nợ, trong khi Sri Lanka và Pakistan cũng gặp vấn đề nợ tương tự với việc Bắc Kinh trở thành chủ nợ song phương lớn nhất của họ. 

Trước đây, các khoản cho vay cứu trợ khẩn cấp và xóa nợ đã được khai thác, nhưng lần này Trung Quốc đang mạnh tay hơn, làm phức tạp thêm quá trình tái cấu trúc nợ chính phủ và tình hình tại các thị trường mới nổi.

Đi sâu hơn: Rủi ro nợ và khủng hoảng nợ của Trung Quốc thu hút sự chú ý của các bộ trưởng tài chính G20 đang họp tại Washington và đã được trưng bày vào đầu tuần này trong "Hội nghị bàn tròn về nợ có chủ quyền toàn cầu" do những người đứng đầu IMF và Ngân hàng Thế giới đồng chủ trì . 

Trung Quốc đã làm dịu lập trường của mình sau các cuộc họp, nói rằng họ sẵn sàng từ bỏ yêu cầu rằng các bên cho vay đa phương phải chia sẻ một số khó khăn và sẽ làm việc thông qua Khung xử lý nợ chung G20, nhưng chỉ có thời gian mới cho biết mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào?

“Phản ứng của Trung Quốc sẽ tiết lộ nhiều điều về vị trí của nước này trong hệ thống tài chính quốc tế thế kỷ 21,” cộng tác viên The Angry Bear của SA tuyên bố trong một bài báo có tựa đề: Trung Quốc và cuộc khủng hoảng nợ. Hãy chờ xem tình hình xấu đi của Trung Quốc sẽ là cơ hội cho người dân Việt Nam như thế nào?

Sài Gòn, 16:51' Friday, 14th April 2023

Đăng nhận xét

0 Nhận xét