TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023

Chu kỳ tăng trưởng và suy thoái của Kinh tế Việt Nam luôn có độ trễ hơn kinh tế Hoa Kỳ từ 6 tháng đến 12 tháng. 

Theo các nhà nghiên cứu kinh tế thì kinh tế toàn cầu có suy thoái và cuộc suy thoái kinh tế lần này là cuộc suy thoái có tính kỹ thuật

Suy thoái kinh tế có tính kỹ thuật là suy thoái mang tính chất chủ động do các chính khách chủ động tạo ra bằng những cạnh tranh quyền lực giữa các quốc gia.

Lần suy thoái này bắt đầu từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Tiếp theo là đại dịch cúm mà tới giờ này những nhà khoa học và chính trị gia đều cho rằng là do con người chủ động gây ra. Kế đến là cuộc chiến Ukraine cũng do chính trị gia gây ra.

Ba yếu tố trên làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Giá lương thực hàng hoá và năng lượng tăng cao. Lạm phát tăng đạt đỉnh vào tháng 6/2022 tại Hoa Kỳ. Trung Quốc đóng cửa suốt 2 năm 2021 và 2022. Châu Âu khủng hoảng thiếu năng lượng và lương thực do cấm vận Nga và đứt nguồn cung lương thực từ Nga và Ukraine. Toàn cảnh kinh tế thế giới một màu xám trong suốt năm 2022.

Fed tăng lãi suất ngân hàng bắt đầu từ tháng 6/2022 đến nay vẫn còn tăng thêm để lãi suất ngân hàng cơ bản đạt 4,65%/năm. Và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Mỹ lan rộng trên toàn thế giới. 

Đến tháng 12/2022 kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi và Fed bắt đầu giảm dần lãi suất ngân hàng từ 0,75% trong 3 kỳ liên tiếp xuống còn 0,50% trong tháng 12/2022 và 0,25% vào ngày hôm qua 01/02/2023 để lãi suất ngân hàng cơ bản của Hoa Kỳ ở mức 4,65%/năm. Hứa hẹn Fed sẽ còn tăng thêm ít nhất 2 lần nữa để lãi suất ngân hàng cơ bản của nước Mỹ đạt từ 5-5,25%/năm để lạm phát nước Mỹ trở về 2% khi mà lạm phát tháng 12/2022 vẫn cao ở mức 6,5%!

Trong bối cảnh đó, phản ứng của các nước có khác nhau. Châu Âu phản ứng chậm hơn Mỹ 3 tháng. Do cơ cấu nền kinh tế Việt Nam chiếm # 66% là xuất khẩu. Hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gồm có: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và châu Âu lớn thứ hai của Việt Nam nên nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh nhất thế giới và khu vực Đông Nam Á.

Cho nên nền kinh tế của Việt Nam cũng bị suy thoái theo, nhưng có độ trễ hơn Mỹ và châu Âu từ 6 đến 12 tháng. Bằng chứng là bắt đầu từ tháng 12/2022 lạm phát của Việt Nam đã tăng lên hơn 4% theo tổng cục thống kê và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm xuống còn khoảng 4%. Hơn 600.000 công nhân mất việc ở các tỉnh phía Nam, mặc dù đã chủ động xuất khẩu lao động đi các nước khác! 

Lãi suất ngân hàng cơ bản của Việt Nam cũng bắt đầu tăng từ tháng 10/2022 do tăng trưởng tín dụng của năm 2022 lên đến 15%. Dự tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của Việt Nam là 14%. Yếu tố này sẽ góp phần lớn làm cho lạm phát của nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng cao hơn 6% trong năm 2023 so với dưới 4% của năm 2022. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam ra mục tiêu mức tăng trưởng năm 2023 là 6,5% so với 8,02% của năm 2022.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 cao nhất khu vực là có lý do của nó vì: năm 2021 kinh tế Việt Nam giảm thấp chỉ còn 2,58%. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài - FDI - vào Việt Nam trong năm 2022 tăng 13,5% đạt 22,4 tỷ đô la do Trung Quốc đóng cửa. Nền kinh tế Việt Nam nhỏ dễ biến động.

Tầm nhìn năm 2023 của nền kinh tế Việt Nam là khó khăn và suy thoái là chính vì độ trễ của suy thoái đã nói ở trên. Lãi suất ngân hàng cơ bản sẽ còn tăng thêm trong năm 2023 và có thể kéo dài sang năm 2024. Lạm phát cũng sẽ tăng như lãi suất ngân hàng vì tăng trưởng tín dụng để kích thích nền kinh tế do tăng đầu tư công.

Với khẩu hiệu của chính phủ là làm sao có sự hài hòa giữa tăng trưởng và lạm phát và giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong giải quyết những tắc nghẽn nền kinh tế ở 4 trụ cột: bất động sản, tín dụng ngân hàng, công nông nghiệp và logistic. Đây là một bài toán nan giải vì cơ cấu nền kinh tế Việt Nam quá phụ thuộc vào xuất khẩu và FDI. Đặc biệt nợ của bất động sản năm 2022 là 1,2 triệu tỷ đồng tương đương 54 tỷ đô la, dự tính năm 2023 số nợ này là 1,1 triệu tỷ đồng phải cân đối ngân sách giải quyết. Theo một giảng viên ĐH Fulbright thì nên để các doanh nghiệp tư nhân tự xử, nhà nước không nên cứu.

Một bức tranh có gam màu xám cho nền kinh tế Việt Nam năm 2023! 

Sài Gòn, 21:11 Wednesday, 01st Feb 2023

Đăng nhận xét

3 Nhận xét

  1. Bài hay quá Bác gioi lắm luôn💕💕💕

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Màu đen luôn chứ xám gì nữa bác ơi

      Xóa
  2. Vậy mà cuối năm 2021, phim "Bố Già" do đạo diễn "tay ngang" Trấn Thành vẫn đạt doanh thứ hơn 400 tỷ đồng và trở thành phim điện ảnh có doanh thu cao nhất mọi thời đại cho đến khi bị "Nhà bà Nữ" (cũng của chính Trấn Thành soán ngôi). Tiền trong "dân" cũng vẫn nhiều quá trời ha bác sĩ...!

    Trả lờiXóa