NGƯỜI DÂN BURMA ĐÃ ĐỨNG LÊN VÀ NỘI CHIẾN?

Hình ảnh sinh viên ở Yangon bị bắt và bị trói đánh đập dã man dưới gót giày của quân đội bán nước tay sai Trung Quốc hiện nay của Miến Điện.

Bài đọc liên quan:

- Bài học của sự vặn mình sinh nở Miến Điện hôm nay

- Một Miến Điện mới

- Giải Nobel, PhD và người đàn bà thép của Miến Điện

DẪN NHẬP

Sau khi giành được độc lập từ Đế quốc Anh vào năm 1948, Myanmar đã sử dụng các quốc hiệu sau:

1. Liên bang Burma: từ 1948-1974 do chính quyền của Bố bà Aung Sann Suu Kyi đặt tên từ thời thuộc địa giữ lại chữ Burma.

2. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Burma: từ 1974-1988 do chính quyền quân sự tay sai Trung Cộng.

3. Liên bang Myanmar: 1988-2011 (từ năm 1989 thì quốc hiệu tiếng Anh dùng Myanmar thay cho Burma) do chính quyền quân sự tay sai Trung Cộng đặt tên.

4. Cộng hòa Liên bang Myanmar cũng do chính quyền tay sai trung Cộng đặt tên: 2010-nay

Cái tên của đất nước này là lịch sử và cũng là vinh dự và ô nhục của Myanmar mà ít ai quan tâm. Hiểu nó mới hiểu đúng vì sao Burma mất tên và không bị truyền thông dẫn dắt nói xấu bà Aung San Suu Kyi. 

Vì Burma là hiện thân của đạo đức, văn minh một thời rực rỡ của thập niên 1960-1970 khi họ trở thành Quốc gia đứng đầu châu Á với năm 1961 U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Miến Điện tại Liên hiệp quốc và cựu Thư ký Thủ tướng(cha của bà Aung San Suu Kyi), được bầu làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc; ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo một tổ chức quốc tế nào cho tới lúc ấy và đã đảm nhiệm chức vụ này trong vòng mười năm. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên hiệp quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu Kyi. U Than là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đầu tiên là người không phải phương Tây, cũng là đầu tiên của người châu Á.

Còn cái tên Myanmar là do chính quyền quân sự tay sai Trung Cộng đặt ra được Liên Hiệp Quốc chấp nhận từ năm 1989. Nó biểu trưng cho nô lệ, nghèo hèn và nhục nhã. "Miến Điện" hay "Diến Điện" (chữ Hán: 緬甸) là tên nước này được người Việt Nam đọc theo cách gọi của người Trung Quốc. "Miến" có nghĩa là xa tắp, xa vời, xa tít tắp. "Điện" là chỉ vùng đất nằm bên ngoài "giao". Theo cách gọi của người Trung Quốc thì tường trong của thành gọi là "thành", tường ngoài gọi là "quách". Vùng ngoại vi của quách gọi là "giao". Vùng đất bên ngoài giao gọi là "điện", cách thành khoảng từ một trăm dặm trở lên. "Miến Điện" ý là vùng ngoại thành xa xôi.

SỰ PHÂN CỰC

Không chịu được sự dã man của chính quyền quân phiệt cộng sản làm tay sai Trung quốc đàn áp sinh viên, dân lành dưới gót giày nô lệ, những người trẻ ở Burma đã tự nguyện lên đường tòng quân giết giặc bán nước hại dân.

Vài hôm nay, người dân, đặc biệt các thanh niên trẻ còn đang ở giảng đường đại học của Burma đã thể theo lời kiêu gọi của Quân Giải Phóng Dân Tộc Ta'ang(Ta'ang National Liberation Army) do Đảng Dân tộc Ta'ang (tiếng Miến Điện: တအာင်း အမျိုးသားပါတီ; viết tắt TNP: Ta'ang National Party), còn được gọi là Đảng Dân tộc Ta'arng (Palaung), để đi về phía Nam rừng núi đất nước cùng đứng lên chống lại chính quyền quân đội theo phe cộng sản thân Trung Quốc.

Đảng Dân tộc Ta'ang là một đảng chính trị ở Myanmar (Miến Điện). Đảng được thành lập vào ngày 24 tháng 5 năm 2010 để tham gia cuộc tổng tuyển cử năm 2010, nhưng không tham gia vào cuộc bầu cử phụ năm 2012. Đảng này đã tìm cách đại diện cho người Ta'ang ở phía Nam Miến Điện(còn được gọi là người Palaung) trong quốc hội Myanmar.

Những người trẻ chia tay gia đình, cha mẹ lên đường trong cương quyết cứu nguy dân tộc vì một chính quyền độc tài quân phiệt cộng sản thân Trung Quốc đang can tâm bán rẻ đất nước của sự thân thiện, hiền hòa, chân chất, đất của Phật học trở thành nô lệ của độc tài gian ác của cộng sản. Sau đây là những hình ảnh của họ. Và website của họ là PSLF/TNLA News & Information Department.



Giã biệt Mẹ con đi!




Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang (tiếng Miến Điện: တအောင်း အမျိုးသား လွတ်မြောက်ရေး တပ်မတော်; viết tắt TNLA: Ta'ang National Liberation Army) là một nhóm nổi dậy ở Myanmar (Miến Điện), và là cánh vũ trang của Mặt trận Giải phóng Nhà nước Palaung (PSLF: Palaung State Liberation Front). TNLA được biết đến với việc trồng cây thuốc phiện trên các cánh đồng anh túc, nhà máy tinh chế heroin và phòng thí nghiệm meth.

Những kẻ buôn lậu thuốc phiện bị TNLA bắt, và TNLA cho rằng chất ma tuý thu giữ được cất giấu trong rừng để đốt công khai vào những dịp đặc biệt nhằm ngăn chặn nạn buôn lậu ma tuý. TNLA đã giao chiến với lực lượng chính phủ nhiều lần trong các hoạt động chống sản xuất thuốc phiện, vì mục tiêu chính của họ là đạt được quyền tự quyết cho người dân Ta'ang (Palaung).

TNLA ban đầu được thành lập với tên gọi Tổ chức/Quân đội Giải phóng Bang Palaung (PSLO/A), đã ký một thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ vào năm 1991 và giải giáp vào năm 2005. Sau khi giải thể các nhà lãnh đạo của PSLO/A, Ta'ang (Palaung) Tar Aik Bong và Tar Bone Kyaw thành lập TNLA cùng với PSLF để tiếp tục chiến đấu cho quyền tự quyết của người Ta'ang. TNLA hiện đang liên minh với Quân đội Độc lập Kachin và Quân đội Bang Shan - Nam(Kachin Independence Army and the Shan State Army - South), và đã tiến hành các hoạt động cùng với họ ở phía bắc Bang Shan.

Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010 và cải cách hiến pháp năm 2011, chính phủ đã thành lập Khu tự quản Pa Laung ở phía bắc bang Shan như một khu tự quản đặc biệt cho người Ta'ang. Khu vực này là một trong những vùng kém phát triển nhất cả nước, với ít trường học và bệnh viện.

TNLA được xem là một tổ chức khủng bố với nhiều hành động bắt người, đánh đập đòi tiền chuộc. Vào ngày 17 tháng 10 năm 2020, TNLA bắt cóc một phụ nữ địa phương từ Mogok và đòi 60 triệu kyats và bị đánh đập cho đến khi tiền chuộc được hoàn trả. 

Clip TNLA bắt cóc người phụ nữ đánh đập và đòi tiền chuộc ngày 17/10/2020

Vào ngày 5 tháng 12 năm 2020, cũng tại Mogok, một người đàn ông địa phương khác cũng bị TNLA bắt cóc. 

Clip TNLA bắt cóc người đàn ông địa phương ngày 05/12/2020


Sự phân cực của đất nước Phật học Burma là hậu quả của 2 thế lực, một là yêu tự do dân chủ muốn độc lập tự chủ do Bà Aung Sann Suu Kyi lãnh đạo và thứ hai là quân phiệt độc tài làm tay sai bán nước cho Trung Quốc do Thống tướng Min Aung Hlaing cầm đầu sai khiến Myint Swe làm quyền tổng thống sau khi lật đổ chính quyền của Bà Aung Sann Suu Kyi vào ngày 01/02/2021.

Miến Điện như các tiểu quốc quanh Trung Quốc không bao giờ được phép hùng mạnh và phát triển, vì Trung Quốc luôn xem các tiểu quốc quanh học là phên giậu để xuất khẩu chiến tranh và nội loạn ra ngoài phên giậu khi cần. 

Với Việt Nam tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình để dân Trung Quốc quên đi sự đói nghèo, áp bức nội địa và tranh giành quyền lực đã xuất khẩu chiến tranh sang Cambodia và Việt Nam. Bây giờ, Trung Quốc đang nội loạn sau chiến tranh thương mại Mỹ Trung và đại dịch Covid 19, Tập Cận Bình xuất khẩu chiến tranh sang Miến Điện.

Miến Điện đang rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, nội chiến như Việt Nam từ 1954 đến 1975 ắt không tránh khỏi.

                                                                        KẾT

Các tiểu quốc bị Trung Quốc xem là phên giậu muốn yên bình điều kiện cần là sự hiểu biết và đức hy sinh của lãnh đạo quốc gia mình; điều kiện đủ là dân trí phải đủ để hiểu vấn đề thế giới để không bị các thế lực giật dây. 

Khi lịch sử lập lại nhiều lần ở một quốc gia dân tộc thì đó là tất nhiên, là định mệnh. Miến Điện qua rồi thời kiêu hùng, họ đang đắm chìm trong định mệnh tối tăm từ 1974 khi mà chính quyền độc tài quân sự làm tay sai cho Trung Quốc!

Nỗi đau Miến Điện hôm nay chính là nỗi đau Việt Nam 67 năm trước - 1954. Đó là định mệnh để Việt Nam và Miến Điện như hôm nay và muôn đời cho mai sau.

Hồ Huỳnh Gia Trang, 15:26' Thursday, 11st Mar, 2021

Đăng nhận xét

0 Nhận xét