ĐI TÌM GIÁ TRỊ VĨNH HẰNG CỦA NƯỚC MỸ

"Một chính phủ của dân, do dân và vì dân không thể bị diệt vong khỏi địa cầu" - Abraham Lincoln tháng 11/1863 khi nước Mỹ còn ngụp lặn trong nội chiến

Bài đọc liên quan:

- Bức tranh kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu sau 20/01/2020

- 14/12/2020 và chuyện toàn cầu  

- Ba lần nước Mỹ lâm nguy

LỜI DẪN

Sau khi Tối cao Pháp viện Hóa Kỳ từ chối hồ sơ kiện vào ngày 11/12/2020, của 10 Thượng nghị sĩ Cộng Hòa đứng đầu là Thượng nghị sĩ Ted Cruz người Mỹ gốc Cuba của đảng Cộng Hòa bang Texas gửi vào ngày 07/12/2020, thì người dân khắp 50 tiểu bang của nước Mỹ hẹn nhau ngày 12/12/2020 giờ Hoa Kỳ, tụ tập về trước tòa nhà Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tại trung tâm thủ đô Washington biểu tình, ủng hộ ngài Donald J. Trump. Họ hứa sẽ ngồi lại, sinh sống tại đây đến ít nhất đến ngày 14/12/2020 để chờ Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ họp và tuyên bố ai là Tổng thống nhiệm kỳ 2021 đến 2024: Joe Biden hay Donald Trump?

Câu chuyện bắt đầu như tôi đã viết trong nhiều bài gần đây: Đương kiêm tổng thống Doanald J. Trump đang kiện vì cho rằng cuộc bầu cử có tính gian lận. Những người biểu tình đã hát vang Quốc ca Hoa Kỳ khi chuyên cơ Air Force One của tổng thống Donald J. Trump bay qua khu vực Nhà Trắng. Sự kiện này suốt 244 năm lập quốc, chỉ có một lần này mang tính đầy kịch tính. Vì ngài Trump được 75 triệu phiếu cử tri bầu cao nhất mọi thời đại, nhưng vẫn thấp hơn ngài Biden với hơn 80 triệu phiếu bầu. 

Theo ngài Trump và đội luật sư của ngài thì hệ thống máy chủ kiểm tra phiếu Dominion bị cài phần mềm gian lận, nhân viên kiểm phiếu tráo đổi phiếu từ ngài trump sang ngài Biden. Với tôi ai làm tổng thống cũng phải thực hiện Học thuyết Trump - Navarro: "First America và Make America Great Again".

Ở bài viết này, tôi không viết về cuộc biểu tình, không viết về gian lận bầu cử. Tôi viết về sự ra đời của Quốc ca Hoa Kỳ. Một Quốc ca rất đặc biệt trong cả sự ra đời và lời thơ, cùng nhạc lý của nó. Một Quốc ca rất khó hát, chỉ dành cho các giọng ca chuyên nghiệp mới hát được vì nhạc lý quá sang trọng và khác biệt hơn tất cả các Quốc ca khác trên toàn cầu, vì về nguyên tắc:

"Quốc ca dành cho toàn dân từ người không học hát đến người hiểu nhạc, từ người mù chữ đến người biết chữ đều hát dễ dàng. Nên nhịp nhạc thường theo nhịp bước đi. Nhưng Quốc ca Hoa Kỳ lại lấy nền tảng nhạc lý từ một bản nhạc của Hiệp hội nha sĩ tài tử về âm nhạc của Luân Đôn làm nền tảng, chỉ dành cho dân sành nhạc lý mới hát được! Và các cuộc chào cờ tại các công sở, trường học, trận thi đấu thể thao, etc ở Hoa Kỳ thường chỉ 1 đại diện thanh nhạc đứng ra hát."

Nhưng vì sao dân Mỹ đồng ca được một cách rất chuyên nghiệp trong một đám đông hỗn loạn một bài hát rất khó hát? Câu trả lời chỉ có: Lòng ái quốc và bầu máu nóng sôi sục muốn tìm giá trị vĩnh hằng của Hoa Kỳ: Công lý và Sự trung thực! Mới mọi người xem họ hát:

Người dân Mỹ đồng ca được một cách rất chuyên nghiệp trong một đám đông hỗn loạn một bài hát rất khó hát trước tòa nhà Tối cao Pháp viện tại thủ Đô Washington ngày 12/12/2020 giờ Hoa Kỳ. Họ cũng không quên hô vang chào TT Donald Trump khi Air Force One bay qua!

QUỐC CA HOA KỲ

"The Star-Spangled Banner", tạm dịch là "Lá cờ lấp lánh ánh sao", là lời của bài thơ có tên: Defence of Fort McHenry - Phòng thủ Pháo đài McHenry - là lời quốc ca chính thức của Hoa Kỳ. Lời được viết vào năm 1814 bởi Francis Scott Key, một luật sư và nhà thơ nghiệp dư, sau khi ông chứng kiến cảnh pháo đài McHenry bị quân Anh quây đánh trong Chiến tranh vệ Quốc của nhân dân Hoa Kỳ năm 1812, những binh sĩ Hoa Kỳ thà chết đói, chết khát trong Pháo đài McHenry, chứ không chịu đầu hàng suốt nhiều tháng, và cuối cùng họ đã chiến thắng. Bài ca này được phổ biến là một bài hát yêu nước sau khi được phổ nhạc theo bài tửu ca To Anacreon in Heaven - Đến Anacreon trên thiên đường - của nhạc sĩ John Stafford Smith người Anh, nhưng chỉ được trở thành quốc ca khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết vào ngày 31 tháng 3 năm 1931.

Phần nhạc trong Quốc ca Hoa Kỳ do John Stafford Smith, một nhà soạn nhạc người Anh, sáng tác. John Stafford Smith sinh ngày 30 tháng 3 năm 1750 và qua đời ngày 21 tháng 9 năm 1836. Ông là người đàn phong cầm cho nhà thờ và cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc. John Stafford Smith là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đã cẩn thận sưu tầm các tác phẩm của Johann Sebastian Bach.

Ca sĩ Ý Lan được mời hát quốc ca Hoa Kỳ cho trận đầu bóng chày nhà nghề 05/9/2011

Tuy nhiên, John Stafford Smith được nổi tiếng chỉ vì ông viết nhạc cho bài "To Anacreon in Heaven". Bài hát này được viết vào khoảng giữa thập niên 1760, lúc Smith vẫn còn là một thiếu niên. Lời bài hát do Ralph Tomlinson đặt và nó trở thành bài hát chính thức của Anacreontic Society, hiệp hội nhạc sĩ tài tử của các nha sĩ viết nhạc trữ tình tại Luân Đôn. Bài hát nhanh chóng được phổ biến tại Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Khoảng 50 năm sau, so với năm 1814, Francis Scott Key viết bài thơ Defence of Fort McHenry được phổ nhạc, để hát với giai điệu của bài "To Anacreon in Heaven". Bài hát được nhiều người tại Hoa Kỳ yêu mến. Hơn 100 năm sau, vào Năm 1931, Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị Tổng thống Herbert Hoover thông qua dự luật công nhận bài hát trên là Quốc ca Hoa Kỳ. Bài hát với lời thơ của Francis Scott Key và phần nhạc do John Stafford Smith viết. Hai tác giả đã qua đời mà không biết mình nhận được vinh dự cao quý đó.

SỰ RA ĐỜI QUỐC KỲ VÀ TÊN QUỐC CA HOA KỲ

Hình ảnh từ năm 1917 này mô tả những gì được cho là Betsy Ross và hai đứa trẻ trình bày "lá cờ Betsy Ross" cho George Washington và ba người đàn ông khác. Hình ảnh là phiên bản của bức tranh có tựa đề "Sự ra đời của vinh quang cũ" của Percy Moran, từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ

Đối với dân chúng Hoa Kỳ, lá cờ Mỹ là một biểu tượng quan trọng. Trong Cách mạng Mỹ, George Washington yêu cầu Betsy Ross may một lá cờ để động viên tinh thần binh sĩ của mình. Lá cờ này có 13 vạch, 7 vạch đỏ, 6 vạch trắng và ở một góc lá cờ có 13 ngôi sao trắng trên nền xanh tượng trưng cho 13 bang.

Betsy Ross sinh ngày 1 tháng 1 năm 1752 tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ và là con thứ tám trong gia đình. Bà làm việc như một nhà thiết kế nội thất ở tuổi trưởng thành và kết hôn với John Rose ở tuổi 21 vào năm 1773. Cuộc hôn nhân này đã phá vỡ gia đình cô và bị trục xuất khỏi Quakers. Hai người gia nhập Nhà thờ Chúa Kitô, Philadelphia và gặp gia đình George Washington. Bà được công chúng Mỹ công nhận là nhà sản xuất đầu tiên của quốc kỳ Hoa Kỳ. Năm 1870, cháu trai của Rose, William Camby, đã gửi một tài liệu cho Hội lịch sử Pennsylvania, nói rằng Bà của ông đã tự tay khâu lá cờ đầu tiên. 

Betsy Ross sau đó được công chúng công nhận là một trong những biểu tượng của những người yêu nước nổi tiếng và những người phụ nữ Mỹ đã đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên, người viết tiểu sử của Ross, Mara Miller tin rằng Betsy Ross chỉ là một trong số nhiều người làm cờ ở Philadelphia. Đóng góp của cô chỉ đơn giản là thay đổi ngôi sao sáu cánh trên lá cờ thành ngôi sao năm cánh. Cô cũng thay đổi ngôi sao hình lục giác của lá cờ thành ngôi sao năm cánh dễ làm hơn.

So với lịch sử lập nước của nhiều quốc gia trên thế giới, Hoa Kỳ được xem là một quốc gia tương đối trẻ. Tuy nhiên, lá cờ Hoa Kỳ lại là một trong ba lá quốc kỳ lâu đời nhất, với tuổi thọ nhiều hơn lá quốc kỳ của hai cường quốc là Pháp và Anh. Ngày 14 tháng 6 năm 1777, lá cờ này đã trở thành Quốc kỳ của một Quốc gia độc lập có chủ quyền - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cứ mỗi bang mới nhập, lá cờ lại có thêm một ngôi sao. Ngày nay lá cờ Mỹ, có tên gọi là Old Glory hoặc Stars and Stripes, được thấy khắp mọi nơi trên đất Hoa Kỳ. Ngoài ra, mỗi một bang ở Hoa Kỳ đều có cờ riêng của mình. Cờ mỗi bang đều có hình hoặc biểu tượng đặc thù của tiểu bang.

Đối với người Mỹ, quốc kỳ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần. Quốc kỳ Hoa Kỳ trở thành biểu tượng của tự do, lá cờ đã nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập. Lá cờ đầu tiên của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa thời bấy giờ. 

Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai. 

Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho đến hiện nay. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý. 

Ngôi sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc. Lễ chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc.

Tổng thống George Washington của Hoa Kỳ từng diễn giải biểu tượng của lá quốc kỳ như sau:

“Chúng ta lấy các tinh tú từ Thiên đàng, và màu đỏ từ mẫu quốc (Anh quốc), được phân chia bằng các sọc trắng, để chứng tỏ rằng chúng ta đã tách rời khỏi mẫu quốc, và những sọc trắng sẽ được truyền lại cho thế hệ mai sau như là biểu tượng của Tự do.”

Ngày nay lá cờ Mỹ, có tên gọi là Old Glory - Quốc Kỳ - hoặc Stars and Stripes - Cờ Sọc Sao. Các cơ quan của chính quyền, các trường học luôn có quốc kỳ bay phấp phới trên cột cờ, còn dân chúng thì nhiều người thường treo cờ trước cửa nhà riêng đặc biệt là vào dịp Lễ Quốc khánh ngày 4 tháng 7. Học sinh bắt đầu một ngày mới ở trường bằng lời tuyên thệ trung thành với tổ quốc trước lá cờ; các buổi lễ của chính quyền thường được bắt đầu bằng lời chào cờ rất trang trọng: 

"Tôi xin thề trung thành với lá cờ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, và với nền Cộng hòa mà lá cờ đại diện. Một quốc gia dưới Thượng đế, không bị chia cắt, với tự do và công lý cho mọi người" (nguyên văn: I pledge allegiance to the flag of the United States of America, and to the Republic for which it stands. One nation under God, indivisible, with liberty and justice for all). 

LỜI QUỐC CA HOA KỲ

Defence of Fort McHenry or The Star-Spangled Banner

I.

O, say can you see by the dawn's early light

What so proudly we hailed at the twilight's last gleaming?

Whose broad stripes and bright stars through the perilous fight,

O'er the ramparts we watched were so gallantly streaming?

And the rocket's red glare, the bombs bursting in air,

Gave proof through the night that our flag was still there.

Hợp xướng

O, say does that star-spangled banner yet wave

O'er the land of the free and the home of the brave?

II.

On the shore, dimly seen through the mists of the deep,

Where the foe's haughty host in dread silence reposes,

What is that which the breeze, o'er the towering steep,

As it fitfully blows, half conceals, half discloses?

Now it catches the gleam of the morning's first beam,

In full glory reflected now shines in the stream

Hợp xướng

'Tis the star-spangled banner! Oh long may it wave

O'er the land of the free and the home of the brave.

III.

And where is that band who so vauntingly swore

That the havoc of war and the battle's confusion,

A home and a country should leave us no more!

Their blood has washed out of their foul footsteps' pollution.

No refuge could save the hireling and slave

From the terror of flight and the gloom of the grave

Hợp xướng

And the star-spangled banner in triumph doth wave

O'er the land of the free and the home of the brave.

IV.

Oh! thus be it ever, when freemen shall stand

Between their loved home and the war's desolation!

Bles't with victory and peace, may the heav'n rescued land

Praise the Power that hath made and preserved us a nation.

Then conquer we must, when our cause it is just,

And this be our motto: "In God is our trust."

Hợp xướng

And the star-spangled banner in triumph shall wave

O'er the land of the free and the home of the brave.

Lời Quốc ca Hoa Kỳ đã được nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, đã mất tại San Jose, California, đặt lời tiếng Việt như sau:

LÁ CỜ LẤP LÁNH ÁNH SAO

Ô! Kìa bầu trời cao.

Phấp phới bay cờ sọc sao.

Dù trời sáng hay ban chiều

Nhìn cờ bay với bao tự hào

Giữa sa trường đầy gian lao

Vẫn tung bay cờ sọc sao

Lồng lộng gió trên chiến hào

Hồn non sông hiên ngang vẫy chào.

Đầy trời rền vang tiếng phá

Tiếng bom gào như xé gió

Hãy vững tin trong đêm dài

Nhìn lên lá cờ còn đây

Điệp khúc:

Người ơi hay chăng lá cờ hào hùng, trong gió bay vẫy vùng.

Miền Tự Do lòng ta yêu dấu! Là quê hương những anh hùng.

Sài Gòn, 15:21' Chúa Nhật, 13rd Dec, 2020

Đăng nhận xét

0 Nhận xét