TƯƠNG LAI TRUNG ĐÔNG VẪN U ÁM

Ngày đăng: [Thursday, October 03, 2013]
Bài đọc liên quan:

Trong cuộc hội nghị của Đại Hồi đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra trong ngày 28/9/2013, hai sự kiện quan trọng nhất mà 193 quốc gia và báo chí quan tâm hàng đầu là, vấn đề giải giáp vũ khí hóa học ở Syria, và vấn đề giải giáp vũ khí hạt nhân ở Iran.

Ông tân tổng thống Iran, Rouhani, được cho là người mềm dẻo hơn người tiền nhiệm. Trước khi đến Washington đã đưa ra một giải pháp là, Iran sẵn sàng giải giáp vũ khí hạt nhân để đổi lấy một quan hệ nồng ấm với Hoa Kỳ. Tuyên bố này làm cả thế giới nói chung, và nước Mỹ nói riêng rất hoan nghinh. Nhưng khi đến phát biểu trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thì ông Rouhani, đã đưa ra giải pháp, kèm theo một điều kiện là, Israel phải cùng giải giáp vũ khí hạt nhân, để tạo nên một không khí hòa bình ở Trung Đông.

Ngay lập tức, ông Benjamin Netanyahu, thủ tướng diều hâu của Israel đáp trả bằng lời rất nặng tại cuộc họp lần thứ 68 này rằng, "Rouhani là con sói đội lốt cừu" - "Iran's Rouhani is wolf in sheep's clothing". Vì ông cho rằng bao năm qua sau lập quốc, Israel đã phải sống trong chiến tranh mòn mỏi của sắc tộc và tôn giáo, mà Iran là đầu tiêu cho mọi âm mưu hủy diệt quốc gia non trẻ Israel.

Bài phát biểu mà 193 quốc gia quan tâm nhất tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 28/9/2013 vừa qua của Ông Benjamin Netanyahu thủ tướng Israel nói ông Rouhani tổng thống Iran là "con sói đội lốt cừu". Vì Iran đưa ra giải pháp phải có điều kiện Israel giải giáp thì Iran mới giải giáp.

Ngay lập tức các hãng thông tấn hàng đầu trên thế giới đăng tải những cái tít rất ăn khách cho bài phát biểu của ông Netanyahu.

Kế tiếp, là cuộc hẹn gặp gỡ giữa ông Obama và ông Rouhani cũng không được tiến hành như đã được xếp đặt trước. Vì Hoa Kỳ không thể nào chấp nhận đồng minh Israel - đất nước mà có nhiều nhà tài phiệt nhất đang nắm nền kinh tế Hoa Kỳ - có thể chịu lép vế ở Trung Đông.

Một yếu tố khác vô cùng quan trọng mà Hoa Kỳ và Israel không muốn Israel giải giáp vũ khí hạt nhân là một chủng tộc theo Do Thái Giáo nằm lọt thỏm cô độc giữa một cộng đồng Hồi giáo, không thể không có sức mạnh tự vệ cho riêng mình. Đồng thời qua đó, thông qua Israel Hoa Kỳ có thể kiểm soát tốt nhất ở khu vực lắm tài nguyên, mà cũng nhiều rắc rối này.

Câu chuyện giải giáp vũ khí hạt nhân Iran xem như bế tắc. Còn câu chuyện giải giáp vũ khí hóa học ở Syria cũng bị trì hoãn kéo dài đến 1 năm, vì có hơn 40 căn cứ được chính quyền Bashar al Assad giấu cất vũ khí hóa học, với hơn 1.000 tấn các chất độc hóa học này. Nó làm tình hình Bắc Phi Trung Đông trở nên căng thẳng trở lại. Và các nước phương Tây không loại trừ khả năng tấn công Syria, mặc dù mọi tiến triển ở đây đang thông suốt.

Kết cục, cứ tưởng đại hội đồng LHQ lần thứ 68 sẽ mở ra một thế giới tốt đẹp như cái gọi là niềm tin chiến lược thiên niên kỷ của Việt Nam, thì nó lại tạo ra căng thẳng hơn cho khu vực và toàn cầu.

Thế giới tham vọng của loài người không khác gì thiên nhiên hoang dã về mặt bản chất. Vì thế cho nên, đến giờ này con người vẫn còn rất cần những đức tin, dù đó là đức tin cuồng tín vào một loại tôn giáo thần quyền hay thế quyền cực đoan. Sẽ không có ngừng nghỉ chiến tranh và tiếng súng, khi loài người còn tồn tại trên quả đất này.

Asia Clinic, 13h57' ngày thứ Năm, 03/10/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét