TRUNG HOA VÀ KẾT THÚC CUỘC CHIẾN AFGHANISTAN

Ngày đăng: [Tuesday, August 02, 2011]
Bài viết gốc: China and the Afghan Endgame

Chu Phong (朱锋: Zhu Feng) là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược, Đại học Bắc Kinh.

BẮC KINH - Kể từ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định bắt đầu rút quân đội Mỹ Afghanistan, mối quan tâm toàn cầu trong về việc (nếu có) Trung Hoa sẽ đóng vai trò gì trong việc xác định rằng tương lai của việc phát triển cho một đất nước bị chiến tranh tàn phá. Sau tất cả mọi lý lẽ là, Trung Hoa không chỉ đơn thuần là một người hàng xóm của Afghanistan, quan trọng nhất gia tăng quyền lực của Trung Hoa trên thế giới - thực vậy, một "cường quốc thế giới", theo Mike Mullen, Chủ tịch tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã công bố tại Bắc Kinh tháng Sáu vừa qua.

Nếu Trung Hoa chứng tỏ sẵn sàng giúp đỡ củng cố chính quyền Tổng thống Afghanistan, Hamid Karzai, việc này sẽ không tìm thấy được bất kỳ lợi thế nào ngay lập tức từ việc rút quân đội Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù hàng tỷ đô la Trung Hoa đã đầu tư vào phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Afghanistan, nhưngviệc khó để nhìn thấy thực hiện được một chính sách tham gia rộng hơn và chủ động ở đây.

Một lý do tại sao Trung Hoa thận trọng với giả định một vai trò lớn hơn ở Afghanistan là cuộc chiến do Mỹ tạo ra ở Afghanistan đã gây tranh cãi ở Trung Hoa ngay từ đầu, mặc dù tầm quan trọng rõ ràng của Trung Hoa trong việc ổn định khu vực. Người theo Chú nghĩa Dân tộc Trung Hoa tin rằng chiến tranh đã được thực hiện do một phần Mỹ muốn đặt quân sự gần biên giới nhạy cảm nhất của Trung Hoa. Hơn nữa, để cung cấp cho những lực lượng Afghanistan, Mỹ đã lấn sâu dấu chân quân sự ở Trung Á bằng cách thuê Căn cứ không quân Manas ở Kyrgyzstan, cũng là nơi có một biên giới với Trung Hoa.

Tầm quan trọng về mặt địa chính trị của Afghanistan và Pakistan trong chiến lược toàn cầu đối với Nga, Ấn, Trung Hoa, và Iran của Mỹ. Trong đó, quan trọng nhất là liên minh ma quỷ giữa Trung Hoa - Iran - Pakistan để duy trì lực lượng hồi giáo cực đoan chống lại Mỹ và phương Tây kể cả Ấn Độ và Nga.(Chú thích thêm của người dịch)

Trong con mắt của những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa, những nỗ lực này tất cả các phần của một âm mưu Mỹ hòng bao vây Trung Hoa. Vì vậy, những nhà theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa không cần chờ đợi để nhìn những gì ẩn đằng sau của sự hiện diện quân sự của Mỹ Afghanistan.

Đối với những nhà chiến lược theo chủ nghĩa hiện thực Trung Hoa thì, bất kỳ sự hỗ trợ cho những nỗ lực của Mỹ để giúp chấm dứt cuộc nổi dậy Afghanistan là một phần của sự mặc cả giữa Trung Hoa-Hoa Kỳ ở tầm rộng lớn hơn. Trung Hoa có thể đồng ý ngã giá là sẽ không làm suy yếu nước Mỹ khi Hoa Kỳ rút quân ở Afghanistan chỉ khi nào Hoa Kỳ đồng ý suy nghĩ lại việc bán vũ khí cho Đài Loan, hoặc rút lại cam kết của mình hỗ trợ tuyên bố của Nhật Bản quần đảo Điếu Ngư / Senkaku, nơi có quyền sở hữu tranh chấp của Trung Hoa. Rõ ràng, về phía Mỹ giao dịch như vậy sẽ không được hoan nghênh.

Người ta cho rằng là trường phái chính sách đối ngoại của Trung Hoa không tin rằng sẽ nhận được những gì muốn hợp tác với Hoa Kỳ, cả hai chỉ đơn giản là muốn sự rút quân của Mỹ xảy ra càng sớm càng tốt, mà không quan tâm đến những gì Afghanistan trong tương lai. Đối với cả hai trường phái (chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa hiện thực), chỉ có những quyền lực chính trị lớn đối với an ninh quốc gia của Trung Hoa, và nếu ngoại giao không có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực, thì có rất ít lý do để quyết định để tham gia.

Đối với những nhà cấp tiến Trung Hoa, Afghanistan chồng chất với các mối đe dọa dân tộc. Bằng cách thiếu thận trọng từ việc từ chối yêu cầu của Trung Hoa đối với việc dẫn độ những phần tử cực đoan Uighur đến Trung Hoa để xét xử, Mỹ cho thấy họ rất quan tâm đến một vấn đề hết sức hệ trọng - mối đe dọa đến sự thống nhất bằng cách thu phục cứng rắn của Trung Hoa bỡi những  người theo chủ nghĩa ly khai. Những người Hồi giáo Uighur tỉnh Tân Cương đã bị bắt trong khuôn viên trường đào tạo Taliban và những kẻ khủng bố quốc tế bị bỏ tù tại vịnh Guantanamo từ năm 2002 đến hết năm 2009. Trung Hoa nghĩ rằng dẫn độ họ cần thiết để cắt giảm sự cảm thông quốc tế cho những người tìm kiếm sự độc lập của người Duy Ngô Nhĩ. Nhưng, Mỹ lo lắng về khả năng lạm dụng nhân quyền ở Trung Hoa và từ chối dẫn độ người Duy Ngô Nhĩ đến Trung Hoa.

Thật vậy, cựu Tổng thống George W. Bush hoan nghênh bà Rebiya Kadeer, một lãnh đạo của phong trào độc lập lưu vong người Uighur ở Tân Cương, vào Nhà Trắng, đang làm đau lòng nhiều người Trung Hoa. Và họ cho rằng với lá bài người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương gần biên giới Trung Hoa với Afghanistan và Pakistan, thì Mỹ đã không khôn ngoan và đã làm gia tăng sự cáu tiết của Trung Hoa theo cách này.

Tất nhiên, một Afghanistan ổn định, trật tự, và theo chủ nghĩa thế tục phục vụ lợi ích của Trung Hoa nhiều như nó mang lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, vài người Trung Hoa đã thú nhận rằng việc Mỹ dẫn đầu cuộc chiến tranh Afghanistan, trong đó loại bỏ vai trò thống trị của Taliban và Al Qaeda ở Afghanistan, làm cải thiện an ninh trong nước của Trung Hoa. Với sự từ chối rõ ràng là kết quả của sự mâu thuẫn có tính "cơ cấu" mà hiện thời đang còn tồn tại giữa Mỹ và Trung Hoa.

Mức độ mà Trung Hoa sẽ tham gia vào Afghanistan một cách tích cực sẽ phụ thuộc phần lớn vào Trung Hoa có tự thoát khỏi những tư tưởng tổng hòa giữa lợi và hại chỉ là con số không (zero-sum) đang hiện hành và tạo điều kiện thuận lợi cho rút quân đội Mỹ bằng cách làm những gì có thể để ổn định Trung Hoa.

Trung Hoa có thể giúp đỡ bằng quyết tâm cứng rắn để thúc đẩy quân đội Pakistan tích cực hơn đối với việc chứa chấp các phần tử cực đoan Taliban trên lãnh thổ của mình; mở khu vực biên giới để giúp tiếp tế cho lực lượng NATO ở Afghanistan; và đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước. Thật vậy, mối quan hệ với Pakistan của Trung Hoa đã được thừa nhận là có tầm quan trọng to lớn hơn trong thời gian gần đây, do những căng thẳng tồn tại giữa Pakistan và Mỹ.

Thách thức của chính quyền Obama hiện nay là hiệu chỉnh lại sự đình chỉ một số viện trợ quân sự cho Pakistan gần đây để tối đa hóa đòn bẩy mà không cần thúc đẩy chính phủ Pakistan ngay cả khi họ ngày càng gần gũi hơn với những kẻ cực đoan. Bằng cách làm việc với Hoa Kỳ về Pakistan, Trung Hoa có thể giúp đảm bảo lợi ích riêng của mình trong một chiến dịch Pakistan mạnh mẽ để chống lại các chiến binh khủng bố ở Pakistan. Bất kể các tranh chấp của kỷ nguyên Bush của Hoa Kỳ đối với các tù nhân người Uighur ở Guantanamo, Trung Hoa đang ở một vị trí tốt hơn để nói với những người bạn "thất thường" (“all-weather”) ở Islamabad rằng ổn định Afghanistan không chỉ là mục tiêu của Mỹ, mà còn là mục tiêu đầy ý nghĩa tốt cho Trung Hoa.

Hợp tác của Trung Hoa có thể không cần thiết để đánh bại Al Qaeda và các chiến binh khác ở Afghanistan, nhưng nó sẽ thực hiện được hòa bình và ổn định lâu dài. Lợi ích của Trung Hoa và Mỹ ở Afghanistan không bao giờ được phù hợp hoàn toàn, nhưng hai bên có thể và phải tìm hiểu để hợp tác vì lợi ích riêng của mỗi bên, và của khu vực. Thách thức đối với Trung Hoa là phát huy sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Hoa một cách hài hòa với Hoa Kỳ, mặc dù sự không hài lòng đang phổ biến rộng rãi trong số những người Trung Hoa về vị trí của Mỹ trên một loạt các vấn đề, từ vấn đề Đài Loan đến vùng biển phía Đông và phía Nam Trung Hoa.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 11h05', ngày thứ Ba, 02/8/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét