TẦM NHÌN VÀ LUẬT BIỂU TÌNH

Ngày đăng: [Wednesday, November 23, 2011]
Bài đọc liên quan:
+ Cặp phạm trù hiện tượng - bản chất trong quản lý và điều hành
+ Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành
+ Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành
+ Tư bản giãy chết có hiểu duy vật luận không?
+ Duy vật luận về xã hội Việt đương đại
+ Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo
+ Thưa các quan phụ mẫu 

Hai tuần nay cả cộng đồng lên tiếng vụ ông nghị mới, lên tiếng ở quốc hội là loại bỏ luật biểu tình và lập hội để bảo vệ đảng cầm quyền. Trong khi đó, thủ tướng đương nhiệm ủng hộ phải có luật biểu tình. Bài viết này tôi muốn đứng trên cái nhìn tổng hoà các mối quan hệ xã hội, để suy xét những được mất cho điều này xem sao?

Xin lướt qua một chút về lịch sử và những đúng sai của chủ thuyết Marxist Leninist, và ứng dụng của nó từ lúc nó ra đời, cho đến nay trên toàn thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng.

Chủ thuyết Marxist Leninist là cha đẻ của thành lập lực lượng để thực hiện câu nói nổi tiếng của Karl Marx: "Hạnh phúc là đấu tranh". Từ khi chủ thuyết này ra đời, nó đã góp phần không nhỏ trong việc đấu tranh giai cấp và, có tác dụng tích cực trong việc giải phóng dân tộc ở các quốc gia thuộc địa trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

Song hầu hết sự vật hiện tượng nào trong khoa học xã hội đều đi theo thuyết nhị nguyên. Có mặt tích cực thì cũng có mặt tiêu cực của nó khi nó bị bản chất của con người - tư hữu và quyền lực - xen vào chi phối. Các đảng cộng sản đi theo chủ thuyết Marxist Leninist là cha đẻ của thành lập lực lượng, đảng phái chính trị để phục vụ cho đấu tranh giai cấp, giành chính quyền thì, họ cũng là cha đẻ của việc thủ tiêu việc thành lập lực lượng để không có đấu tranh giai cấp làm nên các cuộc cách mạng xã hội.

Từ đó, một hình thái chính trị xã hội phong kiến tập quyền kiểu mới xuất hiện dưới tấm bình phong xã hội chủ nghĩa để thực hiện chủ nghĩa cộng sản khoa học do Marx đã suy luận sai lầm, do bỏ quên bản chất của con người. Và cũng từ mặt tiêu cực này, trong hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa luôn đề cao vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản là độc tôn và, không có bất kỳ đảng phái nào được phép hoạt động chính trị thay thế được vai trò cầm quyền của đảng cộng sản.

Mặt tiêu cực này của xã hội đơn nguyên là phục vụ cho tư hữu và quyền lực của giai cấp cầm quyền. Nhưng nó lại đi ngược quy luật thì ắt xã hội đơn nguyên sẽ có ngày suy tàn và sụp đổ như Liên Xô và Đông Âu là điều phải đến.


Đứng trên quan điểm triết học chính thống của Marxism thì, chính hình thái xã hội đơn nguyên là đi ngược lại với chủ thuyết và quy luật mà, 2 ông Karl Marx và Friedrich Engels cuối đời đã biết sửa sai. Vì bản chất của xã hội đơn nguyên là hậu quả của đặc quyền đặc lợi của giai cấp cầm quyền, chứ không phải đi đúng với trường phái triết học duy vật luận. Chính hình thái chính trị đa nguyên của tư bản chủ nghĩa mới là đi theo đúng với quy luật xã hội học của duy vật luận trong chủ thuyết Marxist.

Cho nên ông nghị, kiêm doanh nhân đề nghị bãi bỏ luật biểu tình và lập hội trước quốc hội là đúng với nguyện vọng của đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam. Vì nó cấm đấu tranh giai cấp. Nó huỷ diệt quy luật mâu thuẩn và quy luật thống nhất các mặt đối lập, hòng giữ vững vai trò cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam mà, đã được quy định trong điều 4 của hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều này quá dễ hiểu nếu ai đã từng đọc những bài triết học của tôi đã viết hơn 2 năm qua.

Song đứng trên quan điểm triết học, nếu không có luật biểu tình và lập hội thì lại là rất tốt cho những ai muốn biểu tình và lập hội, vì, thứ nhất là, nếu có luật biểu tình qui định rõ ràng, lúc đó người biểu tình phải xin phép, phải bị căng dây giới hạn trong một không gian nhất định để bày tỏ nguyện vọng của mình như những nước tư bản đang thực thi. Thứ hai là, chưa có luật biểu tình lập hội thì bất kỳ nhóm người nào cũng có thể biểu tình bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu không giới hạn. Thứ ba là, tự do lập hội mà luật pháp không cấm đoán. Và cuối cùng là xã hội dễ loạn, đàn áp và hỗn quan hỗn dân, sống không theo hiến pháp và pháp luật là chuyện thường tình như gần đây.

Như vậy, nếu một lãnh đạo có tầm nhìn xa thì phải có luật biểu tình. Còn một lãnh đạo có tầm nhìn ngắn thì không cần luật biểu tình mà, cứ để lập lờ nước đôi, xã hội đơn nguyên như Việt Nam đương đại sẽ loạn và đi đến sụp đổ như Liên Xô và Đông Âu trong tương lai gần là điều ắt có.

Mỗi vị trí lãnh đạo có một tầm nhìn dài ngắn khác nhau. Tầm nhìn của một ông thủ tướng đã điều hành đất nước đến nhiệm kỳ thứ hai, phải xa hơn tầm nhìn của một ông nghị được đúc dưới hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa, mới chân ướt chân ráo tập phản biện là điều đương nhiên. Không có gì phải ầm ĩ. Vấn đề cần phải quan tâm là, liệu lần thay đổi hiến pháp này, đảng cộng sản Việt Nam có biết tự cứu mình bằng cách đi đúng theo quy luật của xã hội học không, hay là vẫn giữ cái sai mà các tấm gương đi trước đã sụp đổ?

Asia Clinic, 13h06' ngày thứ Tư, 23/11/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét