Ngày đăng: [Thursday, February 02, 2012]
Bài đọc liên quan:
+ Nhân quả trong giao thông đô thị
+ 300 năm xây và 30 năm phá
+ Chiến lược cho vấn nạn môi trường ở Việt Nam
+ Phân tích từ bài học của những đập thuỷ điện Trung Hoa
+ Sự điên cuồng xây đập thuỷ điện của Trung Hoa
Đầu năm là những cuộc công du của lãnh đạo đến từng địa phương trong cả nước, để đưa ra định hướng phát triển cho từng nơi. Còn nhớ cách nay khoảng 8 năm, có vị lãnh đạo tối cao đầu xuân thăm Bình Định, đến bán đảo Phương Mai(1), chống tay nhìn trời mây nước hùng vĩ, mênh mông, cảm xúc lịch sử một thời những trận đánh trên Đầm Thị Nại, quơ tay phán rằng, khu này mà phát triển vừa công nghiệp xanh sạch, vừa phát triển công nghiệp hoá chất, cảng biển thì còn gì bằng? Tại sao không phát triển?
+ Nhân quả trong giao thông đô thị
+ 300 năm xây và 30 năm phá
+ Chiến lược cho vấn nạn môi trường ở Việt Nam
+ Phân tích từ bài học của những đập thuỷ điện Trung Hoa
+ Sự điên cuồng xây đập thuỷ điện của Trung Hoa
Đầu năm là những cuộc công du của lãnh đạo đến từng địa phương trong cả nước, để đưa ra định hướng phát triển cho từng nơi. Còn nhớ cách nay khoảng 8 năm, có vị lãnh đạo tối cao đầu xuân thăm Bình Định, đến bán đảo Phương Mai(1), chống tay nhìn trời mây nước hùng vĩ, mênh mông, cảm xúc lịch sử một thời những trận đánh trên Đầm Thị Nại, quơ tay phán rằng, khu này mà phát triển vừa công nghiệp xanh sạch, vừa phát triển công nghiệp hoá chất, cảng biển thì còn gì bằng? Tại sao không phát triển?
Thế là mọi quy hoạch và thực hiện để khu này thành khu công nghiệp sản xuất, khu du lịch sạch xanh, cảng biển nước sâu ùn ùn chuyển động. Để phục vụ cho khu kinh tế Nhơn Hội, một chiếc cầu dài nhất Việt Nam sau 4 năm ra đời, với cái tên gắn liền với địa danh lịch sử: Cầu Thị Nại. Nhưng sau 5 năm hoạt động thì cầu đứt cáp. Khu kinh tế được các đại gia không tên tuổi, chặt trụi rừng thông giữ cát mà, người viết bài này cách đây 30 năm đã là những người đi trồng rừng thông này để chống xói mòn đồi cát. Họ di dời nghĩa địa hơn nửa thế kỷ của dân. Họ chia nhau chiếm đất quây vùng, chờ thời sang bán kiếm lãi. Sau 5 năm khu kinh tế Nhơn Hội vẫn là mãnh đất đầy nắng và bụi, do hàng đoàn xe chở Titan đi qua làm phá huỷ môi trường sinh thái. Không ai đến đầu tư bất kỳ lĩnh vực nào ngoại trừ khai thác Titan, vì quy hoạch sai lầm, như trong bài viết của tôi: Bình Định kêu gọi đầu tư.
Kể câu chuyện trên để có cái nhìn về quy hoạch phát triển vùng miền không phải muốn một cách cảm tính là được. Mỗi vùng đất có một bề dày lịch sử, một vị trí địa lý và khí hậu khác nhau hình thành nên một nền văn hoá sống chỉ phù hợp với nó. Con người muốn nó vùng dậy bằng sức sống Phù Đổng cần phải hiểu nó. Không thể hứng cảm là làm theo ý chí mà thiếu khoa học được. Các vấn đề này cần thấu đáo để cho quy hoạch phát triển vùng miền hợp lý.
Về mặt địa lý, không phải ngẫu nhiên mà huyền sử dòng giống Âu Cơ và Lạc Long Quân ra đời. Huyền sử này cũng nói lên được yếu tố địa lý liên quan đến sự hình thành và phát triển dòng giống Việt. Mãnh đất Việt Nam dài và hẹp, mặt giáp núi rừng và mặt giáp biển. Bấy nhiêu đó cũng nói lên vì sao có 50 người con theo cha lên rừng, 50 người con theo mẹ xuống biển.
Mãnh đất miền Trung kéo dài hơn ngàn km bị dãy Trường Sơn chắn ở phía Tây, mặt nhìn ra biển lớn. Nó tạo một thế ỷ dốc, có khí hậu khắc nghiệt. Nó chỉ phù hợp cho kinh tế Biển là mũi nhọn. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp xanh sạch là phù hợp cho mãnh đất này. Ngoại trừ những nơi khô cằn sỏi đá ở phía Tây có thể dùng để làm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Đồng bằng miền Nam với dòng Mekong tưới mát, khí hậu ôn hoà quanh năm là nơi phát triển kinh tế Nông nghiệp bao đời. Nông nghiệp phải là mũi nhọn phát triển cho cả nước. Bên cạnh đó, những ngành công nghiệp sạch xanh đi kèm để khai thác văn hoá khẩn hoang. Nó không thể là khu công nghiệp gây ô nhiễm môi sinh.
Phía Bắc, ngoại trừ khu rừng núi phía Bắc có thể phát triển công nghiệp gây ô nhiểm. Phần còn lại mũi nhọn vẫn là kinh tế Nông nghiệp và dịch vụ.
Cả ba miền Bắc Trung Nam các vùng giáp biển thì kinh tế Biển vẫn là tối ưu kèm theo các dịch vụ đi kèm. Câu chuyện ở bất cứ địa phương nào cũng ưu tiên phát triển công nghiệp và hiện đại hoá nông nghiệp là một tư duy sai lầm. Nó chỉ làm công việc bán môi sinh để phát triển kinh tế, mà không giúp ích cho một nền kinh tế đặc thù, vững bền và bảo vệ môi sinh. Hãy nhìn sang Trung Hoa ngày nay đang giải quyết hậu quả sai lầm chạy đua theo tăng trưởng bất chấp mọi hậu hoạn môi sinh sẽ thấy tất.
Về mặt lịch sử và văn hoá, hòng bảo vệ sự trường tồn dân tộc Việt dưới sự đô hộ ngàn năm của phương Bắc, dân tộc Việt có một bề dài lịch sử chiến tranh và mở cõi. Từ đó, ngoài đồng bằng sông Hồng và biên giới phía Bắc có lịch sử ngàn năm. Còn lại, từ phía Nam đèo Ngang trở vào lịch sử hình thành và phát triển chỉ quá bán ngàn năm.
Ngoại trừ phía Bắc đèo Ngang, lịch sử hình thành một nét văn hoá gần với chủ nghĩa phong kiến trong nếp nghĩ và hành động. Dân phía Nam đèo Ngang luôn mang trong mình nét văn hoá quật khởi của những con người bỏ quê cha đất tổ ra đi, vì không chịu lề thói phong kiến o ép.
Song miền Trung là vùng địa lý khắc nghiệt đã làm hình thành một nếp sống ăn, ở hôm nay nghĩ đến ngày mai bão tố, hạn hán, mất mùa, lo xa. Vị ăn cũng khác 2 miền còn lại, nêm nếm luôn đậm đà: cay, đắng ngọt bùi luôn rất đậm. Cá tính cũng rất cực đoan, thương ghét rõ ràng, cần cù cũng hơn cả 2 miền còn lại. Con người miền Trung vì thế chịu thương chịu khó làm đến nơi, đến chốn, rất thích hợp cho phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghệ chính xác cao.
Trong khi đó, do điều kiện lịch sử và địa lý thiên nhiên ưu đãi, văn hoá sống người Nam ăn nay không cần chừa mai. Sống rất thật lòng chân chất. Ruộng lúa cò bay thẳng cánh, thiếu miếng ăn chỉ cần ra đìa tát nước có thể kiếm miếng ăn dễ dàng. Quơ cọng rau, ngọn cỏ là có thể làm bữa ăn. Việc sống chung với lũ cũng giúp miền Nam có đồng bằng phì nhiêu. Nên người miền Nam không dành cho phát triển công nghiệp được. Khi nói chuyện với người bạn làm nhà máy đóng giày ở Tiền Giang, sau đầu tư tìm nhân công đã khó, huấn luyện càng khó hơn, mà làm chưa nóng chỗ ngồi đã bỏ việc. Cuối cùng doanh nghiệp quanh năm suốt tháng chỉ lo đối phó với tuyển nhân công mà không thể sống được.
Miền Bắc lại khác, văn hoá ngàn xưa thấm từng mạch máu. Nơi chỉ nên dành cho kinh tế nông nghiệp và dịch vụ về văn hoá nhiều hơn là công nghiệp.
Về lưu thông phân phối, đây là vấn đề cốt yếu không thể thiếu trong quy hoạch. Vì làm ra năng suất cao mà không thể đem sản phẩm đi đến thị trường tiêu thụ thì càng đi đến chỗ sụp đổ nhanh chóng. Có lưu thông phân phối tốt nhưng chậm, giá cả lưu thông không rẻ thì sản phẩm làm ra cũng không thể cạnh tranh. Ví dụ, câu chuyện Bô Xít Tây Nguyên, chỉ tính riêng giá chuyên chở 1 tấn Bô Xít từ Tây Nguyên xuống đến cảng biển miền Trung để xuất cũng đã cao hơn giá thành 1 tấn Bô Xít mua từ Australia. Thế thì ngay từ khi dự án Bô Xít Tây Nguyên hình thành đã thấy nó phá sản. Nên không cần phải phản biện.
Về môi sinh, quy hoạch mà chỉ túm tụm quanh các đô thị sẽ dẫn đến không chỉ hậu quả tắc nghẽn giao thông ở các đô thị lớn như hiện nay, do tình trạng di dân từ nông thôn lên thành thị kiếm sống, do thiếu quỹ đất cho giao thông. Nó còn là nạn ô nhiễm môi sinh trầm trọng.
Tóm lại, quy hoạch để phát triển là một bài toán tổng thể với cái nhìn toàn diện về lịch sử, địa lý, văn hoá, giao thông vận tải, môi sinh và kinh tế v.v... và v.v... Không thể làm theo cảm tính theo ý chí và hô khẩu hiệu của một tư duy thiếu hiểu biết.
Ghi chú:
(1) Bán đảo Phương Mai, là một vùng núi cát và bờ biển nhìn ra biển Đông ở phía Đông Đầm Thị Nại và phía Đông Bắc của thành phố Quy Nhơn. Nó quây quanh phía Đông Bắc Quy Nhơn làm nên Đầm Thị Nại và cảng nước sâu Quy Nhơn.
Asia Clinic, 15h28' ngày thứ Năm, 02/02/2012
Ngoại trừ phía Bắc đèo Ngang, lịch sử hình thành một nét văn hoá gần với chủ nghĩa phong kiến trong nếp nghĩ và hành động. Dân phía Nam đèo Ngang luôn mang trong mình nét văn hoá quật khởi của những con người bỏ quê cha đất tổ ra đi, vì không chịu lề thói phong kiến o ép.
Song miền Trung là vùng địa lý khắc nghiệt đã làm hình thành một nếp sống ăn, ở hôm nay nghĩ đến ngày mai bão tố, hạn hán, mất mùa, lo xa. Vị ăn cũng khác 2 miền còn lại, nêm nếm luôn đậm đà: cay, đắng ngọt bùi luôn rất đậm. Cá tính cũng rất cực đoan, thương ghét rõ ràng, cần cù cũng hơn cả 2 miền còn lại. Con người miền Trung vì thế chịu thương chịu khó làm đến nơi, đến chốn, rất thích hợp cho phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghệ chính xác cao.
Trong khi đó, do điều kiện lịch sử và địa lý thiên nhiên ưu đãi, văn hoá sống người Nam ăn nay không cần chừa mai. Sống rất thật lòng chân chất. Ruộng lúa cò bay thẳng cánh, thiếu miếng ăn chỉ cần ra đìa tát nước có thể kiếm miếng ăn dễ dàng. Quơ cọng rau, ngọn cỏ là có thể làm bữa ăn. Việc sống chung với lũ cũng giúp miền Nam có đồng bằng phì nhiêu. Nên người miền Nam không dành cho phát triển công nghiệp được. Khi nói chuyện với người bạn làm nhà máy đóng giày ở Tiền Giang, sau đầu tư tìm nhân công đã khó, huấn luyện càng khó hơn, mà làm chưa nóng chỗ ngồi đã bỏ việc. Cuối cùng doanh nghiệp quanh năm suốt tháng chỉ lo đối phó với tuyển nhân công mà không thể sống được.
Miền Bắc lại khác, văn hoá ngàn xưa thấm từng mạch máu. Nơi chỉ nên dành cho kinh tế nông nghiệp và dịch vụ về văn hoá nhiều hơn là công nghiệp.
Về lưu thông phân phối, đây là vấn đề cốt yếu không thể thiếu trong quy hoạch. Vì làm ra năng suất cao mà không thể đem sản phẩm đi đến thị trường tiêu thụ thì càng đi đến chỗ sụp đổ nhanh chóng. Có lưu thông phân phối tốt nhưng chậm, giá cả lưu thông không rẻ thì sản phẩm làm ra cũng không thể cạnh tranh. Ví dụ, câu chuyện Bô Xít Tây Nguyên, chỉ tính riêng giá chuyên chở 1 tấn Bô Xít từ Tây Nguyên xuống đến cảng biển miền Trung để xuất cũng đã cao hơn giá thành 1 tấn Bô Xít mua từ Australia. Thế thì ngay từ khi dự án Bô Xít Tây Nguyên hình thành đã thấy nó phá sản. Nên không cần phải phản biện.
Về môi sinh, quy hoạch mà chỉ túm tụm quanh các đô thị sẽ dẫn đến không chỉ hậu quả tắc nghẽn giao thông ở các đô thị lớn như hiện nay, do tình trạng di dân từ nông thôn lên thành thị kiếm sống, do thiếu quỹ đất cho giao thông. Nó còn là nạn ô nhiễm môi sinh trầm trọng.
Tóm lại, quy hoạch để phát triển là một bài toán tổng thể với cái nhìn toàn diện về lịch sử, địa lý, văn hoá, giao thông vận tải, môi sinh và kinh tế v.v... và v.v... Không thể làm theo cảm tính theo ý chí và hô khẩu hiệu của một tư duy thiếu hiểu biết.
Ghi chú:
(1) Bán đảo Phương Mai, là một vùng núi cát và bờ biển nhìn ra biển Đông ở phía Đông Đầm Thị Nại và phía Đông Bắc của thành phố Quy Nhơn. Nó quây quanh phía Đông Bắc Quy Nhơn làm nên Đầm Thị Nại và cảng nước sâu Quy Nhơn.
Bán đảo Phương Mai trước khi quy hoạch khu kinh tế Nhơn Hội còn môi trường xanh và ruộng lúa (ảnh của Văn lưu - Báo Bình Định)
Bán đảo Phương Mai sau khi quy hoạch khu kinh tế Nhơn Hội không còn môi trường xanh và ruộng lúa
Quan Bình Định gặp các doanh nghiệp đang làm ăn ở Sài Gòn tết âm lịch 2012
Quan Bình Định gặp các doanh nghiệp đang làm ăn ở Sài Gòn tết âm lịch 2012
Asia Clinic, 15h28' ngày thứ Năm, 02/02/2012
0 Nhận xét