QUAN HỆ VỚI HOA KỲ CỦA ẤN ĐỘ

Ngày đăng: [Friday, August 17, 2012]

Bài dịch của Trang La

Bài viết gốc: India’s American Relations

Bài viết của Shashi Tharoor, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao của Ấn Độ và là một trong 5 ứng viên Tổng thư ký Liên hợp quốc sau khi ông Kofi Annan hết nhiệm kỳ, hiện là thành viên Quốc hội Ấn Độ. Cuốn sách mới nhất của ông, Hòa Bình kiểu Ấn Độ: Ấn Độ và thế giới của thế kỷ 21(Pax Indica: India and the World of the 21st Century), vừa được xuất bản.

NEW DELHI – Với cuộc bầu cử tổng thống của nước Mỹ hiện ra lờ mờ, có lẽ khía cạnh rõ ràng nhất trong quan điểm của Ấn Độ đó là không ai ở New Delhi thực sự để tâm đến kết quả. Có một sự đồng thuận rộng rãi trong giới hoạch định chính sách ở Ấn Độ rằng, bất kể ai chiến thắng, mối quan hệ Ấn Độ - Hoa Kỳ đều ít nhiều vẫn đi đúng hướng.

Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều có trách nhiệm đối với diễn biến này. Chuyến thăm Ấn Độ thành công của Tổng thống Barack Obama năm 2010, và bài phát biểu lịch sử của ông trong một phiên họp toàn quốc hội, đã giới hạn những sự kiện quan trọng nhất gần đây trong mối quan hệ song phương. Đây là một trong rất nhiều những cuộc gặp gỡ giữa Obama và Thủ tướng Manmohan Singh trong các diễn đàn khác nhau kể từ khi nhậm chức, thường là các hội nghị thượng đỉnh đa phương như G-20, và nó củng cố mối quan hệ mới nổi lên từ một thập kỷ thay đổi mạnh mẽ.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, nền dân chủ lâu đời và lớn nhất của thế giới thực chất đã trở nên ghẻ lạnh. Sự thờ ơ ban đầu của Mỹ được thể hiện rõ ràng nhất trong phản ứng của Tổng thống Harry Truman khi Chester Bowles - một nhà chính trị và ngoại giao theo đảng dân chủ tự do ở bang Connecticut của Hoa Kỳ(ND) - hỏi ông về việc bổ nhiệm làm đại sứ Ấn Độ. “Tôi nghĩ rằng Ấn Độ đang chật ních với những người nghèo và những con bò ở quanh đường phố, các bác sỹ phù thủy và những người ngồi trên than nóng, tắm trên sông Hằng… nhưng tôi không nhận thấy bất cứ ai nghĩ rằng điều đó là quan trọng”.

Nếu điều đó là xấu, thì định hướng chính trị của Ấn Độ còn xấu hơn. Sự ưu tiên của Mỹ đối với việc tạo ra các đồng minh chống cộng, dù không tốt đẹp gì, đã gắn kết Washington với chế độ độc tài Hồi giáo đang lên của Pakistan, trong khi nền dân chủ không liên kết của Ấn Độ trôi theo đường lối của Liên Xô già cỗi. Chính quyền Hoa Kỳ không ủng hộ phong trào không liên kết; thư ký liên bang của Eisenhower, ông John Foster Dulles, có một tuyên bố nổi tiếng rằng “trung lập giữa thiện và ác thực ra chính là ác”. 

Trong một thế giới bị phân chia giữa hai siêu cường không nhân nhượng, sự lừng khừng của Ấn Độ có vẻ như là cách xoa dịu tốt nhất đồng thời là sự hỗ trợ và an ủi tồi tệ nhất đối với kẻ thù.

Mặt khác, Pakistan trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược của Mỹ nhằm ngăn chặn Liên Xô và sau này là sự mở cửa cho Trung Quốc. Từ quan điểm của Ấn Độ, sự ‘nuông chiều’ của Mỹ với Pakistan đã trở thành sự thù địch công khai khi Hoa Kỳ gửi Hạm đội Bảy (Seventh Fleet) tới vịnh Bengal nhằm hỗ trợ nạn diệt chủng của Pakistan tại Bangladesh năm 1971. Sự căng thẳng đã trở nên dịu lại đúng lúc, nhưng Ấn Độ vẫn luôn được coi là nghiêng về phía điện Kremlin, rất khó để có thể đề xuất mối quan hệ hữu hảo trong con mắt của người Mỹ.

Với sự kết thúc thời kỳ Chiến tranh lạnh, và sự định hướng lại mục tiêu của Ấn Độ đối với chính sách ngoại giao, cũng với sự gia tăng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của nó, đã làm tan băng. Tuy nhiên, một với vụ thử hạt nhân của Ấn vào năm 1998, lại làm khơi mào cho các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ.

Tổng thống Bill Clinton đã bắt đầu làm thay đổi mọi thứ với một chuyến thăm Ấn Độ thành công rực rỡ vào năm 2000, năm cuối cùng tại vị của ông. Chính quyền của G.W.Bush đã đưa các vấn đề tiến xa hơn nữa, với một Thỏa thuận quốc phòng năm 2005 và một Hiệp định trọng yếu về hợp tác hạt nhân dân sự năm 2008 (thứ mà vẫn là tâm điểm của mối quan hệ chuyển biến).

Hiệp định hạt nhân đồng thời thực hiện hai điều. Nó thừa nhận Ấn Độ vào câu lạc bộ hạt nhân toàn câu, mặc cho sự từ chối ký kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Quan trọng hơn, nó thừa nhận rằng đây là trường hợp ngoại lệ mà Hoa Kỳ đã tìm được người anh em. Nhờ có Hoa Kỳ, dùng sức mạnh vũ trang đối với 45 quốc gia thuộc Tập đoàn Cung cấp hạt nhân buộc họ ngậm đắng nuốt cay với mối quan ngại rằng sự đối xử đặc biết với Ấn Độ có thể tạo thành một tiền lệ cho các quốc gia có tham vọng xỏ lá về hạt nhân như Pakistan, Bắc Hàn, và Iran, bởi hiện giờ đã có một “Ấn Độ ngoại lệ”.

Dưới thời Obama, không có đột phá nào là khả thi: không có bước đột phá ngoạn mục nào được hình thành hoặc thực thi và cũng không có những gì mà nhiều người đã tưởng tượng. Nhưng Obama - người đã cho trưng bày một bức ảnh của Mahatma Gandhi trong văn phòng Thượng viện của ông, mang một khung hình vị thánh Hindu Hanuman, và thường nói về mong muốn xây dựng một “mối quan hệ chiến lược thân thiết” với Ấn Độ - đã tạo ra những ấn tượng làm vừa lòng New Delhi và làm mềm lòng quốc hội cứng rắn.

Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn (nếu bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ). Xuất khẩu của Mỹ tới Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh hơn trong vòng 5 năm qua so với xuất khẩu tới bất cứ quốc gia nào. Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ ước tính rằng, mặc cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây và sự suy thoái kinh tế Hoa Kỳ đã gây ra nó, thương mại song phương trong lĩnh vực dịch vụ có thể tăng trưởng từ 60 tỷ đô tới hơn 150 tỷ đô trong vòng sáu năm tới.

Trong suốt thời kỳ của Obama, đã có tiến bộ trên những mặt khác - những bước nhỏ nhưng quan trọng để làm tăng sức mạnh cốt lõi của mối quan hệ. Các thỏa thuận về các vấn đề có vẻ bình thường như nông nghiệp, giáo dục, sức khỏe và thậm chí là thăm dò không gian và an ninh năng lượng là chứng thực tăng cường sự hợp tác. Hai chính phủ cũng đã công bố các sáng kiến về năng lượng sạch và biến đổi khí hậu. Giao dịch thương mại và đầu tư đáng kể, cũng như mối liên kết ngày càng tăng giữa các trường đại học Mỹ và Ấn Độ, đã khẳng định rằng mỗi quốc gia đang phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn với bên còn lại hơn bất cứ lúc nào.

Kết quả là, người Ấn sẽ theo dõi diễn tiến cuộc bầu cử của Hoa Kỳ, cũng như tất cả mọi người, với mối quan tâm nhiều hơn so với trước kia. Nhưng, không giống như phần lớn phần còn lại của thế giới, họ sẽ cảm thấy rất ít băn khoăn về kết quả.

@Project Syndicate 2012

BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic - 18h06'  ngày thứ Sáu, 17/8/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét