Ngày đăng: [Saturday, November 10, 2012]
Chính phủ vừa ban hành nghị định 71 năm 2012 về quy định xử phạt giao thông, nghị định này sửa đổi từ nghị định 34 năm 2010. Trong đó, quy định tất cả người sử dụng phương tiện giao thông không có đứng tên chính chủ đều bị vi phạm và mức phạt tăng cao. Phạt đối với xe máy là 1 triệu đồng/lượt, còn xe hơi thì từ 6 đến 10 triệu đồng/lượt.
Vấn đề phạt cao hay phạt thấp đối với những vi phạm luật lệ giao thông, không là vấn đề phải bàn cãi. Thậm chí cần phải nghiêm khắc phạt thật nặng cho những ai điều khiển phương tiện giao thông phạm luật đi đường để phòng những tai nạn và tạo ra văn hóa văn minh trong giao thông là đúng đắn.
Thế nhưng việc phạt người đi xe không có đứng tên mình thì dường như trên thế giới chưa nghe nói bao giờ. Có lẽ chỉ có ở Việt Nam thời cộng sản hiện nay? Thế thì nghị định này sẽ có những hệ lụy gì về kinh tế và chính trị nước Việt? Chỉ cần đưa ra 2 hệ lụy rất dễ thấy sau đây để nhìn cái nghị định này rất sai lầm.
Về kinh tế thì, du lịch, thường thì rất hiếm dân du lịch mang xe nhà đi đến quốc gia khác để thăm thú, ngoại trừ những chuyến du lịch dài ngày và đến các nước cùng biên giới. Nếu một người du lịch ở trời Tây đến Việt Nam, hầu hết bằng đường hàng không hoặc đường thủy. Khi đến Việt Nam họ thuê xe và tự lái để thăm thú, nếu họ tự đi. Vậy thì, họ có bị phạt không theo nghị định. Dĩ nhiên là bị phạt, và liệu nghị định này có làm ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch Việt Nam trong tương lai không? Hay là nhờ tận thu vô lý này mà số tiền mang về cho đảng nhiều hơn để cứu nền kinh tế đang sụp đổ do đảng làm sai, so với cái hệ lụy lâu dài cho ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế sạch xanh nói riêng của Việt Nam? Ngay cả dân tỉnh lên thành phố làm ăn, về thăm quê bằng xe đò hay máy bay, họ cũng cần thuê chiếc xe máy ở khách sạn vài ngày để đi thăm thú quê nhà.
Về chính trị, liệu sau nghị định này được áp dụng thì liệu cảnh sát giao thông có lạm dụng cửa quyền để tuýt còi bất kỳ ai dù không vi phạm luật lệ giao thông, chỉ để hỏi giấy tờ xe là có chính chủ điều khiển hay không, hòng kiếm tiền phạt. Nếu nó bị lạm dụng thì có bao nhiêu % người điều khiển xe bị tuýt còi oan, và cái oan này là lỗi của cảnh sát giao thông ai chịu trách nhiệm? Lòng dân bất an và mất lòng tin với đảng cầm quyền vì những nghị định không giống ai như thế này sẽ dẫn đến những hệ lụy không nhỏ. Thời gian của người điều khiển giao thông bị mất do sự lạm dụng này sẽ tính bằng của cải vật chất mà họ làm ra thay vì không tuýt còi oan sẽ là bao nhiêu? Nó sẽ hệ lụy đến thu nhập kinh tế quốc dân lớn hay nhỏ đã có ai tính toán và kiểm tra trước khi nghị định được ban hành?
Thế thì liệu có bao nhiêu người biết lái taxi, xe tải, máy bay, ca nô, tàu thuỷ, tàu ngầm là chính chủ nhân những phương tiện này mà mình đang lái? Họ có bị phạt không, và phạt bao nhiêu tiền cho một lượt mà người lái máy bay, ca nô, tàu thuỷ, tàu ngầm không có giấy tờ là chính chủ nhân phương tiện mình đang lái? Nghị định có quy định rõ không, cho nó toàn diện và đầy đủ?
Thế thì liệu có bao nhiêu người biết lái taxi, xe tải, máy bay, ca nô, tàu thuỷ, tàu ngầm là chính chủ nhân những phương tiện này mà mình đang lái? Họ có bị phạt không, và phạt bao nhiêu tiền cho một lượt mà người lái máy bay, ca nô, tàu thuỷ, tàu ngầm không có giấy tờ là chính chủ nhân phương tiện mình đang lái? Nghị định có quy định rõ không, cho nó toàn diện và đầy đủ?
Lâu nay, đảng cầm quyền luôn nói: "Làm sai thì phải sửa" nhưng đã bao lần đảng cầm quyền sửa rồi lại sai cuối cùng mọi hệ lụy khổ đau trút lên đầu dân lương thiện. Vậy có khi nào đảng cầm quyền ở Việt Nam thử nghĩ rằng, vì sao đảng làm sai đã sửa mà lại còn sai không? Hay là vì đảng đã được đặt ân, đặt quyền, đặt lợi tự được quyền cho mình làm sai mãi, sai hoài và luôn lên tiếng là đảng sáng suốt soi đường chỉ lối dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thậm chí áp đặt kiểu cả vú lấp miệng em là, con đường đảng đi là do toàn dân lựa chọn, nhưng lòng dân với đảng thì có còn gì để tín nhiệm sau 82 năm ê chề?
Asia Clinic, 18h52' ngày thứ Bảy, 10/11/2012
0 Nhận xét