MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG CỦA BỘ GIÁO DỤC

Ngày đăng: [Monday, April 08, 2013]
Bài đọc liên quan:
+ Một giờ học lịch sử ở trường PTTH Mỹ
+ Thử bàn văn hóaViệt có những huyền sử
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa và giáo dục
+ Chuột lang giáo dục
+ Tư duy giáo dục phổ thông

Hai hôm nay cả báo chí và các trang mạng ồn ào về câu chuyện các học sinh trung học phổ thông ở Sài Gòn xé đề cương ôn thi tú tài môn lịch sử, ném xuống sân trường. Nhiều ý kiến đã cho rằng, nào là mối nhục của nền giáo dục Việt Nam, nào là lỗi tại ai? nào là có bình thường hay không với sự cố như thế? v.v... Song không ai quan tâm đến sự vui mừng của học sinh thoát khỏi một môn học có tính nhồi sọ và kiểu dạy và học làm hư tư duy của trẻ.

Nhưng, theo tôi, quyết định của bộ giáo dục không thi môn lịch sử trong kỳ thi tú tài năm học 2012-2013 là một quyết định đúng đắn và sáng suốt. Tại sao?

Thứ nhất là, những năm trước đề thi lịch sử đã để lại nhiều bất cập cho thi cử, vì những câu hỏi không có tính thông minh đòi hỏi tư duy mà chỉ là những điều máy móc và không có thật trong lịch sử.

Thứ hai là, với lịch sử trong trường phổ thông trung học hiện nay hầu hết không còn là lịch sử thật của dân tộc.

Thứ ba là, với cách dạy và học hiện nay theo ý chí chính trị của ban văn hóa tư tưởng trung ương đề ra, thì môn lịch sử không còn là một môn khoa học, để có thể làm đúng nhiệm vụ của nó là, biết sử nước nhà để biết yêu nước thương nòi và, biết tìm ra tương lai cho bản thân và đất nước một giải pháp tối ưu.

Ai không yêu sử nước nhà thì, chắc chắn rằng, người đó chỉ có thể là một người yêu nước mù quáng, chứ họ không thể là người yêu nước nồng nàn, khách quan và sáng suốt được. Học sử mà không có sử thật, lại là sử viết theo kiểu nhồi sọ, vì mục đích của chính khách để phục vụ quyền lợi của các nhóm chính khách cầm quyền, thì cái lòng yêu nước càng lệch lạc và mù quáng hơn.

Lịch sử là diễn lại toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ, nó vô cùng rộng lớn. Lịch sử là những sự kiện được ghi chép qua sử sách. Nhưng sách sử không thể diễn đạt hết tất cả cái vô cùng rộng lớn của lịch sử, mà chỉ ghi lại một phần nào đó của lịch sử. Cho nên sử có sử đúng thực tế và có sử sai thực tế của lịch sử đã diễn ra.

Ở một xã hội có hình thái chính trị biết cầu tiến. Môn lịch sử sẽ được trả lại cho các nhà khoa học lịch sử biên soạn trung thực và khách quan, hòng nhắc nhở cho thế hệ mai sau có cái nhìn khách quan cái đã qua, để có cái nhìn khách quan sự việc, đưa ra nhận định và hành động sáng suốt cho hiện tại và tương lai của hiện tình đất nước, như trong bài viết của tôi hồi năm 2009: Một giờ học lịch sử ở trường phổ thông trung học Mỹ.

Ở một xã hội còn nhiều bất công, hình thái xã hội được vẽ ra do giai cấp cầm quyền, hòng chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp cầm quyền - như ở Việt Nam và Bắc Hàn - thì lịch sử là ý chí, nguyện vọng của giai cấp cầm quyền. Những "nhà khoa học" về lịch sử là những sử công, có nhiệm vụ viết theo những gì chính khách muốn viết, thậm chí cả bóp méo và viết láo để cho quyền lợi của chính khách.

Trong khi hầu hết các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đặt trọng trách giáo dục là lò đúc nhân tài. Thì các nước còn độc quyền cai trị lại đặt trọng trách ngành giáo dục phải đẻ ra những thế hệ những con lừa dễ xỏ mũi dắt đi, thì chế độ thi cử từ chương kiểu của Việt Nam được áp dụng rất thịnh hành.

Việc quyết định không thi môn lịch sử trong cuộc thi tù tài là chính đáng và đúng đắn. Nhưng càng đúng đắn hơn nữa, nếu bộ giáo dục quyết định sáng suốt hơn là nên sửa lại chương trình lịch sử phổ thông và, trở lại phần thi tú tài IBM thời Việt Nam Cộng Hòa - tức là học bao nhiêu thi bấy nhiêu và thi theo kiểu như thi SAT(Standardizied Admission Test: kỳ thi chuẩn quốc gia để nhập học đại học) hoặc ACT(Admission College Test: Kỳ thi chuẩn hóa quốc gia của một số trường đại học ở miền Nam nước Mỹ cho hồ sơ nhập học đại học) bây giờ của Mỹ - những cuộc thi này là cuộc thi có nhiều phần, cả câu trắc nghiệm, câu hỏi và trả lời ngắn, kể cả viết bài luận ngắn cho tất cả các môn học phổ thông. Và từ đó, việc xét tuyển đại học tiếp tục được công nhận để tránh việc thi cử lạc hậu như lâu nay. Có như thế giáo dục nước nhà mới tốt lên được.

Asia Clinic, 15h19' ngày thứ Hai, 08/4/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét