HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (4)

Ngày đăng: [Thursday, June 27, 2013]
+ Phần 1: Đặt vấn đề

Bài viết của ông Robert B. Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới từ chức và mãn nhiệm 30/6/2012, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại diện thương mại Hoa Kỳ, hiện đang là nghiên cứu sinh danh dự tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson(Peterson Institute for International Economics) và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Belfer(Belfer Center) của Đại học Harvard. Ông viết bài này cho Diễn đàn Thượng Hải tại Đại học Phúc Đán(復旦大學: Fudan University) ở Thượng Hải ngày 25 tháng 5 năm 2013 vừa qua, trước khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands diễn ra tại California từ 07-09/6/2013. 

Bài viết gốc: U.S., China and Thucydides

PHẦN 4. VẤN ĐỀ AN NINH

Tuy nhiên, về vấn đề an ninh, cho dù song phương hay đa phương, Trung Hoa và Hoa Kỳ không có một mạng lưới như vậy. Khoảng cách này có thể được bắt nguồn từ một phần là do sự khác biệt về cơ cấu. Ở Trung Hoa, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) báo cáo với Ủy ban quân sự trung ương, một thể chế đảng trị mà vấn đề quân sự chỉ được quyết định bỡi một hoặc hai con người. Do đó, các quan chức chính sách đối ngoại cấp cao của Trung Hoa, ở chức vị ủy viên hội đồng của nhà nước, thường không thể can thiệp về các chủ đề an ninh cho đến khi sau khi quân đội Trung Hoa đã hành động và đôi khi chỉ sau khi thiệt hại cho quan hệ đối ngoại của Trung Hoa đã xảy ra.

Trung Hoa không có một hệ thống an ninh quốc gia đến an ninh hợp nhất của hội đồng thành phố, ngoại giao, quốc phòng, và cả về việc cân nhắc về kinh tế và chính trị. Kết quả là, không có một tổ chức đối tác Trung Hoa cho cái gọi là “Chính trị Quân sự”(“pol-mil”) để thảo luận như các quốc gia khác(cho chính trị-quân sự).

Đôi khi, Trung Hoa và Mỹ đã có trao đổi quân sự với quân sự, nhưng đây không phải là ở mức độ thích hợp. Và Trung Hoa cứ lần lượt các cuộc thảo luận đi và về những cuộc thảo luận cấp quốc gia gây bất mãn, ức chế sự trao đổi sâu và những tuyên bố trao đổi thành công là giả tạo. Hơn thế nữa, một loại mới của mối quan hệ an ninh của quyền lực vĩ đại đòi hỏi nhiều hơn những cuộc thảo luận giữa các lực lượng quân đội của hai quốc gia.

Một số quan chức và học giả Trung Hoa nhận ra sự cần thiết phải tích hợp đầy đủ các quan điểm của Trung Hoa về các vấn đề an ninh và chính sách đối ngoại. Ví dụ, hệ thống Trung Hoa có thể tìm đến một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTQ) để thỏ thẻ ý kiến của mình rồi sau đó mới ngồi lại với nhau để bàn về quốc phòng, chính sách đối ngoại, an ninh và các vấn đề kinh tế, rồi mới thu hút quân đội Trung Hoa, các quan chức của chính phủ và Đảng Cộng sản. Hoặc giới lãnh đạo Đảng có thể mượn vào cái loa của các tỉnh lẻ hành động. Nói chung chuyện an ninh quốc phòng ở Trung Hoa là chuyện bếp núc và suy nghĩ chợt đến của một vài cá nhân hơn là chuyện quốc gia đại sự.

Tuy vậy, cấu trúc một cuộc thảo luận chính trị-quân sự giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ có thể bổ sung một cuộc đối thoại chiến lược đổi mới. Cuộc đối thoại chính trị quân sự hiện nay đã được đưa lên chủ đề quan trọng, nhưng quá ngắn gọn, quá không thường xuyên và với sự tham gia hạn chế ở cấp cao nhất, nơi mà những quyết định chiến lược có thể sẽ được thực hiện.

Hiệu quả nhất trong trao đổi chiến lược Trung Mỹ - là của Kissinger Chu Ân Lai, có cả Brzezinski và Đặng - một nhóm nhỏ nhưng tham gia nhiều giờ đàm thoại để phát triển một sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới quan, lợi ích và khái niệm cơ bản cho mọi vấn đề.

Một cuộc thảo luận chiến lược cấp cao thực sự, bao gồm cả quy mô chính trị - quân sự, nên thúc đẩy một cuộc đối thoại trên quan điểm lịch sử, những xem xét địa lý, những khía cạnh kinh tế, chuyển đổi công nghệ, những hạn chế chính trị, những nhận thức về các điều kiện thay đổi, những lợi ích quốc gia và tìm kiếm những lợi ích chung. Thảo luận chi tiết ở cấp cao sẽ hỗ trợ Trung Hoa và Hoa Kỳ có thể kiểm soát được sự khác biệt.

Trong một cuộc đối thoại như vậy, Hoa Kỳ cần phải đưa ra một lời giải thích rõ ràng lý do tại sao chính sách của Mỹ không dựa trên một chiến lược "ngăn chặn", mà dường như một số người Trung Hoa nghĩ. Hoa Kỳ cũng nên giải thích khái niệm chiến lược của những mối quan hệ với Trung Hoa và lý do tại sao những chính sách "bảo hiểm rủi ro" của Hoa Kỳ và những nước khác là một phản ứng hợp lý về những hành vi đáng lo ngại của Trung Hoa.

Điều quan trọng là những lợi ích chung của Mỹ và Trung Hoa mà 2 bên ít nhất cần phải hiểu và để có thể thúc đẩy nhau.

Ví dụ, những lợi ích này có thể bao gồm:

• Tự do an ninh của các vùng biển và an ninh hàng hải, đó là điều quan trọng đối với những lợi ích kinh tế quốc tế của Trung Hoa, ổn định khu vực và những mối quan hệ của Hoa Kỳ, vì một quyền lực hàng hải và Thái Bình Dương với Âu Á.

• Mở bầu trời và tiếp cận với không gian bên ngoài trái đất, để tạo thuận lợi cho lưu thông người, hàng hóa và thông tin - nó quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh của chúng ta.

• Tiếp cận các nguồn năng lượng với giá hợp lý, bao gồm cả việc sử dụng để phát triển, quá cảnh và an toàn các nguồn tài nguyên. Lợi ích này được phục vụ bởi sự ổn định an ninh trong vùng Vịnh Ba Tư, những nguồn nhiều năng lượng và đường ống dẫn, an ninh các tuyến đường biển, phát triển công nghệ và hiệu quả năng lượng.

• Phát triển các nguồn tài nguyên khác, kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội, trong việc quản lý tranh chấp về lãnh thổ và quyền sở hữu.

• Thiết lập một cảm quan an toàn cho các đối tác khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, để tránh làm mất ổn định và cạnh tranh quân sự có nguy cơ tiềm năng hoặc tính toán sai lầm.

• Không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là các quốc gia hoặc những kẻ khủng bố có thể sẽ gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực và toàn cầu.

• Chống lại phong trào hồi giáo bạo lực cực đoan đồng thời khuyến khích các nhà lãnh đạo Hồi giáo thiết tha với sự phát triển hòa bình bằng sự tôn trọng niềm tin tôn giáo.

Việc xác định lợi ích cần được bổ sung bằng một sự chia sẻ đánh giá về những mối đe dọa đến những lợi ích và cũng có quan điểm làm thế nào để đối phó với các mối đe dọa.

Tuy nhiên, những lợi ích chung - và thậm chí cả sự phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ kinh tế sâu - có thể sẽ có rất nhiều thất bại trong việc tháo gở với sự khác biệt trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thách thức đối với các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Hoa là sử dụng hợp tác toàn cầu như một sự khuyến khích để giảm xung đột trong khu vực, chứ không phải là cho phép những căng thẳng trong khu vực làm suy yếu sự hợp tác toàn cầu.

Trung Hoa có một lợi ích trong sự an toàn của những biện pháp tiếp cận bờ biển và trong việc đạt được ảnh hưởng ở Tây Thái Bình Dương. Hoa Kỳ có một mạng lưới các quốc gia liên minh và đối tác đánh giá cao sự hiện diện của Mỹ giúp cho sự ổn định và an ninh kinh tế khu vực. Các mối quan hệ liên minh này là quan trọng cho vị thế của Mỹ trong khu vực và toàn cầu, để trấn an những quốc gia khác. Do đó, mối quan hệ của Trung Hoa với một số nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản, không thể tách rời khỏi các mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Hoa hay quan hệ của Mỹ với các đồng minh của Mỹ. Đồng thời, các đối tác này của Mỹ - giống như Hoa Kỳ - họ giá trị kinh tế của họ, và những quan hệ mật thiết về kinh tế chính trị và văn hóa của họ với Trung Hoa.

Đón đọc phần 5: Vấn đề đồng minh

Asia Clinic, 12h18' ngày thứ Năm, 27/6/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét