HỔ GIẤY TRUNG HOA

Ngày đăng: [Saturday, May 04, 2013]
Bài dịch của Chu Giang Sơn

Bài viết gốc: Paper Tiger từ Foreign Policy

Bài viết của ông David Kang hiện đang là giáo sư về quan hệ và kinh doanh quốc tế tại Southern California University

Tại sao những nước châu Á không sợ Trung Hoa?

Liệu có sự căng thẳng đang gia tăng ở châu Á? Chắc chắn là sự căng thẳng ấy vẫn đang hiển hiện ở đây. Ít tháng  trước Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử hỏa tiễn tầm xa và đe dọa Hoa Kỳ bằng chiến tranh hạt nhân. Trung Hoa thì vẫn đấu khẩu với Nhật Bản về chủ quyển của mấy quần đảo tranh chấp, và tranh cãi với vài nước Đông Nam Á về các bãi đá có người ở trên biển Đông. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chiến lược then chốt ở Đông Á mà đã được quảng bá rất tốt và liên tục nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự trong vùng.

Tuy nhiên trong năm 2012, chi phí quân sự ở Đông Á của Hoa Kỳ là ở mức thấp nhất trong vòng 25 năm, và cũng gần như là thấp nhất trong vòng 50 năm (mặc dù các số liệu từ trước năm 1988 còn bị nghi ngờ). Còn quá sớm để nói rằng nó là nhân tố gây ra căng thẳng gần đây, khi sự trỗi dậy của Trung Hoa đã sắp đặt lại khu vực sau hơn hai thập niên, các nước Đông và Đông Nam Á dường như không có phản ứng lại bằng việc tăng cường sức mạnh quân sự của họ. Nếu có một cuộc chạy đua vũ trang trong vùng thì đó là cuộc chạy đua đơn độc của Trung hoa.

Chi phí quân sự đã phản ánh nhận thức về mối đe dọa an ninh của các nhà nước, và cho thấy họ đã lên  kế hoạch cho các tình huống bất ngờ cả ngắn hạn và dài hạn. Trong lúc có mối đe dọa từ bên ngoài, quyền ưu tiên cho quân đội đứng trước các ưu tiên nội địa khác, như các dịch vụ kinh tế - xã hội khác. Trong thời kì hòa bình, các quốc gia sẽ dành phần nhiều kinh tế hơn  cho các nhu cầu nội địa. Cách tốt nhất để đo lường phí tổn quân sự là số phần trăm của nó trong tổng GDP, bởi vì cái này phản ánh một quốc gia có khả năng chi tiêu bao nhiêu. Năm 1988, khi chiến tranh lạnh đã hạ nhiệt, sáu nước Đông Nam Á đã dành khoảng gần 3,5% GDP cho chi tiêu quân sự. (Các dữ liệu này được lấy từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, một nguồn dữ liệu tin cậy nhất của dữ liệu quân sự toàn cầu, mà  những số liệu quân sự toàn cầu đã được xuất bản năm 1988).

Vào năm 2012, con số này đã giảm xuống còn dưới 2% của GDP. Việt Nam, mặc dù vẫn đang căng thẳng với Trung Hoa trên biển, nhưng đã giảm chi phí quân sự xuống mức bất ngờ nhất, 2,4% trong năm 2012, từ 7,1% của GDP vào năm 1988. Cũng vào năm 1988, một Trung hoa nghèo đói đã bị lôi cuốn vào các hoạt động nổi dậy ở Miến Điện và Thái Lan, và cuộc cạnh tranh Hoa Kỳ - Liên Xô đe dọa sự ổn định toàn vùng. Singapore, Indonesia, và Malaysia có tranh chấp biên giới mới chỉ lắng xuống gần đây, cùng lúc đó Việt Nam  vẫn đang khôi phục lại từ sau chiến tranh với Hoa Kỳ và Trung Hoa. Hiện giờ, chỉ còn Bắc Triều Tiên và Đài loan là sợ hãi về sự tồn tại của họ - hầu hết các nước khác đã ổn định hoặc thịnh vượng hơn so với trước đây. (Chi phí quân sự của Đài Loan đã giảm từ 5,3% của GDP vào năm 1988 xuống còn 2,3% trong năm 2012; không có số liệu đáng tin cậy về chi phí quân sự của Bắc Triều Tiên).

Thậm chí năm 1995, sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ và trước khủng hoảng tài chính Đông Á, chi phí quân sự trung bình là khoảng 2.5% của GDP. Sự cắt giảm này không phải là điều kỳ lạ trên thế giới. Chi phí quân sự ở châu Mỹ Latinh, chẳng hạn, vào khoảng 2% của GDP kéo dài khoảng hai thập kỷ. (Chi phí của châu Âu giảm từ 2,9% GDP vào năm 1988 xuống còn 1,7% vào năm 2012).

Một sự ngoại lệ hiếm hoi là Trung hoa. Chi phí quân sự của Bắc Kinh, tính bằng đô la Mỹ năm 2011, tăng từ 18 tỷ vào năm 1989 lên 157 tỷ vào năm 2012, một sự gia tăng hơn 750%. Thật đáng ngạc nhiên, không có một quốc gia Đông và Đông Nam Á nào chịu nổi mức tăng tương tự. Chi phí quân sự của Nhật Bản, bị hạn chế theo hiến pháp thời Hòa Bình, cũng tăng từ 46 tỷ USD vào năm 1988 lên 59 tỷ USD vào năm 2012, chỉ tăng 29%. Hàn quốc tăng từ 14.4 tỷ USD vào năm 1988 lên 31 tỷ USD vào năm 2012, một sự gia tăng khá nhỏ khoảng 118%, hay là khoảng 4.7 % GDP của năm.

Liệu có phải một vài nước dành ngân sách quá ít cho quốc phòng là bởi vì họ đã được sự che chở của quân đội Mỹ? Không đúng như thế. Trong năm 2012, các nước nằm trong liên minh với Hoa kỹ dành 1,73% GDP cho quân sự, và cũng một con số tương đối chính xác tương tự đối với các nước không nằm trong liên minh này.  Và nếu các cam kết an ninh của Hoa kỳ được khôi phục, mang đến sự hỗ trợ cho các nước Đông Á, thì chi phí quân sự phải tăng lên ở các đồng minh Hoa Kỳ trong suốt những năm tiếp theo, cho đến khi tạo ra được một trục liên minh, thì nó sẽ giảm dần sau đó, nhưng thay vì thế, chi phí này lại giảm xuống dưới 2% vào năm 2000 và giữ nguyên con số đó.

Các nước trong vùng đã có những bằng chứng rõ ràng về sự gia tăng sức mạnh và tham vọng của Trung hoa, và có thể dễ dàng làm cân bằng sức mạnh. Sự giàu có, tiềm lực quân sự, vị thế ngoại giao của Trung hoa đã gia tăng ấn tượng kể từ sau thực hiện cải cách năm 1978. Trong khi ảnh hưởng của Trung hoa là chưa rõ ràng vào thập niên 1980, hay thậm chí thập niên 1990, thì ngày nay không còn nghị ngờ gì nữa Trung Hoa là quốc gia mạnh thứ hai trên thế giới. Nếu những quốc gia nào muốn cân bằng sức mạnh với Trung Hoa, thì sao họ không phải bắt đầu từ bây giờ?

Các tranh chấp vùng lãnh hải ngày càng trở lên gay gắt, và Trung hoa cho thấy họ càng trở lên ngạo mạn. Nếu các nước Đông Á bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, thì nó là bằng chứng biểu thị sự quan tâm của họ. Nếu họ không làm vậy, nó thể hiện rằng họ không mảy may lo lắng - và có lẽ là cả chúng ta cũng vậy.

Asia Clinic, 12h02' ngày thứ Bảy, 04/5/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét