HÀNH ĐỘNG DẠI DỘT CỦA TRUNG HOA TRONG TRƯỜNG HỢP SYRIA

Ngày đăng: [Friday, February 10, 2012]
Bài đọc liên quan: 

Bài viết gốc: China’s SyrianFolly

Bài viết của GS Steve Tsang. Ông là Giám đốc của Viện Chính sách Trung Hoa và Giáo sư Nghiên cứu Trung Hoa đương đại tại University of Nottingham. Trước khi đảm nhiệm chức giáo sư nghiên cứu Trung Hoa đương đại và Giám đốc của Viện Chính sách Trung Hoa vào tháng 4 năm 2011, Steve Tsang là giáo sư tại trường St Antony’s College của Oxford University. Ông lấy cử nhân hạng ưu của University of Hong Kong vào năm 1981; Sau đó ông lấy PhD tại Đại học Oxford vào 1986. Ngoài ra, hiện nay ông còn là GS thỉnh giảng tại Viện Hoover của Stanford University, University of Melbourne, Chinese University of Hong Kong, Academia Sinica (Institute of Modern History: Viện Lịch sử Hiện đại). Cho đến nay ông đang giảng dạy tại Đại học Oxford. Tại St Antony’s College, ông từng nắm giữ các chức vụ như: Hiệu trưởng,
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đài Loan, Giám đốc Chương trình Pluscarden cho các nghiên cứu tình báo và khủng bố toàn cầu.

NOTTINGHAM - Trong việc phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Syria, Trung Hoa tuyên bố rằng họ đã hành động vì lợi ích của nhân dân Syria, trên trang nhất Nhân Dân nhật báo, tờ báo của Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản, trong một bài bình luận dưới bút danh Zhong Sheng(钟盛: Chung Thịnh). Chữ "Zhong Sheng" trùng âm với chữ tiếng chuông(钟声), nhưng khi phát âm các từ này thì nó tương tự như "tiếng nói của Trung Hoa"(中声). Một cách chơi chữ cố ý: Tiếng nói của Trung Hoa về vấn đề này là rõ ràng như một tiếng chuông cảnh báo.

Các điểm bình luận chính của bài báo, thật sai lầm khi các cường quốc sử dụng Liên Hiệp Quốc như một công cụ làm thay đổi chế độ ở Syria. Và tốt hơn cho những vấn đề rất phức tạp và nhiều khía cạnh của quốc gia này là, phải được giải quyết bởi những biện pháp chính trị và các cuộc đàm phán nội bộ. Nếu Trung Hoa (và Nga) không sử dụng quyền phủ quyết của họ, một cuộc tái diễn Libya sẽ xảy ra, với các cường quốc châu Âu, được sự hỗ trợ bởi Hoa Kỳ, sẽ vượt ra ngoài nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc và sử dụng quân "nổi loạn" địa phương để lật đổ chính phủ Syria.

Điều quan trọng về động thái của Trung Hoa ở Hội đồng Bảo an là lợi ích sống còn của quốc gia của họ không bị đe dọa, ít nhất là không trực tiếp hoặc ngay lập tức. Điều này đánh dấu một sự chuyển hướng trong quá khứ về việc sử dụng quyền phủ quyết Liên Hợp Quốc. Bài bình luận trên Nhân Dân nhật báo cũng phản ánh ý thức mới của sự tự tin. Ngày nay, chính phủ Trung Hoa muốn phần còn lại của thế giới hiểu lý do tại sao họ đã sử dụng quyền phủ quyết của mình và mong muốn quyết định của mình được tôn trọng.

Vấn đề với vị thế của Trung Hoa là, nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhằm đảm bảo đòi hỏi mà các nhà lãnh đạo Trung Hoa yêu sách. Nhưng với những thường dân bị giết chết bỡi quân đội chính phủ Syria và với số lượng ngày càng tăng theo lệnh của Tổng thống Bashar al-Assad, nghị quyết đã tìm cách hạn chế Assad sử dụng vũ lực để "giải quyết" vấn đề chính trị của đất nước này.

Trung Hoa khẳng định rằng, mục tiêu của họ là giúp nhân dân Syria thoát khỏi bạo lực, xung đột, và ngọn lửa chiến tranh, nhưng quyền phủ quyết của Trung Hoa lại là một hành động ngược lại. Thế giới đã nhìn thấy việc sử dụng vũ lực bừa bãi, thậm chí lớn hơn và nhiều hơn nữa chống lại thường dân ở thành phố Homs theo ngay sau phủ quyết của Trung Hoa tại Hội đồng Bảo an.

Bằng cách sử dụng quyền phủ quyết của mình, chính phủ Trung Hoa đã đảm bảo một cách
hiệu quả cho hành động tàn bạo ở Syria được tiếp diễn và gia tăng cường độ. Trái ngược với những gì các nhà lãnh đạo Trung Hoa mong đợi, vị thế của Trung Hoa trong lòng mọi người ở Trung Đông - và tham vọng của Trung Hoa cho dự án quyền lực mềm của họ trên toàn cầu - sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Nếu Trung Hoa thực sự thiết tha muốn nhìn thấy người Syria định đoạt tương lai chính trị của họ mà, không cần loại bỏ lực lượng của tổng thống Assad, thì Trung Hoa nên tạo áp lực để sửa đổi nghị quyết, kêu gọi một lệnh ngừng bắn và bắt đầu một tiến trình chính trị để hướng tới sự thỏa thuận cuối cùng là Assad từ bỏ quyền lực để lưu vong. Liệu Mỹ, Anh, Pháp có sẽ phủ quyết một nghị quyết như vậy?

Tại sao sau đó Trung Hoa lại muốn  biểu lộ quyền lực ở Hội đồng Bảo an? Sự trỗi dậy của Trung Hoa, tại một thời điểm sự thiếu tự tin và sự suy yếu rõ ràng của châu Âu và Bắc Mỹ, đã làm cho các nhà lãnh đạo Trung Hoa tự tin rằng họ không còn cần phải chịu đựng một trật tự thế giới hậu Chiến tranh Lạnh.

Những người cầm quyền cộng sản Trung Hoa đã luôn luôn phẫn nộ vì sự ra đời của cái gọi là "can thiệp nhân đạo"(“humanitarian intervention). Sau hết tất cả là, nếu để các cường quốc phương Tây có thể áp đặt lên các quốc gia độc tài sự thay đổi chế độ trên cơ sở nhân đạo, thì tại sao điều này bị dừng lại ở biên giới của Trung Hoa? Nhưng cho đến bây giờ, các nhà lãnh đạo Trung Hoa ít khả năng làm gì được với nó. Bây giờ, với những tốn kém của những rủi ro của phương Tây ở Iraq và Afghanistan (và, đến một mức độ thấp hơn, ở Libya) cộng với tình trạng yếu kém của các cường quốc kinh tế, các nhà lãnh đạo Trung Hoa hiểu đây là cơ hội đẩy lùi nhân quyền.

Cùng đứng về phía Nga, chính phủ Trung Hoa có thể chống lại mà không bị cô lập. Và, trong lúc một liên minh chiến lược lâu dài giữa Nga và Trung Hoa không thể diễn ra, thì  một hợp tác chiến thuật để ngăn chặn phương Tây áp đặt các giá trị của nó trên cộng đồng toàn cầu có khả năng tồn tại, miễn là Vladimir Putin vẫn giữ được quyền lực ở Nga.

Một quyền lực to lớn đang trỗi dậy như Trung Hoa, mà chủ động tham gia vào một vai trò toàn cầu, về nguyên tắc, đây là một tiến triển tích cực. Nhưng thế giới không phải là một nơi tốt cho sự quyết đoán mới tìm thấy của Trung Hoa được làm tâm điểm cho mọi ý tưởng - hoặc, chỉ làm cho thế giới nhận thức được Trung Hoa là quan trọng - mà hầu như chỉ làm thế giới hiểu rằng Trung Hoa giúp đỡ các nhà độc tài duy trì quyền lực thông qua đàn áp dã man công dân của họ.

Bản quyền: Project Syndicate, 2012.
www.project-syndicate.org



BS Hồ Hải dịch, Asia Clinic -15h08 ngày thứ Sáu, 10/02/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét