CỤC DIỆN MỚI TÒAN CẦU?

Ngày đăng: [Saturday, April 23, 2011]
Từ sau thế chiến thứ hai để phân chia lại thị trường thế giới bằng 2 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Các cường quốc đã hiểu thế nào là sự hủy họai của bom hạt nhân. Họ chạy đua để có đồ chơi nóng, hòng kềm nhau trong cục diện tòan cầu. Đến giờ này theo thông tin chính thống thì có 9 nước đã có bom hạt nhân. Nhưng thông tin ngòai luồng có đến 17 nước đã có đồ chơi nóng. Trong đó, có những nước giàu và cả nước nghèo.

Từ đó, chiến tranh thế giới để phân ngôi cao thấp hòng tìm ra lãnh đạo tòan cầu, đã biến tướng thành chiến tranh cục bộ. Chiến tranh cục bộ là nơi để các cường quốc hai phe tả hữu làm thí điểm để đi đến kết cục phân ngai vàng.

Điểm lại lịch sử cận đại, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt nam là 2 hình ảnh rõ nét về chiến tranh cục bộ trong thế kỷ XX. Cuộc đua ngày ấy cục diện đã rõ là phe cánh tả bắt đầu bằng sự đầu hàng của Trung Hoa thí chốt chiến trường Việt Nam với Mỹ, để đổi hình thái xã hội chủ nghĩa sang xã hội tư bản thân hữu ngày nay, và Liên Xô - Đông Âu tan rã.

Sự nằm yên chờ thời, để rồi con hổ Trung Hoa thức dậy. Trong 2 thập kỷ qua, Trung Hoa đã gầy dựng một châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ và Trung Á là vệ tinh, để phục vụ cho sự phát triển của mình. Bên cạnh đó, Trung Hoa đã dùng chính sách tiền tệ giá rẻ để biến mình thành công xưởng của tòan cầu. Họ dùng chính sách kinh tế chỉ huy để tăng dự trữ ngọai tệ tình cờ từ tự bảo vệ, trở thành vũ khí mua chuộc các nước có chế độ độc tài khắp thế giới, và chống lại đồng đô la Mỹ.

Cuộc chiến tiền tệ ngấm ngầm đã hơn nửa thập niên. Nước Mỹ sử dụng chính sách kẻ ăn mày hàng xóm để làm hạ giá đồng tiền của mình nhờ vào lợi thế đồng đô la thống trị tòan cầu, để xuất khẩu lạm phát sang thế giới còn lại, hòng giữ vững vị thế số 1 của mình. Bên cạnh đó, để cắt nguồn nhiên liệu và khóang sản của Trung Hoa, người Mỹ đã di chuyển sự kiểm sóat eo biển Mallaca. Nhưng chiến dịch kiểm sóat này đã bị Trung Hoa phá thế cờ bằng ban giao mua chuộc Miến Điện. Tình hình thế giới thay đổi, buộc Mỹ phải dời sự thân thiện đến với Việt Nam, làm ra một năm ngọai giao của Việt Nam rực rỡ 2010.

Dù thế, nhưng với chiến lược ngọai giao đa phương của Việt nam, buộc Mỹ phải quyết định nước cờ thắt yết hầu Trung Hoa. Người Mỹ luôn có chiến lược thế kỷ, họ bằng cách đưa ông Obama lên làm Tổng thống, người Mỹ đã cho thấy Trung Đông và Bắc Phi thấy giá trị của dân chủ kiểu Mỹ. Không bằng súng đạn, người Mỹ đã làm Trung Đông Bắc Phi dậy sóng. Thiệt hại nhất trong cuộc dậy sóng này là Trung Hoa sau 2 thập niên gầy dựng. Mọi động thái phân thây mua chuộc thế giới và khu vực của Trung Hoa trở nên phá sản. Điểm nóng tòan cầu và cục bộ chuyển sang Libya, sau khi họ ký kết và từ bỏ theo đuổi bom hạt nhân hồi 2006, để muốn làm bạn với tòan cầu, từ bỏ tả khuynh mà ông Gaddafi đã theo đuổi hơn 30 năm.

Trong cách chập chờn đánh rồi rút của Mỹ và phương Tây ở Libya, cho thấy rằng cuộc chiến không thể kết thúc sớm. Đồng minh phương tây ủng hộ phe nổi dậy chống lại Gaddafi. Và hôm nay, cả Nga, Trung Hoa và cả những nước đồng minh của Nga đều đứng về phía chính quyền Gaddafi. Một cục diện chiến tranh lạnh lần II, mà theo bà cựu bộ trưởng Nhật Bản đã tiên đóan đang mở ra.

Lại một cuộc nội chiến kiểu Việt nam tái diễn? lại một cuộc trường kỳ kháng chiến để làm nên một nước Libya mới kiểu Việt nam tái diễn? lại một cuộc nồi da nấu thịt kiểu Việt Nam, mà Libya là con chốt trên bàn cờ để các cường quốc đi vào cuộc tỷ thí phân ngôi vị để phân lại thị trường thế giới?

Ai lãi, ai lỗ thì hạ hồi phân giải. Nhưng trước mắt các nước nhược tiểu có những hôn quân vì danh lợi của mình luôn là nơi làm chốt thí cho các cường quốc. Thế giới cứ bổn cũ sọan lại, không có gì thay đổi, nhưng lòai người vẫn cứ u mê.

Nếu Việt nam có những nhà chiến lược biết nhìn xa trông rộng, thì lúc này là lúc thời cơ hoặc hiểm họa phải có phương cách ngọai giao, để cho tương lai trong ít nhất 50 năm tới.

Asia Clinic, 18h22', ngày thứ Bảy, 23/4/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét