XỚI LẠI MỘT VẤN ĐỀ VĂN HÓA HỌC

Ngày đăng: [Thursday, March 18, 2010]
Trong vô vàn của 700 tờ Tạp chí trong cả nước, Tia Sáng là một tạp chí tương đối có tính học thuật, không chạy theo những tin tức có tính lá cải. Với tiêu chí: "Một góc nhìn của trí thức" về những tư duy khai sáng và phản biện. Nhưng theo hiểu biết của tôi ,cuối năm 2009, chỉ vì một bài viết tâm huyết của một vị giáo sư của ngành giáo dục, người ta đã ra lệnh đóng trang web của Tia Sáng. Hiện nay Tia Sáng chỉ còn ra báo giấy bán nguyệt san(mỗi tháng 2 kỳ). Kỳ xuất bản ngày 20/3/2010 này, họ có đề nghị đăng hai bài viết có tính học thuật của tôi để đưa tư duy trí thức vào cộng đồng. Một bài về tư duy văn hóa thuộc xã hội học mà tôi viết từ năm 2006, khi còn Y 360. Một bài nữa, tôi viết theo vấn đề tâm huyết của tôi về những nét văn hóa đã định hình trong xã hội ta bị sai lệch ở một mảng về dân trí và quản lý của ngành y. Hôm nay tôi xin phép Tia Sáng, đăng lại bài cũ về văn hóa học. Bài viết này tôi có đăng tại trên blog này đã 1 năm, nhưng chưa có lời bình luận nào của bạn bè. Tôi xin xới vấn đề này lại. Còn bài viết mới, tôi xin giữ bản quyền cho Tia Sáng. 

Qua đây, tôi xin cảm ơn Tia Sáng đã có tấm lòng khi sử dụng lại bài cũ của tôi, mà không ngần ngại bị mất bạn đọc. Đó là cái quí mà không phải tờ báo nào trong 700 tờ báo trong cả nước can đảm làm trong thời buổi kinh tế thị trường đầy cạnh tranh. Tôi mong rằng trang web Tia Sáng sẽ mau chóng được trở lại, hòng giúp dân trí Việt không còn là những đám đông vô thức, chỉ biết hùa theo một cách cảm tính trong mọi vấn đề, mà phải làm dân Việt biết nhìn vấn đề duy lý, khoa học và khách quan, để không ai có thể giật dây dân mình vào những khoảng tối lịch sử đau thương nữa. Đất nước này đang rất cần những trang báo như Tia Sáng. Các bạn đọc của tôi trên trang blog này cũng nên dành cho tư duy của mình ở Tia Sáng. Một khối lượng khổng lồ thông tin chắt lọc trong nữa tháng của tất cả những trí thức Việt có tâm và có tầm  trên khắp thế giới để có 1 tờ 60 trang tính cả bìa, không phải là ít giá trị. Sau đây là bài viết cũ có đăng trên Tia Sáng kỳ này.


 Trong khoa học định luật di truyền của Gregor Mendel minh chứng rằng: một chủng lòai được lai tạo từ hai dòng khác nhau sẽ cho ra một thế hệ F1 có thể hình và mã gene di truyền tối ưu hơn. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này qua các vật nuôi, một giống chó cảnh, nếu thuần chủng rất khó nuôi vì bệnh tật, nhưng giống chó cảnh được lai tạo giữa 2 dòng khác nhau luôn có sức khỏe tốt.

Điều này được minh chứng qua văn học khi Gabriel García Márquez miêu tả trong tác phẩm "Trăm năm cô đơn" của mình qua sự lụi tàn của một dòng tộc chỉ có tự lấy nhau và sinh họat chung nhau mà không liên hệ với thế giới bên ngòai, kết cục của sự chung đụng này là những đứa con có cái đuôi và tuyệt chủng.

Một xã hội cũng thế, nếu xã hội ấy bế quan tỏa cảng với thế giới xung quanh thì không chóng thì chày xã hội ấy sẽ đi đến chỗ nghèo nàn và lạc hậu. Lịch sử Việt Nam cận đại đã minh chứng điều này là chân lý.

Nhìn ra thế giới, ta thấy nước Mỹ, một Hợp chủng Quốc có hầu như tất cả mọi chủng tộc trên tòan thế giới tụ về đây tạo nên một quốc gia hùng cường số một thế giới. Và ở đó, nền giáo dục của người Mỹ họ đã chú trọng 1 điều rất quan trọng mà ít có nền giáo dục nào trên thế giới quan tâm: đó là tôn trọng sự khác biệt! Tôn trọng sự khác biệt ở đây không chỉ nói lên sự khác biệt về tư duy, hành động mà điều cơ bản là sự khác biệt về văn hóa sống. Hơn ai hết, với một đất nước nhiều nền văn hóa sống khác nhau, người Mỹ hiểu rằng sự đồng thuận là quan trọng nhất cho sự phát triễn. Nên ở Mỹ, sự đánh giá một ngôi trường nổi tiếng và có đẳng cấp hàng đầu phải là ngôi trường, mà ở đó có nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới đến học, để họ tạo ra những "công dân thế giới" (International citizen) đễ đồng thuận. Câu nói nỗi tiếng: "IQ(intelligent Quotient) làm cho người ta chọn bạn, nhưng EQ(Emotional Quotient) sẽ làm người ta đề bạt bạn" không bao giờ là thừa. Để có EQ cao, không có gì khác hơn là bạn phải có sự hiểu biết nhiều nền văn hóa khác nhau để làm nền tảng cho tư duy, cho đàm phán, cho cái nhìn, cho etc...

Xem lại trong đất nước Việt Nam ta, Văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sài Gòn nói riêng, là một vùng đất tụ hội từ nhiều vùng dân cư trên cả nước, thậm chí kể cả những người Hoa di cư từ thế kỷ XIX và các dân tộc khác, họ về đây chung sống. Họ mang trong mình những nét văn hóa khác nhau, họ biết đồng thuận để đi lên, cho nên sức sống của cộng đồng dân Sài gòn luôn mạnh mẽ và dễ đổi mới để phù hợp với cuộc sống sinh động. Chính điều này Sài gòn luôn là nơi đi đầu trong công cuộc đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước. 

Một số vùng đất mà nơi đó có những con người ra đi thường hay thành lập các hội đồng hương để giữ gìn bản sắc riêng vùng miền và giúp đỡ nhau để đi lên, thường những người con của vùng đất này có thể thành đạt, nhưng quê hương vùng đất gốc của họ luôn nghèo. Có thể mình chứng điều này không thiếu trên nước Việt hiện nay.

Tóm lại, sự giao lưu văn hóa vùng miền và các dân tộc sẽ làm cho tư duy và hành động của con người dễ đồng thuận hơn và cộng đồng dân ấy dễ dàng phát triễn tốt hơn các cộng đồng khép kín.

Xin cảm ơn,
 
Asia Clinic, 9h28' ngày 18/3/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét