Ngày đăng: [Monday, February 28, 2011]
Bài gốc: Faith in a Globalized Age.
Bài viết của ông Tony Blair là cựu Thủ tướng của Vương quốc Anh.
LONDON - Trong nhiều năm, Tôn giáo đã được giả định rằng, chắc chắn ở những xã hội phát triển, tôn giáo sẽ tàn lụi. Nhưng điều này đã không xảy ra, và, khi bắt đầu một thập kỷ mới, đó là thời điểm để hoạch định chính sách cho tôn giáo tồn tại một cách nghiêm túc.
Số lượng người tuyên xưng đức tin của họ trên toàn thế giới đang gia tăng. Điều này quá rõ ràng trong thế giới Hồi giáo. Trong khi châu Âu tỷ lệ sinh sản giảm sút, thì dân số Ả Rập được thiết lập để tăng gấp đôi trong thập kỷ tới, và dân số sẽ tăng lên trong nhiều nước châu Á theo Hồi giáo. Thiên Chúa Giáo cũng đang phát triển - theo những cách kỳ lạ và ở những nơi đáng ngạc nhiên.
Tôn giáo tăng trưởng lớn nhất lại là ở Trung Quốc. Thật vậy, lòng mộ đạo của Trung Quốc là giá trị phản ánh điều này. Hiện ở Trung Quốc có nhiều người Hồi giáo hơn so với ở châu Âu, nhiều người theo Tin lành hơn ở Anh, và nhiều hơn nữa theo Công giáo hơn cả ở Italia. Ngoài ra, theo các cuộc điều tra mới nhất, khoảng 100 triệu người Trung Quốc tự nhận mình là Phật giáo. Và, tất nhiên, Nho giáo - một triết lý hơn là một tôn giáo – được vô cùng tôn kính.
Có một phong trào Tin Lành lớn tại Brazil và Mexico. Đức tin vẫn còn đối với nhiều người tại Hoa Kỳ và là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Ngay cả ở châu Âu, những con số thú nhận với một niềm tin vào Thiên Chúa vẫn còn cao. Và, tất nhiên có hàng trăm triệu người Ấn giáo (Hindus) và vẫn còn số lượng chắc chắn theo Tích Khắc giáo (Sikh)(1) và người Do Thái giáo.
Những người có đức tin họ thực hiện những công việc tuyệt vời vì nó. Khoảng 40% những người chăm sóc sức khỏe tại Châu Phi được điều phối bởi các tổ chức tôn giáo. Hồi giáo, Ấn giáo, và các nhóm cứu trợ người Do Thái đang hoạt động trên toàn thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và bệnh tật. Ở bất kỳ quốc gia phát triển nào, bạn cũng sẽ tìm thấy tấm lòng vị tha được ban bố đến cho người tàn tật, người nghèo, người sắp chết, và những người trong hoàn cảnh khó khăn, bởi những người hành động theo sự thúc đẩy của đức tin của họ. Đối với tất cả các tôn giáo lớn, đức tin thông thường là tình yêu của hàng xóm và bình đẳng của con người trước Thiên Chúa.
Thật không may, lòng trắc ẩn không chỉ là trạng huống, mà trong đó tôn giáo thúc đẩy con người hướng thiện. Mà nó còn có thể thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan phát triển, thậm chí là khủng bố. Đây là nơi mà đức tin trở thành một nhãn hiệu đặc trưng đối lập với những người không cùng sự chia sẻ, một loại tinh thần dân tộc mà coi những người không đồng ý - thậm chí những người trong cùng một đức tin cũng có những thế giới quan khác nhau về đức tin - là những kẻ theo chủ nghĩa hoài nghi, kẻ ngoại đạo, và do đó là kẻ thù.
Những trẻ em lớn lên cách nay 50 năm, hiếm khi có thể gặp ai đó có một nền văn hoá và đức tin khác với mình. Nhưng hôm nay, khi tôi đứng trong sân chơi của con trai 10 tuổi, hoặc tôi nhìn vào bạn bè tôi ở một bữa tiệc sinh nhật của mình, tôi tìm thấy vô số các ngôn ngữ, tôn giáo và màu da khác nhau. Khi lượng đổi thành chất thì điều này luôn đúng. Cái làm nên điều ấy là áp lực của toàn cầu hoá, tiến bộ công nghệ đã rút ngắn khoảng cách và thúc đẩy cộng đồng thế giới xích lại gần nhau hơn.
Đứng trên quan điểm cá nhân, tôi vui mừng cho điều này. Nhưng trong một thế giới như vậy yêu cầu sự tôn trọng thay thế cho sự nghi ngờ lẫn nhau. Một thế giới như vậy sẽ lật ngược truyền thống và thách thức những tư duy lỗi thời, buộc chúng ta phải lựa chọn một cách có ý thức để nắm lấy nó. Hay là không.
Và trong quá trình đó có những khó khăn như: đối với một số người, sức mạnh này là một mối đe dọa. Nó đe dọa giai cấp thượng lưu bảo thủ hơn. Và, đối với những người mà các vấn đề tôn giáo, toàn cầu hóa đôi khi có thể thúc đẩy đến một chủ nghĩa thế tục(2) hiếu chiến (aggressive secularism) hoặc chủ nghĩa khoái lạc (hedonism)(3) làm cho nhiều người khó chịu.
Vì vậy, chúng ta phải có ý thức thế giới đức tin tương tác như thế nào với quá trình cưỡng chế của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, dặc biệt là làm thế nào để chúng ta ít mất về công sức hoặc chính trị cho việc này. Hầu hết các xung đột trong thế giới ngày nay có một chiều kích tôn giáo. Chủ nghĩa cực đoan hình thành trên cơ sở xuyên tạc của Hồi giáo cho thấy không có dấu hiệu dịu đi; thực vậy, nó sẽ không dịu đi cho đến khi nó được đặt về vị trí tôn giáo, khi tôn giáo trở về đúng vị trí của nó, lúc đó nó cũng có giá trị tốt như các biện pháp an ninh.
Một cách từ từ nhưng chắc chắn, chủ nghĩa cực đoan đã tạo ra phản ứng của riêng mình, như chúng ta đã thấy từ những lợi ích của các đảng phái bài trừ Hồi giáo (Islamaphobic) tranh cử ở châu Âu, và những phát biểu của nhà lãnh đạo châu Âu theo chủ nghĩa đa văn hóa đã thất bại.
Tất nhiên, trong suốt một thời gian dài, tôn giáo thường góp phần vào một cuộc xung đột chính trị. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôn giáo giảm đi giá trị của nó. Ngược lại, nó đòi hỏi một sự tập trung đặc biệt. Tôi thấy điều này đã làm mất quá nhiều thời gian tại Jerusalem, nơi mà – cả phương Đông và phương Tây - có sự gia tăng mạnh mẽ sự tín ngưỡng.
Tôi bắt đầu thành lập Quỹ tài trợ cho đức tin (Faith Foundation) của mình một cách cẩn trọng để tạo ra sự hiểu biết lớn hơn giữa các tôn giáo. Lý luận của tôi là đơn giản. Những người ủng hộ chủ nghĩa cực đoan sử dụng cái tên của tôn giáo để hành động, bất kể tính chất phản động trong suy nghĩ của mình – họ rất tinh ý và xuất sắc trong việc sử dụng truyền thông và công nghệ hiện đại. Chúng tôi ước tính có hàng tỷ đô la thực sự mỗi năm được dành cho việc quảng bá này của tôn giáo.
Vì vậy, Quỹ của tôi có một chương trình đại học - bây giờ đang triển khai tại chín quốc gia – chương trình được thiết kế để lấy tôn giáo ra khỏi sự độc quyền của trường thần học và bắt đầu phân tích vai trò của nó trong thế giới ngày nay. Tại 15 quốc gia khác, với những nhóm khác thiết kế để tham gia. Chúng tôi lại có một chương trình khác liên kết học sinh trung học trên toàn thế giới thông qua công nghệ tương tác để thảo luận về đức tin của họ và những gì của đức tin có ý nghĩa đối với họ. Và chúng tôi có một chương trình hành động thông qua đó những người trẻ làm việc với những đức tin khác nhau để nâng cao nhận thức của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do Liên Hiệp Quốc chủ đạo để chống đói nghèo trên thế giới.
Chúng tôi chỉ là một tổ chức. Có những tổ chức khác đang bắt đầu. Nhưng các nhà nước nên bắt đầu thực hiện việc này một cách nghiêm túc hơn. Liên minh các nền văn minh, đã được bắt đầu bỡi chính phủ Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, là một ví dụ. Quốc vương của Ả Rập Saudi cũng đã thể hiện vai trò lãnh đạo tuyệt vời trong lĩnh vực này. Tuy nhiên điều này không chỉ thực hiện ở tầng lớp chóp bu với nhau. Mà nó phải được đưa xuống đến dân thường ở các quốc gia, đặc biệt bằng các phương tiện truyền thông thông qua những người trẻ tuổi.
Cuối cùng, các nhà lãnh đạo tôn giáo phải chấp nhận một trách nhiệm mới: là phải có một lập trường vững chắc và kiên quyết là tôn trọng những người thuộc các tín ngưỡng khác với mình. Những người theo chủ nghĩa thế tục hiếu chiến và cực đoan phải tách nhau ra. Nếu họ tụ vào nhau, họ tạo thành một thách thức thật sự cho những người của đức tin. Chúng ta phải chứng minh bản chất yêu thương của đức tin chân thật, nếu không, tôn giáo sẽ định hình bằng một cuộc chiến mà trong đó những kẻ cực đoan nắm quyền kiểm soát các cộng đồng đức tin và những kẻ theo chủ nghĩa thế tục cho rằng những quan điểm như vậy là thực chất đến với tôn giáo.
Đây sẽ là một thảm kịch. Trên tất cả, trong thời đại toàn cầu hoá, đức tin có thể đại diện cho lý lẽ và tiến bộ. Tôn giáo không chết đi, nhưng cũng không cần đến nó. Mà thế giới cần đức tin.
Bản quyền: Project Syndicate, 2010.
www.project-syndicate.org
-----------------------------------------------------------------------------
Ghi chú của người dịch:
1. Tích Khắc giáo: Là một tôn giáo đứng hàng thứ 5 về mặt số lượng các tín đồ trên toàn thế giới đang theo. Sikh, ra đời năm 1469 do Gunu Nanak, một người tu theo trường phái thiền tông của Phật giáo sáng lập ở Ấn Độ. Ông cho rằng mỗi con người là một đấng tạo hoá tiềm ẩn bên trong. Nên Sikh chủ trương mỗi con người tự đi tìm chân lý cho riêng mình bằng luôn thiền định và trả lời 2 câu hỏi cho chính mình: Ta là ai và Ta có mặt trên đời để để làm gì? Tự đánh thức tiềm năng thánh thiện của chính bản thân mình là con đường dẫn đắt mỗi chúng ta đi đến chân lý trường tồn.
2. Chủ nghĩa thế tục: là chủ nghĩa vô thần cực đoan và hiếu chiến. Nó khác với đạo thờ ông bà tổ tiên của người Việt. Hiện thân của nó đã từng có mặt ở Việt Nam khi các chính khách sử dụng nó để làm cuộc cách mạng thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
3. Chủ nghĩa khoái lạc: đây là một học thuyết lấy mưu cầu khoái lạc làm nguyên tắc và hành vi cho lối sống. Qua các thời đại, chủ nghĩa khoái lạc cò nhiều biến tướng. Như thời kỳ cổ đại có 2 trường phái cực đoan và trung dung, cực đoan thì chủ trương hành lạc, phóng đản; phái trung dung chủ trương điều độ trong khoái lạc, vì thái quá sẽ sinh ra chán chường và dẫn đến đau khổ, nên đề cao khoái lạc tinh thần. Đến thời trung đại, do ảnh hưởng tôn giáo cho rằng khoái lạc là tội lỗi, hạnh phúc là từ bỏ khoái lạc trần gian để đi vào khổ hạnh. Đến thời cận hiện đại, chủ nghĩa khoái lạc có tính chất tiến bộ: thừa nhận quyền con người được thoả mãn nhu cầu riêng của mình, còn gọi là chủ nghĩa vị lợi. Dù còn nhiều hạn chế, nhưng nó cũng góp phần chống lại đạo đức phong kiến giải thích đạo đức xuất phát từ quan điểm duy vật. Tóm lại chủ nghĩa khoái lạc là một chủ nghĩa có tính cực đoan thái quá dù ở thời kỳ nào.
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 9h35', ngày thứ Hai, 28/02/2011
0 Nhận xét