THỬ HIỂU KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ GIẢI PHÁP CHO NGHỊCH LÝ

Ngày đăng: [Monday, November 09, 2009]
Suốt ngày hôm nay tôi theo dõi phần đặt câu hỏi và bàn luận của quốc hội về tập đòan kinh tế nhà nước. Dù có nhiều ý kiến khá gay gắt và sôi nỗi. Nhưng kết luận cuối cùng của quốc hội vẫn giữ các tập đòan kinh tế tư bản nhà nước và nó là chủ đạo của nền kinh tế quốc dân trong thời gian tới, dưới sự giám sát của luật riêng cần sọan thảo cho nó. Mặc dù hiện tại các tập đòan thua lỗ, nhưng các lãnh đạo tập đòan vẫn hạ cánh an tòan, nhưng các bộ trưởng vẫn bảo vệ sự tồn tại của các tập đòan kinh tế tư bản nhà nước. Tức có nghĩa là không có sự tái cơ cấu kinh tế trong kỳ đại hội XI tới?

Qua theo dõi và hiểu biết của tôi thì nền kinh tế Việt Nam đã và đang đi theo con đường kiên định Xã hội Chủ nghĩa. Nên mới có cụm từ "Định hướng Xã hội Chủ Nghĩa". Cho tới giờ này chưa có định nghĩa của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa(XHCN), như phát biểu của đại biểu Vũ Văn Ninh, đương kiêm bộ trưởng bộ tài chính chiều nay: "Thực chất mô hình kinh tế của chúng ta đang đi theo là một mô hình chưa từng có trên thế giới, nên chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm". Và điều này được ông Hà Văn Hiền, chủ nhiệm ủy ban kinh tế quốc hội nhấn mạnh lại dưới một hình thức khác: Sẽ rút kinh nghiệm khi hình thành các tập đòan mới

Mặc dù có những khái niệm về kinh tế thị trường định hướng XHCN rất trừu tượng và chung chung. Nhưng nếu tôi không nhầm sau bao năm tháng suy nghĩ thì kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa là nền kinh tế được vận hành theo đúng nghĩa kinh tế thị trường, nhưng được điều tiết chủ đạo bỡi các tập đòan kinh tế tư bản nhà nước. Các tập đòan này có nhiệm vụ làm chủ đạo nền kinh tế quốc dân. Chúng làm ra lợi nhuận để phục vụ cho những chi phí công và các họat động cộng đồng cho chính phủ. Nếu như thế thì rõ ràng mục đích này quá tốt đẹp, nếu. Lại một chữ nếu, và nếu nó là gì? Có lẽ nếu nó được đặt trong một nhà nước pháp quyền với sự độc lập của lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, làm thế nào để nền kinh tế thi trường định hướng XHCN nằm dưới sự độc lập của tam quyền phân lập? Một câu hỏi rất đơn giản mà không đơn giản chút nào.

Nếu đúng như suy nghĩ và định nghĩa của tôi thì có 3 vấn đề trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như sau:
1. Nền kinh tế ấy phải vận hành theo qui luật cung cầu để xác định giá cả, số lượng hàng hóa và dịch vụ của thị trường.
2. Nền kinh tế ấy phải chịu sự chủ đạo của các tập đòan kinh tế tư bản nhà nước.
3. Lợi nhuận của các tập đòan tư bản nhà nước dùng để phục vụ chính sách công của chính phủ.

Vấn đề số 1 thì dễ hiểu, vì bản chất của nền kinh tế từ thời lòai người khai sinh lập địa là nền kinh tế thị trường. Nó bất di, bất dịch từ khi lòai người còn chế độ Cộng sản nguyên thủy. Chỉ khác nhau về các dịch vụ trên thị trường, còn qui luật cung cầu và xác định giá cả qua hình thức trao đổi hàng hóa giữa bộ tộc này với bộ tộc khác thì về mặt bản chất không khác gì ngày nay. Chỉ khác nhau khi các thành viên phân chia nhu cầu tối thiểu cuộc sống trong cùng một bộ tộc, dòng họ, gia đình.

Vấn đề số 2 mới là điều rắc rối. Nó rắc rối vì nếu các tập đòan tư bản nhà nước làm nhiệm vụ chủ đạo nền kinh tế quốc dân thì nó phải có quyền và có ưu tiên trong họat động kinh tế. Vì nếu nó không được quyền và ưu tiên thì nó khó có thể nắm và làm chủ đạo nền kinh tế quốc dân. Đến đây, nhiệm vụ này của nó làm phá vỡ tính công bằng của qui luật kinh tế thị trường. Vì kinh tế thị trường là cạnh tranh sòng phẳng, không khoan nhượng, không thiên lệch. Như vậy, làm sao để không phá vỡ tính công bằng của kinh tế thị trường giữa các tập đòan tư bản nhà nước và tư bản tư nhân? Có lẽ như các nhà lập pháp đã bàn chiều nay là cần phải có luật cho riêng các tập đòan tư bản nhà nước. Như vậy, luật đó phải thế nào? Và luật đó được áp dụng ra sao, trong khi các tập đòan kinh tế tư bản nhà nước vẫn có quyền của nó? Và trong khi lập pháp và tư pháp vẫn còn yếu kém như lâu nay? Đó là điều cần phải đặt ra cho tương lai gần cho những con người có trách nhiệm với đất nước.

Đến vấn đề số 3, đó là điều hiển nhiên mà các tập đòan tư bản nhà nước phải làm. Vì anh được quyền lợi thì anh phải có công cống hiến cho công ích và chính sách công của chính phủ. Anh không thể đổ thừa vì lý do khách quan, chủ quan anh phải thua lỗ và anh được tồn tại là tất yếu, trong khi anh đang là gánh nặng quốc gia. Và trong khi các tập đòan và doanh nghiệp tư nhân cũng phải làm việc, cũng phải đóng thuế, cũng phải trả lương nhân viên, cũng phải làm công ích xã hội qua các quỹ phúc lợi xã hội v.v... và v.v... không khác gì các tập đòan tư bản nhà nước với điều kiện không được quyền ưu tiên.

Thế thì giải pháp nào cho sự công bằng trong kinh tế thị trường? Độc quyền kinh tế cho các tập đòan tư bản nhà nước như bấy lâu nay trong các lĩnh vực là một sự tự nhiên hay là một sự dung túng và nuôi những đứa con khổng lồ trên đôi chân đất sét? Rồi lại còn chuyện rút kinh nghiệm cho các tập đòan mới là sao? Có phải là dần dần trỡ lại thời bao cấp mà ta đã từ chối nó khi cỡi trói? Hãy cứ nhìn ra cuộc sống sinh động, không có một vĩ nhân nào đi ra từ nhung lụa mà không có một thời thơ ấu và quá khứ gian khổ. Một đứa trẻ muốn đi bằng đôi chân của mình thì cha mẹ nó phải biết cho nó tự đi, không thể đi xe nôi mãi. Làm kinh tế cũng thế, không có một doanh nghiệp chân chính và thành đạt nào mà không đi bằng khả năng tự có của nó. Hãy nghĩ mà xem. Và hãy tìm giải pháp nào để dung hòa giữa 3 vấn đề hóc búa của kinh tế thị trường định hướng XHCN. khi trong một xã hội XHCN thì sự công bằng đặt lên hàng đầu thì nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ngay từ đầu bản chất của nó là một sự không công bằng.

Có nghịch lý không? Không biết luật của quốc hội dành riêng cho các tập đòan như thế nào? Nhưng để vừa làm, vừa rút kinh nghiệm như các ông quan đã nói thì người dân Việt còn phải khổ bao lâu nữa? Đất nước còn tụt hậu so với thế giới bao lâu nữa? Và liệu người dân Việt có đủ khả năng nuôi các tập đòan tư bản nhà nước như lâu nay được bao lâu nữa? Hay là ...???

Đăng nhận xét

0 Nhận xét