NGÀNH Y VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI GÌ? PHẦN III: QUẢN LÝ

Ngày đăng: [Saturday, November 21, 2009]
Bài liên quan:
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quan niệm 
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Mục tiêu 
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quản lý dược
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Bảo hiểm y tế 
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Đào tạo 
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Phân bổ và đãi ngộ

Lẽ ra bài này được viết ngày hôm qua 20/11. Nhưng vì phải viết cho thầy, nên làm nó chậm lại đến ngày hôm nay. Hơn nữa, sau loạt bài Hạt sạn trong quản lý và Phần 1: Quan niệm với Phần 2: Mục tiêu trong loạt bài Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì? Thì ngay hôm qua BBC đã có phỏng vấn ông tiến sĩ Trần Tuấn, đương kiêm giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng về vấn đề nhập nhằng trong lĩnh vực y khoa, trong cuộc họp về chủ đề "tham nhũng trong y tế" được tổ chức trong năm nay. Trong đó ông Tuấn có phát biểu: "Phải có bộ phận độc lập với nhà nước, ở xã hội dân sự, có chuyên môn để thực hiện phần giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ". Thiết nghĩ, cũng không nên bàn luận nhiều và đưa ra phương pháp quản lý làm sao để cho ngành y Việt Nam tốt hơn hiện tại. Vì dù sao, một tập thể lớn của nhà nước vẫn sáng suốt và tốt hơn bởi tư duy của một cá thể.

Ở bài này tôi chỉ bàn thêm một vài điểm quan trọng đứng trên phương diện triết học Marx-Engels nhìn về quản lý vĩ mô. Theo hiểu biết của tôi, trong 3 bộ phận triết học Marx - Bộ phận duy vật biện chứng mà Engels đã có công đúc kết từ trường phái chủ nghĩa duy vật do Ludwig Andreas Feuerbach  và trường phái Phép biện chứng do Georg Wilhelm Friedrich Hegel - là bộ phận có giá trị về mặt lý luận. Ở đây, tôi xin phép không nhắc đến phần Kinh tế chính trị học của ông Lenin phát triễn từ bộ phận duy vật lịch sử của Marx, vì cho tới giờ này nó đã được chứng minh là duy ý chí và sai lầm trong vận dụng triết học để đưa ra hình thái xã hội cho chính trị học thông qua sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu vào thập niên 1990.

Thế thì ta cần gì ở bộ phận duy vật biện chứng mà Friedrich Engels đã tặng cho Karl Marx? Khi ông Trần Tuấn phát biểu câu mà tôi đã tô đậm ở trên là ông đã nói lên điều mà phép biện chứng của trường phái Hegel được Engels tập hợp lại với chủ nghĩa duy vật của trường phái Feuerbach trong 3 qui luật: qui luật lượng và chất(còn gọi là qui luật chuyển hóa), qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập(còn gọi là qui luật mâu thuẩn) và qui luật phủ định của phủ định. Tức là: một xã hội có đối lập và biết thống nhất các mặt đối lập đi đến đồng thuận một cách biện chứng thì lượng mới tích đủ đế thay đổi chất. Và lúc đó xã hội mới phát triển tốt một cách cân bằng và đồng bộ.

Ngành y Việt Nam cần một tổ chức dân sự, độc lập với nhà nước, có chuyên môn như ông Trần Tuấn đã nói. Nhưng độc lập và dân sự như thế nào thì mới là vấn đề đáng bàn luận. Đã nói là độc lập thì phải hoàn toàn không có sự tham gia của bất kỳ chức danh hay hàm vị nào trong chính trị và hoàn toàn dân sự thì mới đủ để nói tiếng nói trong sáng khi kiểm tra và giám sát dịch vụ y tế, như tôi đã viết trong bài Hạt sạn trong quản lý. Hình thái mà ông Trần Tuấn đề ra trong quản lý y tế Việt Nam tương lai là hình thái mà thế giới và VNCH đã làm. Bây giờ làm lại, không có gì mới. Chứng tỏ nó hoàn hảo hơn hình thái quản lý y tế mà chúng ta đang làm.

Nhưng, nếu áp dụng cái mà tôi đã nếu lên và ông Trần Tuấn nhắc lại trong bài phỏng vấn của BBC thì đi ngược lại tôn chỉ của đảng và không đúng với chủ trương của đảng là đảng phải lãnh đạo và nhà nước phải quản lý. Như vậy, độc lập thì độc lập như thế nào? Và tổ chức dân sự, độc lập với nhà nước có được không? Nếu độc lập được thì có được quyết định không hay phải hỏi lại đảng và nhà nước? Và nếu không độc lập được thì tốt hơn hay xấu hơn? Hay là dù có lập ra thêm một tổ chức mới để tốn thêm lương, tốn thêm chi phí thì Vũ Như Cẩn?

Và cuối cùng, nếu ta vẫn giữ cách lãnh đạo và quản lý như lâu nay thì làm sao áp dụng được phép biện chứng của bộ phận duy vật biện chứng trong quản lý - Khi xã hội không có đối lập, không có mâu thuẩn và không làm động lực cho quy luật lượng và chất diễn ra? Câu hỏi này không chỉ cho ngành Y mà cho toàn bộ các ngành của xã hội Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Vài lời lạm bàn cuối tuần,

Đăng nhận xét

0 Nhận xét