Ngày đăng: [Monday, July 12, 2010]
Tháng 6 năm ngoái chúng tôi có một đêm ấn tượng với Elvis Phương sau hơn 34 năm chỉ nghe anh trên mạng online và trên đĩa DVD. Hè năm nay, những người trong gia đình tha hương vì chính trị sau 1975 lại tụ về, đêm nay cũng một cuộc hội ngộ ngẫu nhiên với đêm nhạc Elvis Phương tại Đồng Dao. Khác với năm ngoái, một đêm anh hát liên tù tì hơn 50 bài ngày xưa ấy. Năm nay, anh hát khoảng gần 30 bản nhạc một thời để nhớ.
Bà xã tôi ấn tượng với "Vết thù trên lưng ngựa hoang" và cho rằng bản nhạc này đặc trưng cho chồng. Cô ấy còn nói, hơn 20 năm lấy anh, hôm nay em mới tìm được một bản nhạc đại diện đặc thù cho anh. Lần đầu tiên em cảm được nhạc trước 1975 ở miền Nam. Ngọc Chánh và cụ Phạm Duy làm nên bản này thật tuyệt. Với nghệ thuật, cảm tính vẫn là số 1. Art bao giờ cũng thế, yêu chồng mình, và cảm một bản nhạc nói hộ dùm mình về nhân cách và cuộc đời chồng, để rồi cảm luôn nền âm nhạc mà xưa nay vợ tôi rất không đồng cảm của con gái Bắc sinh ra và lớn lên ở một cái nôi âm nhạc hàn lâm, miền Bắc.
Nghe tạm bản "Vết thù trên lưng ngựa hoang" online này, nhưng có lẽ đã chín nghề nên bây giờ Elvis Phương hát hay hơn, diễn tả nội tâm và tình cảm bản nhạc này hay hơn nhiều.
Đúng là hai nền âm nhạc khác nhau về tư duy cuộc sống và cuộc chiến đã sản sinh ra những bản nhạc để đời. Với tư duy về thân phận con người trong cuộc chiến, ở miền Nam trước 1975, nền âm nhạc sản sinh ra những dòng nhạc nhân bản hơn về ý tưởng, dù cái hàn lâm không bằng dòng nhạc đỏ của miền Bắc.
Có một thời người ta chia nghệ thuật làm 2 loại để đánh nhau, để tiêu diệt nhau. Người ta bảo nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Làm nghệ thuật chân chính là phải vị nhân sinh, còn làm nghệ thuật vị nghệ thuật là ủy mị là suy đồi. Nhưng có cái nghệ thuật nào mà không vị nhân sinh và không vị nghệ thuật. Đã vị nghệ thuật thì cái nghệ thuật ấy phải phục vụ cho nhân sinh, và đã vị nhân sinh thì cái nghệ thuật ấy phải đủ nghệ thuật để hút con người chứ? Cái gì bị chính trị hóa đều sẽ chết vì những mưu toan thiếu nhân bản và không có tư duy khách quan và khoa học, nhưng nó sẽ có tác dụng vô cùng khốc liệt khi con người lạm dụng chính trị để đấy đám đông vô thức vào cảnh tương tàn.
Đêm qua, một bài hát mà Elvis Phương giới thiệu là "Bài không tên số 50" của Vũ Thành An làm tôi ngạc nhiên khi nhạc sĩ họ Vũ một thời làm đắm lòng thế hệ trẻ đang yêu dùng những câu thơ của Puskin: "Em bảo anh đi đi/...Mà sao anh dại thế/Không nhìn vào mắt Em" để vào đoạn intro của bản nhạc, rồi cuối cùng kết với điệp khúc có tính rất Đạo. Song có một điều đáng chú ý là sau khi họ Vũ làm xong bản nhạc này, anh ấy xin vào tu viện để là chức cha Sáu (theo lời giới thiệu của Elvis Phương). Với tôi, cả hai ca sĩ Duy Quang và Nhật Hạ đều không đủ sức để diễn tả bản nhạc đạt đến độ đạt Đạo như Elvis Phương đêm qua. Tôi tiếc là đã không mang theo camera để quay và thu âm bản này về giới thiệu với mọi người. Hai ca sĩ trên thiếu một chút mãnh liệt trong cảm xúc diễn tả tâm trạng tác giả, thiếu sự quyết liệt để đoạn tuyệt Đời, dứt áo ra đi của tác giả khi thể hiện đoạn điệp khúc với lời nhạc: "Đời sống nghiệt ngã không/ Không cho chúng mình lắm mộng/Thì thôi xin gửi sóng/Đưa tình về cuối sông/ Thì thôi xin gửi sóng/Đưa tình về cuối sông/Đưa thuyền về bến mộng/ Thì thôi, thì thôi, xin gửi sóng/Đưa tình về bến Không".
Đúng. Đạo và Đời là một cặp phạm trù triết học, mà ít ai thấu hiểu được. Đã đứng với Đời là có thể hành Đạo và, nếu đứng về Đạo thì cũng có thể dùng Đạo để răn Đời. Nhưng bây giờ có mấy ai thực sự làm được cả hai việc Đạo và Đời song hành, bổ khuyết cho nhau để làm cả hai tốt đẹp hơn? Cảm ơn Vũ Thành An với bản nhạc "Bài không tên số 50", dù nó là con số cụ thể, nhưng nó lại là "bài không tên cuối cùng" của anh và "bài không tên cuối cùng" năm nào trước 1975 không là cuối cùng nữa. Bản nhạc đã làm tôi nhớ lại ngày anh còn cơ cực sau lần cải tạo sau 1975 mà chúng ta có dịp nhậu thâu đêm ở Tân Bình. Những câu chuyện tình cũ trước 1975 của anh với cô học sinh con ông lớn đã làm nên loạt bài Không Tên bất hủ một thời. Bây giờ anh bỏ Đời để về với Đạo, về với con đường phải đi đến đích của kiếp làm Người. Thế là đã Ngộ sau bao bôn ba, sóng gió và cay cú với mười bài không tên cũ. Một thời gian sau này tôi nghe anh bị nhiều chuyện dèm pha và kỳ thị ở xứ người. Âu đó cũng là cái để anh Ngộ, cái mà không phải ai cũng làm được ở kiếp nhân gian. Chúc mừng anh.
Asia Clinic, 10h22', thứ hai ngày 12/7/2010
Có một thời người ta chia nghệ thuật làm 2 loại để đánh nhau, để tiêu diệt nhau. Người ta bảo nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Làm nghệ thuật chân chính là phải vị nhân sinh, còn làm nghệ thuật vị nghệ thuật là ủy mị là suy đồi. Nhưng có cái nghệ thuật nào mà không vị nhân sinh và không vị nghệ thuật. Đã vị nghệ thuật thì cái nghệ thuật ấy phải phục vụ cho nhân sinh, và đã vị nhân sinh thì cái nghệ thuật ấy phải đủ nghệ thuật để hút con người chứ? Cái gì bị chính trị hóa đều sẽ chết vì những mưu toan thiếu nhân bản và không có tư duy khách quan và khoa học, nhưng nó sẽ có tác dụng vô cùng khốc liệt khi con người lạm dụng chính trị để đấy đám đông vô thức vào cảnh tương tàn.
Đêm qua, một bài hát mà Elvis Phương giới thiệu là "Bài không tên số 50" của Vũ Thành An làm tôi ngạc nhiên khi nhạc sĩ họ Vũ một thời làm đắm lòng thế hệ trẻ đang yêu dùng những câu thơ của Puskin: "Em bảo anh đi đi/...Mà sao anh dại thế/Không nhìn vào mắt Em" để vào đoạn intro của bản nhạc, rồi cuối cùng kết với điệp khúc có tính rất Đạo. Song có một điều đáng chú ý là sau khi họ Vũ làm xong bản nhạc này, anh ấy xin vào tu viện để là chức cha Sáu (theo lời giới thiệu của Elvis Phương). Với tôi, cả hai ca sĩ Duy Quang và Nhật Hạ đều không đủ sức để diễn tả bản nhạc đạt đến độ đạt Đạo như Elvis Phương đêm qua. Tôi tiếc là đã không mang theo camera để quay và thu âm bản này về giới thiệu với mọi người. Hai ca sĩ trên thiếu một chút mãnh liệt trong cảm xúc diễn tả tâm trạng tác giả, thiếu sự quyết liệt để đoạn tuyệt Đời, dứt áo ra đi của tác giả khi thể hiện đoạn điệp khúc với lời nhạc: "Đời sống nghiệt ngã không/ Không cho chúng mình lắm mộng/Thì thôi xin gửi sóng/Đưa tình về cuối sông/ Thì thôi xin gửi sóng/Đưa tình về cuối sông/Đưa thuyền về bến mộng/ Thì thôi, thì thôi, xin gửi sóng/Đưa tình về bến Không".
Đúng. Đạo và Đời là một cặp phạm trù triết học, mà ít ai thấu hiểu được. Đã đứng với Đời là có thể hành Đạo và, nếu đứng về Đạo thì cũng có thể dùng Đạo để răn Đời. Nhưng bây giờ có mấy ai thực sự làm được cả hai việc Đạo và Đời song hành, bổ khuyết cho nhau để làm cả hai tốt đẹp hơn? Cảm ơn Vũ Thành An với bản nhạc "Bài không tên số 50", dù nó là con số cụ thể, nhưng nó lại là "bài không tên cuối cùng" của anh và "bài không tên cuối cùng" năm nào trước 1975 không là cuối cùng nữa. Bản nhạc đã làm tôi nhớ lại ngày anh còn cơ cực sau lần cải tạo sau 1975 mà chúng ta có dịp nhậu thâu đêm ở Tân Bình. Những câu chuyện tình cũ trước 1975 của anh với cô học sinh con ông lớn đã làm nên loạt bài Không Tên bất hủ một thời. Bây giờ anh bỏ Đời để về với Đạo, về với con đường phải đi đến đích của kiếp làm Người. Thế là đã Ngộ sau bao bôn ba, sóng gió và cay cú với mười bài không tên cũ. Một thời gian sau này tôi nghe anh bị nhiều chuyện dèm pha và kỳ thị ở xứ người. Âu đó cũng là cái để anh Ngộ, cái mà không phải ai cũng làm được ở kiếp nhân gian. Chúc mừng anh.
Asia Clinic, 10h22', thứ hai ngày 12/7/2010
0 Nhận xét