MỘT KẾT THÚC CÓ HẬU CHO NOBEL Y HỌC 2010

Ngày đăng: [Tuesday, October 05, 2010]
Ba mươi hai năm là một quãng thời gian để một trẻ sơ sinh trưởng thành. Với lịch sử một dân tộc 32 năm đôi lúc chỉ nhắc đến vài dòng, nhưng cũng có khi viết thành hàng tá cuốn sách. Và với khỏang thời gian ấy để biến một nhà khoa học thực nghiệm đưa ra phát minh, rồi ngồi chờ đến chết vẫn chưa được công nhận xứng đáng với những gì họ đã làm. Nói thế để thấy rằng Ủy ban xét duyệt giải Nobel Y học năm nay đã cố gắng làm một nghĩa cử cho một nhà Sinh Lý Y học mà họ đã bỏ quên 32 năm nay từ ngày đứa bé Louis Joy Brown ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới do nhà Sinh Lý Y học của University of Cambridge, Robert G. Edwards.

Theo tôi, với giải Nobel Y học mở đầu cho phát súng các giải Nobel năm 2010, ủy ban xét duyệt và công bố giải Nobel năm nay có cái nhìn thực tế, ít viễn vông hơn. Vì suốt vài thập niên nay, các giải Nobel Y học đã trao nhiều cho các nhà sinh học phân tử. Một trào lưu mà y học thế giới đang đi vào một ma trận chưa thấy đường ra vì không có cái nhìn triết học trong y học. Cũng theo tôi, có giải Nobel Y học mà cho đến nay họ đã bắt đầu thấy hối hận vì sự "vội vả" hay "cái gì đó" đã chen ngang như cái giải Nobel dành cho ông Obama năm 2009 vừa qua.

Với hơn 4 triệu đứa trẻ ra đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo của Robert G. Adwards khai sinh đã đem lại ít nhất cả hàng chục triệu người trên hành tinh xanh đạt được hạnh phúc và mong mỏi của đời người thiếu tiếng khóc trẻ thơ.

Thành quả của ngài Robert G. Adwards còn là tiền đề cho ngành nghiên cứu Molecular Cloning. Một ngành mà các nhà truyền giáo Vatican rất không đồng ý. Khi bàn tay khoa học vươn dài thì bàn tay vô hình của tôn giáo dần ngắn lại.

 Trang báo Evening News đưa tin cô bé đầu tiên thụ thai trong ống nghiệm thành công

Cô bé Louis và mẹ ngày ấy.

Robert G. Adwards năm 1989 khi thụ tinh nhân tạo mới vào Việt Nam

Và bây giờ

Với cái tuổi 85, so với cái tuổi 53 ngày mà ông Robert Adwards đưa ra phát minh của mình, nếu chưa kịp trao cho ông cái giải cao quí nhất này năm nay, tôi không hiểu ông có còn đủ thời gian để đợi chờ? (Hình lấy từ website của University of Cambridge)

Thế mới thấy, để làm một nhà khoa học thực nghiệm đích thực, mang đến hạnh phúc cho nhân lọai thực sự và được công nhận gian nan hơn vạn lần làm một nhà khoa học xã hội. Nhưng đôi khi phát biểu của một nhà khoa học xã hội hôm trước được tung hê tận mây xanh, thì hôm sau đã bị đi vào quên lãng như một bản nhạc thị trường thời mì ăn liền.

Chúc mừng Ngài Robert G. Adwards,

Asia Clinic, 10h23', ngày 05/10/2010

Update lúc 18h30', ngày 05/10/2010: Thành phố Manchester của United Kingdom năm nay được mùa khi có thêm 2 thành viên của University of Manchester nhận giải Nobel Physics 2010. Sau khi Ngài Robert G. Adwards vừa nhận giải Nobel Y học hôm qua, cũng là người được sinh ra ở Manchester, United Kingdom.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét