CHỮ TÂM HAY CHỮ CƯỜNG QUYỀN?

Ngày đăng: [Wednesday, October 14, 2009]

Hôm nay tình cờ đọc bài báo Dịch loạn ngôn hay là căn bệnh “năm 2030” mới nhớ tới một người đồng hương cũ và đồng nghề, nhưng trẻ tuổi đã lâu không gặp. Thế rồi mới ngồi gúc gồ ra kết quả của một loạt những vấn đề về cậu ta.

Khi nói về Tâm Thần Học thì tôi đồng ý với TS Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm khoa Tâm thần BV Quân y 103 gây chú ý khi dẫn một “quyền lực” của y học thế giới để khẳng định: “Tâm thần phân liệt là hoàn toàn chống chỉ định, mổ là sai”. Ông Huy nói. Nhưng là một phẫu thuật viên đã từng mỗ lại những tai biến của đồng nghiệp từ tỉnh chuyển vào khi còn làm việc nhà nước tôi không đồng ý với vế sau của TS Huy nói: chỉ định phẫu thuật tâm thần là công việc của các nhà tâm thần học chứ không phải phần hành của chuyên gia ngoại thần kinh. Tôi không hiểu sao bây giờ quê tôi có nhiều TS nhưng phát biểu vượt quá giới hạn của mình như thế?

Không có một chỉ định phẫu thuật nào mà nhà phẫu thuật phải nhờ đến chỉ định của một nhà nội khoa cả. Không lẽ đi biển mà thuyền trưởng lại nhờ một người ngồi trên bờ lái dùm thuyền? Nhà phẫu thuật chỉ hội chẩn với nhà nội khoa xem mỗ có thuận lợi và bất lợi gì khi cần thiết. Còn mọi quyết định mỗ đúng, sai là lương tâm, trách nhiệm và thẩm quyền chuyên môn của người phẫu thuật chứ không phải của ông BS chỉ biết cho thuốc. Đây là kiến thức cơ bản các tiến sĩ ạ!

Tôi không chuyên là dân chuyên ngành Tâm Thần Học, nhưng khi còn là sinh viên trường thuốc thì tôi hiểu tâm thần học là ngành dựa trên triết học và tâm lý học để làm ra lý thuyết căn bản cho nó. Một người được chẩn đoán là tâm thần khi mọi hành vi và tư duy của người đó không phù hợp với văn hóa sống với cộng đồng mà người đó hiện sống. Và trong mỗi con người bình thường không bị bệnh tâm thần đều có ít nhất từ 1 đến vài, thậm chí đến 50% triệu chứng của một bệnh tâm thần cụ thể nào đó. Nhưng mọi hành vi và tư duy của người đó vẫn còn hòa nhập với cộng đồng xung quanh thì vẫn là người bình thường.

Nói ra điều trên để hiểu rằng khi kết luận một người là bị mắc bệnh tâm thần rất là tương đối và rất là quan trọng. Và điếu trị bệnh tâm thần cũng rất còn mơ hồ. Chủ yếu vẫn là thuốc men, sinh hoạt cộng đồng và một số thủ thuật để làm người bệnh trỡ về trạng thái bình thường. Có thể kiến thức tôi hạn hẹp về lĩnh vực này, nhưng nghe nói phẫu thuật để chữa bệnh tâm thần phân liệt thì chỉ có Liên Xô cũ dùng. Nhưng dùng rồi cũng bỏ vì sau khi các nhà ngoại khoa thần kinh Liên Xô cũ thấy được sai lầm là bệnh tâm thần phân liệt nguyên nhân không phải là tổn thương ở não người bệnh mà là một rối loạn về tư duy của người bị bệnh. Không biết chuyện phẫu thuật bệnh tâm thần phân liệt ở Liên Xô cũ có liên quan gì đến chuyện ông Stalin thanh trừng nội bộ các trí thức hay không? Hayyya... Nói đến cái này thì còn phải ngâm cứu nữa. Vì hầu hết các nhà khoa học lỗi lạc đều mắc chứng tâm thần phân liệt kể cả Albert Einstein!

Nói về đồng chí Phạm Tỵ thì tôi cũng chỉ biết BS này loáng thoáng qua thời gian tôi còn làm ở BV Chợ Rẫy, khi ông ta xin vào làm công quả khoa Ngoại Thần Kinh lúc đó BS Trương Văn Việt còn là trưởng khoa chứ chưa lên giám đốc BVCR. Nhưng rồi không biết tại sao không vào được hợp đồng. Nên BS Phạm Tỵ bèn ra đi. Bẳng một thời gian, nghe nói BS Tỵ trỡ thành Giám đốc BV đa khoa tỉnh Bình Định sau khi lấy được cái bằng tiến sĩ y khoa ở Hà Nội ở tuổi 33. Hay thật, ở tổ quốc mình có những BS không thể xin làm việc hợp đồng ở một bệnh viện có chuyên môn cao thì vẫn có thể thành một nhà khoa học lớn trong chốc lát và trỡ thành giám đốc một bệnh viện tỉnh cơ đấy. Rồi lắm chuyện đình đám về những trường hợp phẫu thuật thần kinh của BS Tỵ.

Đời người làm nghề y đến tuổi này, tôi chỉ có vài câu ngắn gọn muốn nhắn gửi BS Phạm Tỵ là:

"Phải đi hết cái nghề mới nhìn ra cái nghiệp. Cái nghiệp làm y quan trọng nhất là phải thấy khi mình làm tai biến, thậm chí là chẩn đoán trễ 1 bệnh nhân là mình đã mắc trọng tội rồi chứ không chờ đến chẩn đoán sai và điều trị sai. Trong y học có 3 bậc:
1. Y học triết học.
2. Y học nguyên nhân.
3. Y học triệu chứng.
Làm người chữa bệnh là làm y học nguyên nhân. Khi chưa hiểu nguyên nhân của 1 bệnh lý thì không nên đưa ra một phương pháp chữa càn mà gọi là đột phá vì quyền lực đang nằm trong tay mình. Càng có chức, có quyền quyết định mạng sống con người mà pháp luật qui định thì càng phải cần có chữ tâm trong nghề hơn là dùng cường quyền để làm một việc chưa hiểu biết được BS Tỵ ạ!"


Đó là đứng trên phương diện nghề nghiệp Còn đứng trên phương diện khoa học thì với báo cáo 19 cases phẫu thuật điều trị bệnh tâm thần phân liệt của bác sỹ Tỵ mà dùng phương pháp nghiên cứu bằng thống kê mô tả để đi đến kết luận là phi khoa học hòan tòan. Nếu BS Tỵ muốn thuyết phục cái công trình 19 cases của mình thì BS Tỵ phải dùng phương pháp nghiên cứu thống kê đa yều tố. Không biết BS Tỵ có biết phương pháp nghiên cứu này không?

Lùm sùm cũng chỉ để nói. Có bao nhiêu người đình đám về bằng cấp, chức vụ nhưng không cản được BS Tỵ làm sai mà còn lấy người bệnh làm vật thí nghiệm trên đường công danh sự nghiệp của "ông". Thế thì lời nói của tôi cũng chỉ là quăng vào khoảng không vô tận trong thời buổi nhiểu nhương này. Chỉ mong 1 số bạn có đọc cái bờ lốc này hiểu cho. Xin cảm ơn.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét