BÀN VỚI CHÁU 9X MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngày đăng: [Thursday, October 28, 2010]
Lẽ ra sáng nay phải tiếp tục bài viết về Trường có chế độ học bổng cho du sinh ở Illinois, nhưng phải viết bài này, vì có một cháu 9x viết thư hỏi tôi, và qua thư tôi hiểu rằng hiểu biết của cháu cũng như những người mà cháu cho rằng sẽ đả kích tôi chưa hiểu hết vấn đề. Thư đó cụ thể như thế này:
Cháu tự nhận thấy mình là 1 con bé 9x khá nhỏ tuổi để có cái nhìn đúng đắn khách quan về chính trị và cũng mới lập fb, tìm hiểu về nó chưa nổi 1 tuần, nhưng cháu cũng muốn tìm hiểu và có thắc mắc.Cháu chỉ đi vào vấn đề cụ thể trong bài viết của Bác thôi .Vì ko đăng kí tài khoản trên blogspot nên đành gửi tin nhắn riêng này vậy.
Nhiều vấn đề nhưng vì cháu chỉ nêu 1 khía cạnh duy nhất mà thôi. Trước hết cháu rất đồng tình với bài viết của Bác. Cháu cũng không định bàn gì nhiều vì cũng có nhiều người nói rồi, nhưng vô tình thấy 2 người từ bạn sắp nhìn nhau bằng con mắt hình viên đạn từ 2 câu của Bác. Hai câu đó là:
"1. Làm gì thì làm, không được thành lập lực lượng thứ hai ngòai đảng cộng sản Việt Nam, mà chưa được phép của chính quyền.
2. Không được liên hệ, nhận tiền của các tổ chức cá nhân ở nước ngòai để làm việc vì tự do dân chủ."

Cháu không hoàn toàn phủ nhận 2 câu trên. Nếu như viết 2 câu này từ thời điểm này đổ về 1930 cháu hoàn toàn đồng ý .

Nhưng nếu trong tương lai, khi hiện giờ trong tổ chức Đảng nổi lên nhiều vấn đề bất cập (vân vân.. Viết nhiều đọc đau mắt , những vấn đề đó chắc Bác đã hiểu) thì liệu 2 câu đó còn đúng ko, liệu có còn bất di bất dịch được ko, nếu 1 thời điểm nào đó trong tương lai đảng ko còn như đảng hồi sáng lập ra. Điều này cháu sẽ ko đồng tình với Bác, vì cháu cam đoan Bác mà post hẳn cái này lên facebook và có 1 chút tên tuổi trên fb cháu đảm báo Bác sẽ nhận được những comments khó chịu hơn nhiều. Tôn giáo, chính trị là 1 thứ rất nhạy cảm và bảo thủ, chỉ cần nói hở 1 phát là rước cả đống bực tức vô mình.
Hi vọng cái tương lai của đảng CS mà cháu vừa nói sẽ ko bao giờ xảy ra , nhưng Bác ơi nhiều kẻ lại muốn nó xảy ra đó,nên cháu chỉ muốn viết gửi Bác vài dòng , nếu Bác có muốn quan tâm đến vấn đề chính trị trên blog hay fb thì nên cẩn thận trong những câu viết hơn chút nữa , hi ,và cháu nghĩ Bác cũng nhận đủ rồi đấy , những lời chỉ trích khó nghe đúng ko Bác. Nhưng dù sao cháu vất rất kính nể Bác.
Chào Bác.
Nhưng trước khi trả lời đầy đủ cho cháu thì tôi xin viết về đề tài theo như cái tên của entry. Vì nếu học bất cứ môn gì mà không học từ định nghĩa, khái niệm thì sẽ vô ích. Vô ích vì chưa hiểu nó có nhiệm vụ gì, ý nghĩa gì cho việc phải học thì học chỉ là con chim chỉ biết hót theo giọng của người khác. 

Ba khái niệm cơ bản mà tôi muốn đề cập trong bài viết này là: Triết học, Chính trị, chính trị học là gì? Vì lâu nay một số các bạn trẻ đã bị làm mù mờ các khái niệm, nên không rõ vai trò, vị trí, ý nghĩa của 3 khái niệm trên trong cuộc sống và đôi khi bị tư duy sai, nói sai, viết sai và hành động sai.

Về khái niện triết học thì tôi đã viết nhiều bài trong lọat bài: "Nói chuyện triết học của người ngọai đạo". Các bạn nào chưa đọc thì search dòng key words đó vào ô "tìm kiếm blog này" nằm ở phía trên bên tay phải của bolg này để tìm và đọc lại,. Đây là lọat bài đi từ khái niệm triết học đến ứng dụng triết học để phân tích đúng sai những hiện tượng sự vật xảy ra trong xã hội. Theo hiểu biết của tôi, nó có giá trị lý thuyết và thực hành cho bất kỳ ai. Còn khái niện triết học thì các bạn đọc bài: Nói chuyện triết học của người ngọai đạo: Mở đầu. Ngòai ra, hầu như các bài viết về xã hội của tôi đều có nhắc đến triết học. Bây giờ tôi xin đi vào 2 khái niệm kia.

Chính trị là gì? (What's politics?) Có nhiều định nghĩa, nhưng tôi hiểu cụ thể nó như sau: "Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước."

Khoa học chính trị là gì? (What's Politics science?) có thể định nghĩa như sau: "Khoa học chính trị (các nghiên cứu về chính trị) là ngành khoa học nghiên cứu về chế độ chính trị, hành vi chính trị; miêu tả và phân tích các hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị; nghiên cứu về việc giành quyền lực và sử dụng quyền lực."

Qua đó chúng ta sẽ thấy lâu nay trong giáo dục Việt Nam ở các cấp học từ phổ thông đến đại học, bộ phận triết học rất ít được truyền đạt cho người học. Nhưng bộ phận chính trị và khoa học chính trị rất được phổ biến rộng rãi cho người học. Đặc biệt có môn kinh tế chính trị học Marx-Lenin được đưa vào bộ môn triết học để dạy cho bậc học sau phổ thông trung học.

Điều đó làm cho người học có sự hiểu nhầm không biết đâu là triết học, đâu là chính trị học. Trong khi triết học là phương pháp luận, là khoa học căn bản dùng để nghiên cứu, tìm ra bản chất của các khoa học khác như vật lý, tóan, sinh hóa, v.v... trong đó có cả chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, y học, v.v... và v.v....

Bây giờ quay lại trả lời cho cháu gái 9x như sau:

Không phải ngẫu nhiên mà tôi viết ra 2 vấn đề bất di bất dịch đó làm cái lề cho các bloggers khi muốn phản biện hay muốn nói lên tiếng nói của dân để làm nhiệm vụ chính trị của mình với nước nhà. Mà vì hệ thống chính trị Việt Nam đang đi theo hình thái kinh tế chính trị đơn nguyên, không phải đa nguyên. Một khi đã đơn nguyên tức là chỉ một tổ chức chính trị giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước đó là đảng cộng sản Việt Nam mà thôi. Không có bất kỳ một tổ chức chính trị nào khác được phép bén mảng vào để giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước được. Nhưng người ta không chịu hiểu điều tôi viết hoặc vì chưa đủ kiến thức để hiểu, hoặc vì đủ kiến thức để hiểu, nhưng chỉ trích ra 2 điều trên để chụp mũ, qui kết và cho rằng tôi viết như thế là sai. là hèn và là làm cái loa cho chính quyền, cho dảng cộng sản Việt Nam.

Như vậy thì khi nào hình thái kinh tế xã hội Việt Nam có đa nguyên để 2 điều trên được thực hiện, mà không còn là bất di, bất dịch nữa? Đó là: 


Khi tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước ở Việt Nam đủ lượng để biến thành chất đòi hỏi chính trị Việt Nam phải thay đổi cấu trúc thượng tầng của nó. Ví dụ như câu chuyện Ôn tể tướng nêu ra gần đây cho hình thái kinh tế xã hội của Trung Quốc. Đây là câu trả lời theo triết học chứ không phải chính trị học.

Và có người sẽ hỏi thêm là khi nào có đủ lượng để biến thành chất buộc hình thái kinh tế xã hội ở Việt Nam phải là đa nguyên, mà không còn đơn nguyên như hiện nay? Câu này tôi xin dành cho các think tanks của đảng cộng sản Việt Nam gồm có bộ chính trị và hơn 160 trung ương ủy viên. Vì họ sẽ đủ thông minh để nghiên cứu, phân tích và thực hiện nó đúng trước lúc họ bị mất khả năng giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

Hy vọng với bài viết này sẽ giải tỏa những gì mà cháu gái 9x và một số người còn chưa rõ về chính trị và triết học là như thế nào?

Asia Clinic, ngày thứ Sáu, 12h40', 28/10/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét