CUỐI NĂM NÓI CHUYỆN VĂN CHƯƠNG

Trà đàm 27 tháng Chạp năm Quý Mão tức 06/2/2024

Tối 27 tháng Chạp năm Quý Mão 2023, tôi rảnh không biết làm gì, xách xe chạy xuống ông bạn già ở đường Tăng Bạc Hổ, Quy Nhơn uống trà. Ngồi chưa hết 3 tách trà, thì vợ chồng ông bạn già dược sĩ ở Ý Đại Lợi xề tới. Thế là lan man chuyện văn chương.

Theo ông dược sĩ thì, tiểu thuyết là đỉnh cao của văn chương chứ không phải thơ phú. Tất cả chúng tôi đều đồng ý, vì tiểu thuyết đòi hỏi 2 điều kiện khó nhằn nhất là, phải có tư duy trừu tượng thì tiểu thuyết mới có ý tưởng vượt thời gia, và phải có tư tưởng tầm nhân loại thì mới là tiểu thuyết để đời.

Lịch sử tiểu thuyết Việt Nam chỉ mới trăm năm, từ khi có chữ Quốc ngữ và du nhập văn chương Tây học. Điểm lại, chio3 duy nhất có một cuốn tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài được nhà xuất bản Tân Dân cho ra đời năm 1941 là đáng để gọi tiểu thuyết. 

Phần còn lại là kể lễ và mô tả chuyện làng xã, và kiểu râu nông nọ cắm cằm bà kia lai căng và sao chép, xào nấu thành của mình, mà không có tư tưởng và óc trừu tượng tầm nhân loại.

Suy cho cùng, ngay cả trong tư tưởng của các chính khách cũng thế, vay mượn, sao chép, rồi râu ông nọ cắm cằm bà kia của một kiểu vong nô, chứ chưa có bậc danh nhân tư tưởng của nhân loại, nên con đường đi của dân tộc hết ngoại xâm rồi lại nội chiến, ít có lúc bình yên.

Gần đây cũng có một vài nhà văn bức phá vòng kim cô để đi đến tầm tư tưởng nhân loại, nhưng chưa lớn đã chết yểu cũng chỉ vì cái râu ông nọ cắm cằm bà kia trong chính trị vong nô.

Âu đó cũng là định mệnh của dân tộc!

Quy Nhơn, 14:32 thứ Sáu, 09th Feb 2024 nhằm 30 tháng Chạp năm Quý Mão 2023.

Đăng nhận xét

1 Nhận xét