SỰ BẤT LỰC!

Đây là một hiện tượng do Martin Seligman, cha đẻ của bộ môn tâm lý học tích cực, phát hiện ra. 

Thí nghiệm gốc của Seligman như sau: Ông nhốt một con chó trong một ngăn của một cái lồng có 2 ngăn và có 1 lối đi thoát qua ngăn bên kia. Sau đó ông chích điện. Ban đầu nó tìm mọi cách để thoát qua ngăn bên kia, nhưng sau nhiều lần chạy qua lại giữa 2 ngăn vì bị chích điện và mệt, bản thân nó thấy chích điện không làm nó chết, nên nó đành chấp nhận để bi chích điện. 

Sau đó, ông để nó ra ngoài cùng với những con chó khác và làm lại thí nghiệm. Mặc dù lần này nó không khó khăn gì để bỏ chạy, và nó thấy rõ ràng là những con khác có thể thoát khỏi sự khó chịu đó bằng cách bỏ chạy khỏi sự chích điện, nhưng nó vẫn chấp nhận chịu đựng không bỏ chạy. Ông phải tự tay đưa nó ra khỏi nơi bị chích điện hai ba lần nó mới nhận ra là có thể thoát ra được sự chích điện thật sự. 

Thí nghiệm này cho thấy con chó đã học được rằng nó sẽ luôn bất lực, nên nó từ chối tin vào khả năng tự giải thoát của nó.

Sự nguy hại lớn nhất của sự bất lực không phải là ở chỗ ta bất lực, mà ở chỗ nó ẩn sâu và gần như vô hình trong tiềm thức của mọi người, khiến họ cảm thấy không có gì phải lo lắng cả, ngay cả với những ai thân cận với “nạn nhân” nhất. 

Sự bất lực được nằm đâu đó giữa những người bạn của chúng ta, và giữa những người ta ngưỡng mộ. Họ có thể là nhà thơ, nhà nghiên cứu, phật tử, đạo sĩ, nhà tham vấn tâm lý, nông dân, trí thức,  v.v... Và biết đâu, chính bản thân ta cũng là nạn nhân của nó mà không hề hay biết. Việc không nhìn thấy nó không có nghĩa là nó không ở đó.

Nạn nhân của sự bất lực luôn chống lại việc thoát ra khỏi nó. Họ không cáu, họ không buồn, mà họ thanh thản, thậm chí họ thản nhiên với cả nỗi thống khổ của đồng loại và ngay cả người thân của mình. Nó như một con ký sinh, làm “vật chủ” không có được một cuộc sống an lạc, hạnh phúc, nhưng vật chủ lại xem nó là bạn. 

Để hợp lý hóa sự chống đối đó, họ sẽ viện dẫn đến những triết lý sống khó mà phản bác được. Những triết lý sống này ban đầu vốn hợp lý, nhưng lại bị áp dụng sai cách, hay còn gọi là ngụy biện khiến cho nạn nhân thêm tin chắc rằng mình không phải là nạn nhân. Thậm chí khi được đối diện với bằng chứng ngược lại thì họ sẽ nhất quyết khẳng định rằng đó là hoang đường, điên khùng. Nói chung, họ đã đánh mất sự tò mò, trí sáng tạo, lòng tốt và lòng dũng cảm của chính mình.

Cách để giải quyết sự bất lực là phải thay đổi niềm tin rằng những triết lý đó là đúng. Và để họ thay đổi niềm tin, thì phải có thật nhiều, thật nhiều người đến nói rằng họ không bất lực. 

Cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như vậy. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ những trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Chỉ có những người thật hiểu họ mới có thể làm được điều đó. Không cất lên tiếng nói là đang tiếp tục làm hại họ.

Và tất cả những con người đã và đang sống trong một thể chế đơn nguyên tập quyền đang chấp nhận sự bất lực mà họ không hề hay biết giống hệt như con chó trong thí nghiệm của Martin Seligman!

Nhìn xa hơn, tất cả các dân tộc đã sống lâu trong một thể chế độc tài kiểu đơn nguyên tập quyền sẽ quen với sự bất lực, họ sẽ từ chối sự thay đổi thể chế tự do dân chủ. Điều này đã được chứng minh ở nước Nga, sau khi Gorbachev giải phóng sự độc tài của chế độ cộng sản, nhưng nhân dân Nga buộc nước Nga phải có nhà độc tài Putin họ mới sống được. Trung Quốc cũng vậy, sau khi Tưởng Giới Thạch đem lại tự do dân chủ, nhưng người dân Trung Quốc lại chọn đi theo con đường độc tài của cộng sản với chủ thuyết Maoist. Ta cũng có thể thấy miền Nam Việt Nam được Vua Bảo Đại và cố tổng thống Ngô Đình Diệm mang tự do dân chủ về, nhưng họ từ chối và đi theo con đường cộng sản Bắc Việt độc tài và chuyên chế.. Nam Phi sau Nelson Mandela xóa chế độc độc tài Apacthai nhưng sau đó học quay lại độc tài.

Sự bất lực khi đi vào tiềm thức và vô thức của một dân tộc, nó trở thành định mệnh của dân tộc ấy muốn đời.

Sài Gòn, 21:21' Wednesday, 26th April 2023

Đăng nhận xét

0 Nhận xét