LAM PHƯƠNG - LÂM ĐÌNH PHÙNG: NGƯỜI TỰ TÌNH BẰNG THƠ VÀ NHẠC

 


Bài đọc liên quan:

- Sơ lược về Hiện tượng học và Hiện sinh học với văn hóa nghệ thuật miền Nam trước 1975.

- Nghĩ về nhạc Trịnh.

- Đi tìm giá trị vĩnh hằng của nước Mỹ.

Tôi nhận được tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời tại thành phố Fullerton, California lúc 12:00 ngày 23/12/2020 giờ Việt Nam, khi đang chuẩn bị vào cuộc họp mặt nhóm thiện nguyện Homescholling của Saigon ThinkTanks. Nên vội vàng đưa một cảm thán trên facebook để mọi người biết. Buổi chiều, khi rảnh rỗi, tôi làm 3 phần về nhạc sĩ. Bây giờ ngồi tổng kết lại. Vì với Ông như cuộn phim đi theo dòng lịch sử dân tộc một hướng rất nhân văn, không sắt máu, dù trải qua nhiều thăng trầm của thời đại.

Tôi chọn cái tựa: Người tự tình bằng thơ và nhạc vì lời nhạc của Lam Phương cũng là thơ vậy, dù có 7 bài ông mượn lời của các nhà thơ và viết chung với 2 nhạc sĩ.

LAM PHƯƠNG - VÀ TÁC PHẨM ĐẦU ĐỜI

Lam Phương (20 tháng 3 năm 1937 – 22 tháng 12 năm 2020 giờ Hoa Kỳ) là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam với gần 170 tác phẩm phổ biến từ đầu giữa thập niên 1950 đến nay.

Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam và đến đời cha của Lam Phương thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa. Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông đã bỏ đi theo người phụ nữ khác từ lúc ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng". 

Sĩ Phú trình bày tác phẩm đầu đời "Chiều thu ấy" của nhạc sĩ Lam Phương chỉ 15 tuổi.

Ca khúc đầu tay của ông là bài "Chiều thu ấy", viết vào năm 15 tuổi(1952). Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc bướm, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. 

NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU THẬP NIÊN 1950s

Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. Năm 1954 là năm mà nhạc sĩ Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là "Khúc ca ngày mùa" được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.

Nhưng những bản trở thành bất hũ về Quê hương và làn sóng di dân từ Bắc vào Nam mở đầu cuộc nội chiến 1954, và các nhạc phẩm nói về cuộc đời nghèo của nghệ sĩ như quan niệm Khổng Nho cho rằng là Xướng Ca Vô Loài thời đại của ông.

Thân phận nổi trôi của một nhạc sĩ với văn hóa nhân bản và khai phóng miền Nam trong nội chiến, Ông đã viết những tuyệt tác cho đời như một chuỗi bi hùng ca dân tộc bị chia cắt. Không sắt máu, rất vị nhân sinh và đầy ray rứt. Ông thể hiện tình yêu đất nước theo cách của một trí thức thực sự của văn hóa Việt.

Nhưng đến 1957 cuộc đời ông sang trang mới, ông nổi tiếng với nhiều hãng đĩa thâu thanh. Ông có những ca khúc vui tươi như "Nắng Đẹp Miền Nam". Những tác phẩm tiêu biểu thập niên 1950 của ông sau đây: 

1. Nhạc Rừng Khuya 1953 khi ông 16 tuổi.

2. Khúc Ca Ngày Mùa 1954 khi ông 17 tuổi.

3. Chuyến Đò Vĩ Tuyến 1956 khi ông 19 tuổi.

4. Kiếp Nghèo 1956 khi ông 19 tuổi.

5. Sầu Ly Hương 1956 khi ông 19 tuổi.

6. Tình Cố Đô 1956 khi ông 19 tuổi

7. Đoàn Người Lữ Thứ 1957 khi ông 20 tuổi.

8. Nắng Đẹp Miền Nam 1957 khi ông 20 tuổi

9. Lá Thư Miền Trung 1957 khi ông 20 tuổi đánh dấu chuyển sang một giai điệu của đặc thù bolero....

9 nhạc phẩm của nhạc sĩ Lam Phương ở thập niên 1950s sau tác phẩm đầu tay "Chiều Thu Ấy"

NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU TRONG 2 NĂM QUÂN DỊCH

Năm 1958 ông nhập ngũ, và bắt đầu một thời kỳ mới về nhạc về những người lính. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ 30/4/1975.

Là một nhạc sĩ thiên về không thích chiến tranh. Hai năm quân dịch - 1958 đến 1960 - Ông không sáng tác nhiều về đời lính. Ba tác phẩm về lính của Ông tiêu biểu như sau:

1. Bức Tâm Thư 1957.
2. Chiều Hành Quân 1958.
3. Tình Anh Lính Chiến 1958.

Ba tác phẩm về lính của Lam Phương cuối thập niên 1950s


Những gì tôi viết ra đây như một cuộn phim quay ngược thời gian cuộc đời một nhạc sĩ trải qua thăng trầm với vận nước sinh ra và lớn lớn trong thời thuộc Pháp, trải gian nan thời nội chiến, rồi bôn ba tha hương cầu thực, trở về với cát bụi nơi xứ Người. Nhưng ông luôn một lòng trăn trở với nước non, không cưỡng được với Thời và Thế, nên Ông đi theo con đường tình ca như một lời tâm sự để quên lãng. 
Mời mọi người nghe 3 nhạc phẩm về đời lính của Ông. Đặc biệt bản "Tình Anh Lính Chiến" do vợ Ông ca sĩ Túy Hồng hát năm 1958. Tuy vậy, giai đoạn sau 1960, ông viết nhiều bài về Lính như hồi tưởng lại.

GIAI ĐOẠN VÀNG SON, CÔ ĐƠN VÀ CAY ĐẮNG

Đến thập niên 1960, Lam Phương viết rất nhiều bản nhạc nổi tiếng và đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về tài chính. Thời điểm đó, lương một vị đại tá quân đội cả phụ cấp vào khoảng 50 ngàn đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa, lương một vị giám đốc cũng vào tầm đó. Còn nhạc sĩ Lam Phương trong một lần lên Đà Lạt biểu diễn văn nghệ, ngồi trên khu nội trú nhìn xuống thung lũng ông viết bài Thành phố buồn và bán nó với giá 12 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều bản khác như Tình bơ vơ, Duyên kiếp... khiến ông có một tài sản lớn.

Song song với việc sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân đội, Lam Phương còn cộng tác với Trung tâm Quốc gia Điện ảnh, xuất hiện trong hai bộ phim mang chủ đề vận động cải tiến xã hội là Chân Trời Mới, Niềm Tin Mới.

Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sĩ Lam Phương đã lập gia đình. Thời gian đó ông viết nhiều tác phẩm vui tươi điển hình nhất là tác phẩm Ngày hạnh phúc. Bài hát được chọn làm nhạc hiệu Chương Trình Gia Binh của Đài Phát Thanh Quân đội và được người dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc vui triền miên". Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sĩ, cô Ánh Hằng.

Khi ở Việt Nam, nhạc sĩ Lam Phương có một tài sản rất lớn trong nhà băng. Tuy nhiên, vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, cũng như rất nhiều người khác, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân của tỷ phú Trần Đình Trường để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì, ra đi với 2 bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu, ông viết bài Con tàu định mệnh với câu hát "Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần". Khi đến đất Mỹ, ông viết tiếp bản Mất với câu hát da diết "Sau phong ba trời thêm đen tối, lìa quê hương khi mới đổi đời".

Nhạc sĩ Lam Phương sau khi đến Mỹ, trong hoàn cảnh khó khăn khi phải kiếm tiền bằng những công việc chân tay nặng nhọc thì không may hạnh phúc gia đình tan vỡ. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như Điên, Mất, Tiếc... Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lầm và Say.

Một lần nữa, ông lại trắng tay rời sang Paris, mà như ông nói rằng người ta đi tị nạn chính trị còn tôi tị nạn ái tình. Ở đây ông đã gặp được một người phụ nữ tên Hường và viết hàng loạt ca khúc vô cùng tươi vui như Bé yêu, Bài tango cho em. Điển hình là bài Mùa thu yêu đương với câu hát "Đường vào Paris có lắm nụ hồng", hồng ở đây là xuất phát từ người phụ nữ tên Hường. Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu, nên sau cùng ông viết Tình vẫn chưa yên. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga cho đến tận nay.

Gia tài âm nhạc của Ông để lại hầu hết là "Tình Ca" của chính cuộc đời ông. Những nhạc phẩm hay nhất về tình yêu là những cuộc tình có thật. Có lẽ, cũng từ những cuộc tình có thật mà nhạc của Ông lay động lòng người. Những nhạc sĩ miền Nam trước 1975, Ông là người có gia tài đồ sộ tình ca về đôi lứa nhất, thứ 2 là Trần Thiện Thanh. Chữ nghĩa trau chuốt, sang trọng, chắt chiu, rất đắt trong từng câu chữ, là thơ tình, là nhạc tình không lẫn vào ai được. Người dẫn chương trình Nguyễn Ngọc Ngạn có một đúc kết về nhạc sĩ Lam Phương rất Lam Phương.

LAM PHƯƠNG & Những Cuộc Tình Vây Quanh | by Nguyễn Ngọc Ngạn

Chương trình Thúy Nga Paris By Night phải làm 4 lần: PB22, 28, 88, và 102 mới nói hết những sáng tác của ông! Trung tâm Asia có một chương trình Asia 77 dành cho Lam Phương và Anh Bằng. Gia tài âm nhạc đồ sộ của ông có thể liệt kê theo vần alphabet sau đây, có thể còn sót.

1. Anh đã biết
2. Bài Tango cho em
3. Bài thơ không đoạn kết
4. Bãi nắng
5. Bé yêu
6. Biển sầu
7. Biển tình (1965)
8. Biết đến bao giờ (1965)
9. Bọt biển
10. Bức tâm thư (1957) - lời của Hồ Đình Phương.
11. Buồn (1978)
12. Buồn chi em ơi
13. Buồn không em
14. Cám ơn người tình
15. Chắp tay nguyện cầu
16. Chấp nhận (1984)
17. Chỉ có em
18. Chỉ còn là kỷ niệm
19. Chiếc áo mùa đông
20. Chiều hành quân (1958)
21. Chiều hoang
22. Chiều hoang đảo
23. Chiều hoang vắng
24. Chiều tàn
25. Chiều Tây Đô (1984)
26. Chiều thu ấy (1952) - lời của Cẩm Huệ.
27. Cho em quên tuổi ngọc
28. Chờ (1978)
29. Chờ một ngày
30. Chờ người (1970)
31. Chúc mừng
32. Chung mộng
33. Chuyện buồn ngày xuân (1976)
34. Chuyện tình nàng Tô Thị
35. Chuyến đò vỹ tuyến (1956)
36. Chuyến tàu Thống Nhất (1957) - lời của Hồ Đình Phương.
37. Cỏ úa
38. Con chim nhỏ mắt người tình
39. Con đường tôi về - viết chung với Lê Tín Hương.
40. Con tàu định mệnh (1975)
41. Còn đêm này thôi
42. Duyên kiếp (1960)
43. Đà Lạt cô liêu
44. Đánh mất đêm vui
45. Đèn khuya (1960)
46. Đêm dài chiến tuyến (1966)
47. Đêm tiền đồn (1970)
48. Đò tình (1990)
49. Đoạn cuối một cuộc tình
50. Đoàn người lữ thứ (1957)
51. Đơn côi (1964)
52. Đường đi trọn kiếp
53. Đường về quê hương
54. Đường trần
55. Em đi rồi
56. Em là tất cả (1965)
57. Gác vắng
58. Giã từ người yêu
59. Giòng lệ
60. Giọt lệ sầu
61. Gửi người ngàn dặm
62. Hạnh phúc mang theo
63. Hạnh phúc trong tầm tay
64. Hoa đầu mùa
65. Hương thanh bình (1954)
66. Khóc mẹ
67. Khóc thầm (1972)
68. Khúc ca ngày mùa (1954)
69. Kiếp nghèo (1956)
70. Kiếp phiêu bồng
71. Kiếp tha hương (1960)
72. Kiếp ve sầu
73. Lá thư xuân (1957)
74. Lá thư miền Trung (1957)
75. Lạy trời con được bình yên
76. Lầm (1978)
77. Lời yêu cuối
78. Mất (1978)
79. Mình mất nhau bao giờ
80. Mộng ước
81. Một đêm trăng (1957)
82. Một đời tan vỡ
83. Một kỷ niệm (1965)
84. Một mình(11/11/1990)
85. Một suy tư
86. Một thời hoa mộng
87. Mơ (1978)
88. Mùa hoa phượng (1954) viết chung với Hoàng Thi Thơ.
89. Mùa phượng cuối
90. Mùa thu yêu đương
91. Mùa thu vào mộng
92. Mùa xuân nào ta về
93. Mùa xuân không còn nữa
94. Mưa lệ
95. Nắng đẹp Miền Nam (1957)
96. Ngày buồn (1971)
97. Ngày em đi
98. Ngày hạnh phúc (1960)
99. Ngày tạm biệt (1960)
100. Nghẹn ngào (1969)
101. Nguyện cầu cho người
102. Người đến rồi đi
103. Nhạc rừng khuya (1953)
104. Nhớ (1995)
105. Như giấc chiêm bao
106. Những gì cho em (1968)
107. Niềm vui đơn côi
108. Niềm vui không trọn vẹn
109. Niềm tin
110. Nửa đời gian khổ
111. Nửa đời yêu em
112. Phút cuối (1971)
113. Quên (1978)
114. Rừng xanh thương nhớ (1984)
115. Rừng xưa
116. Sài Gòn ơi vĩnh biệt
117. Say (1978)
118. Sầu ly hương (1956) viết chung với Lê Mộng Bảo.
119. Tàu về tương lai (1985)
120. Tạ ơn mẹ
121. Tan vỡ
122. Tàn thu
123. Tháng Tư buồn (1981)
124. Thành phố buồn (1970)
125. Thiên đàng ái ân
126. Thu đến bao giờ
127. Thu sầu (1969)
128. Thuyền không bến đỗ
129. Thương (1981)
130. Thương con
131. Thương về quê em
132. Tiếc (1978)
133. Tiễn người đi (1960)
134. Tim vỡ
135. Tìm vết chân xưa
136. Tình anh lính chiến (1958)
137. Tình bơ vơ
138. Tình chết theo mùa đông
139. Tình cố đô (1956) viết chung với Mạnh Thường.
140. Tình đau
141. Tình đầu muôn thuở
142. Tình đẹp như mơ
143. Tình hè (1989)
144. Tình hồng Paris (1990)
145. Tình mẹ
146. Tình mùa đông
147. Tình người viễn xứ
148. Tình nghĩa đôi mình chỉ thế thôi (1965)
149. Tình như mây khói
150. Tình vẫn chưa yên
151. Tình thiên thu
152. Tôi sẽ đi (1990)
153. Trăm nhớ ngàn thương
154. Trăng thanh bình (1953)
155. Trước lầu Ngưng Bích
156. Tuyết muộn
157. Từ lúc em đi
158. Vĩnh biệt (1964)
159. Vĩnh biệt người tình
160. Vĩnh biệt Sài Gòn
161. Vòng tay chờ đợi (1989)
162. Vùng trời ngày đó
163. Xa (1994)
164. Xin thời gian qua mau
165. Xót xa
166. Xuân mộng
167. Yêu nhau bốn mùa
168. Yêu thầm

Năm 1959, Lam Phương và Túy Hồng kết hôn. Năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch - Đoàn kịch "Sống - Túy Hồng". Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh vinh quang. Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh, làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được "giới thiệu" trong một vở kịch của Túy Hồng. Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục "thoại kịch" và những vở kịch của ban kịch "Sống – Túy Hồng" bao giờ cũng thu hút nhiều người xem.

Năm 2016, trên kênh VOV3 của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong chương trình "Âm nhạc 168", nhạc sĩ Lam Phương đã được giới thiệu cùng với ca khúc nổi tiếng Thành phố buồn với những lời lẽ rất trân trọng: "Nhạc sĩ Lam Phương: 64 năm tận hiến cho âm nhạc". Việc trân trọng giới thiệu nhạc sĩ Lam Phương trên kênh truyền thông chính thống của chính quyền trong nước này có thể được coi là một bước tiến trong việc hòa giải dân tộc.

Ngày 15 tháng 8 năm 2018, dự án Lam Phương – The Gift (Món quà) được giới thiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án do ca sĩ hải ngoại Hoàng Hiệp cùng nhóm bạn tại Mỹ khởi xướng. Phạm Quỳnh Anh là ca sĩ xuất hiện xuyên suốt các tập. Nhạc sĩ Lam Phương có mặt để động viên tinh thần các ca sĩ và ban nhạc trong một vài tập. Dự án được phát tối thứ bảy hàng tuần trên YouTube từ ngày 18 tháng 8. Buổi giới thiệu còn có sự tham gia của nhạc sĩ Lam Phương lần đầu trò chuyện trực tuyến cùng truyền thông trong nước. 

Ông chia sẻ niềm hy vọng sẽ được sớm trở về Việt Nam để gặp gỡ khán giả dù sức khoẻ không được tốt. Trong 20 tác phẩm của nhạc sĩ Lam Phương do ca sĩ Hoàng Hiệp và Phạm Quỳnh Anh chọn biểu diễn trong dự án, có bài hát lần đầu tiên được giới thiệu chính thức với người yêu nhạc: Buồn – một trong những bài hát ít được phổ biến của nhạc sĩ Lam Phương. Bài hát Buồn từng được danh ca Khánh Ly thực hiện thu thanh, đến nay chưa có ca sĩ nào thể hiện.

KẾT

Có lẽ thế hệ chúng tôi sinh ra trong tao loạn của cuộc chiến tranh Việt Nam, lớn lên trong gian khó, và đắm chìm trong dòng văn hóa nhân bản, khai phóng ở lứa tuổi tâm lý sao chép - một bước. Nên chúng tôi yêu nhạc của Lam Phương, trong khi thế hệ con tôi lại thích dòng nhạc under-ground. Tuổi trẻ ở đâu, tắm mình trong dòng văn hóa nào, đó là tấm gương của thế hệ đó. Không thể trách nhau.

Một mình do Lam Phương sáng tác vào ngày 11/11/1990 tại Paris

Để kết về Ông tôi xin mượn clip ca sĩ Hương Giang thể hiện ca khúc "Một mình" của ông sáng tác vào ngày 11/11/1990 bên bờ sông Seine, Paris. Có lẽ, nó ứng với đời Ông?

Sài Gòn, 17:36' Thursday, Giáng sinh, 2020

Đăng nhận xét

0 Nhận xét