ĐẲNG CẤP CỦA CÁC THẾ HỆ XƯA VÀ NAY

Bài đọc liên quan:

- Tư duy là gì? 

- Một số khái niệm của tư duy

- Tư duy của người bình thường

- Tư duy thông minh

DẪN NHẬP

Về đẳng cấp trong tư duy cũng như trong thực hiện dự án cuộc đời mình các thế hệ trải qua thời gian sống và làm việc như tôi đã nói trong những live stream trên facebook và youtube rằng:

Trường học chủ yếu chỉ đào tạo ra những con người làm nô lệ - hay nói cách khác nhẹ nhàng hơn là các kiến thức hàn lâm ở nhà trường chỉ để 99% các thế hệ trở thành những kẻ làm thuê. 1% vượt ra khỏi kiến thức này để làm chủ!

Điều này đúng với Tháp nhu cầu Maslow mà ai cũng biết. Như vậy, chúng ta phải làm sao đế đến đỉnh tháp Maslow?

Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc từ thấp đến cao: Nhu cầu cơ bản (basic needs) thường được gọi là nhu cầu sinh học. Nhu cầu về an toàn (safety needs). Nhu cầu về xã hội (social needs). Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs). Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)

Về tư duy cũng vậy. 90% nhân loại là đám đông vô thức, làm theo cảm tính và trực giác - hay nói theo kiểu hàn lâm của ngài khôi nguyên Nobel Kinh tế năm 2002 Daniel Kahneman là hệ thống 1 của tư duy trong cuốn Tư duy nhanh và chậm của Ông. Trong 10% còn lại chỉ có 9% là đạt được tư duy phản biện cũng chỉ để đi làm thuê cao cấp hơn. Và 1% đạt được tư duy thông minh, thì họ là những người dẫn dắt thế giới còn lại.

Không thể trách ông Nobel kinh tế không hiểu biết gì tâm lý học, nên ông dùng từ tư duy theo hệ thống 1, tức cảm tính và trực giác, còn tư duy theo hệ thống 2, tức tư duy theo lý trí. Song, không có tư duy nào là tuyệt đối đúng và tuyệt đối sai. Chính vì thế mới có tư duy thông minh của loài người!

BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ SỰ BIẾN TƯỚNG CỦA LÀM THUÊ

Viết dong dài để đi đến vấn đề của thế hệ trẻ hôm nay đang ở chỗ nào của tháp Maslow? Và đẳng cấp của họ đang ở đâu?

Tôi có may mắn là tuy có tuổi, nhưng luôn cập nhật và đổi mới chính mình, và hiểu được rằng, trong cuộc sống chiến thắng chính mình là khó nhất, chứ không phải chiến thắng đối thủ. Nên tôi thích làm việc với giới trẻ, vì họ năng động, dễ thay đổi để làm mới mình phù hợp với thời đại họ đang sống, có thời gian để làm lại cuộc đời khi thất bại. Chính điều này tôi quan sát, ghi nhận, đánh giá và đúc kết ra các thế hệ 198x đời cuối, 199x và 200x đời đầu đang ở chỗ đáng báo động, và đó là lý do có bài viết này.

Hiện tượng bán hàng đa cấp ở Việt Nam theo sau thế giới khoảng 20 năm. Ở thập niên 1980s, nước Nhật tiên phong trong ngành thực phẩm bổ sung, nhưng nước Mỹ lại là nơi luôn xuất hiện những ý tưởng rất thực dụng và hiệu quả. Thực phẩm bổ sung được Mỹ sử dụng bán hàng đa cấp từ những sản phẩm với cái gọi mỹ miều: thực phẩm bổ sung - supplemental food. Khi về Việt Nam vào đầu những năm 200x, các Nhà Cái lại đẻ ra từ đáng đồng tiền bác gạo hơn: "Thực phẩm chức năng"! để dễ lôi kéo khách hàng hơn vì làm 90% đám đông vô thức tưởng nhầm là thuốc! Sợ thất!

Nói thực phẩm chức năng và bán hàng đa cấp để nói đến các hình thức tư duy và thực hiện dự án cuộc đời của thế hệ trẻ hôm nay. Từ quán bia ôm, các cô gái không được lãnh lượng mà được ăn chia % trên sản phẩm bán cho khách du hý, đến bán thực phẩm chức năng để lấy % hoa hồng của các đại lý của Nhà Cái, đến những Ông/Bà bác sĩ ở các bệnh viện, etc... Họ không khác nhau về đẳng cấp về mặt tư duy làm thuê kiểu nô lệ.

Câu chuyện bán hàng đa cấp và làm nô lệ theo tháp Maslow không dừng ở đó. Khoảng một thập niên trở lại đây, câu chuyện bán hàng đa cấp lan sang ở lĩnh vực bất động sản, giảng đường với cái gọi là đào tạo kinh doanh "có đẳng cấp", etc. Tại sao?

Gần đây, do những người giàu, và người có mức sống trên trung bình ở Việt Nam họ thấy ra nghịch cảnh giáo dục, y tế, an sinh xã hội nước nhà sớm hơn. Họ bỏ nước ra đi bằng nhiều cách, trong đó có cả lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản cầm quyền như Ông đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc. Trong khi đó, các cái gọi là "Đại gia bất động sản" nhờ vào là sân sau hoặc tư bản thân hữu lại chỉ biết gặm đất để kiếm ăn, mà không làm ra sản phẩm có lợi cho đất nước. Thị trường bất động sản tăng trưởng quá mức nhu cầu. Quy luật cung cầu bị phá vỡ. Người cần nhà thì không có tiền mua nhà. Kẻ thừa tiền mua nhà hoặc đầu cơ thì đã ba chân bốn cảng bay xa khỏi đất nước.

Bất động sản vì thế khủng hoảng thừa, mà lại bị Các Nhà Cái thổi giá ảo quá cao. Về xác suất thống kê để một gia đình có thu nhập bình quân trung bình ở các quốc gia tiên tiến, tính theo mức lương thu nhập của người làm thuê, thì họ chỉ cần làm việc 24 đến 36 tháng là mua được nhà, nếu họ chỉ trích ra 10% lương hằng tháng để trả tiền mua nhà theo nghĩa của nền kinh tế tạm ứng tương lai, thì phải mất 20 đến 30 năm sẽ có căn nhà. Nhưng ở Việt Nam hiện nay thực tế khách quan là người làm thuê, nếu bỏ hết 100% lương để mua nhà thì 1.000 năm cũng chưa có căn nhà!

Thế là xã hồi Việt lại đẻ ra một ngành đa cấp mới: đa cấp mua bán bất động sản. Người người, nhà nhà làm cò buôn bán nhà đất, ai cũng có một cái gọi là "công ty" nhưng không có giấy phép kinh doanh, hoặc làm thuê cho các tập đoàn bất động sản với lương bèo bọt chỉ đủ tiền ăn sáng và hưởng % hoa hồng theo chỉ tiêu định mức - quota. Hoàn thành tốt sẽ nâng lương, nâng chức. Không hoàn thành thì mất việc. Và chính những người mất việc ra mở nhóm, mở "công ty" không giấy phép, mượn các trang quảng cáo trên không gian ảo để kiếm khách hàng. Họ nâng giá cò từ 1% những mảnh đất lớn lên thành 3%, nhà lớn nhỏ cũng 3% hoa hồng, nhưng họ lại không có kỹ năng, thương hiệu, và uy tín, mà lại muốn ngồi mát ăn bác vàng.

Lại nói thêm những cô gái đẹp về thể hình đi làm cò bất động sản của các công ty cò bất động sản lớn nhỏ kiểu tôi nói như trên để được thăng chức giám đốc này nọ có khi bán cả trôn để nuôi mồm!

Đó là thảm trạng của xã hội và là đẳng cấp của những cô gái làng chơi bán bia ôm mà tôi nói ở phần đầu bài viết, của những người trẻ có bằng đại học đình đám ở Việt nam hiện nay của các thế hệ 198x đời cuối, 199x và 200x đời đầu! Họ bằng nhau về đẳng cấp kinh doanh, nhưng họ lại khác nhau đẳng cấp về học thức. Song cái đáng sợ là ở đẳng cấp tử tế thì những người trẻ có học thức lại thấp hơn các cô gái làng chơi, vì các cô gái bỏ thân xác và sức lao động để được % hoa hồng trên sản phẩm bán ra cho Nhà Cái, còn người có học thì không có gì để bỏ ra, ngoài việc làm cò kiểu xưa cũ!

QUẢN LÝ RỦI RO VÀ TIỀN TỪ Ý TƯỞNG

VẤN ĐỀ TƯ DUY PHẦN 1

VẤN ĐỀ TƯ DUY PHẦN 2

Trong kinh doanh có 4 đẳng cấp:

1. Làm thuê cho người khác tức làm nô lệ cho người khác là đẳng cấp thấp nhất, thường ở người chọn lựa sự an toàn nhưng sợ sự tự do, nên suốt đời làm nô lệ. Loại người này dừng ở mức tư duy đúng sai, hay còn gọi là tư duy tuyệt đối hay tư duy phân tích. Họ nhìn đời cực đoan theo nghĩa đen và nghĩa bóng.

2. Làm thuê hay làm nô lệ cho chính mình. Đây là những người bắt đầu thức tỉnh và thoát khỏi cuộc đời làm thuê. Họ chọn sự tự do và chấp nhận rủi ro. Tuy đẳng cấp cao hơn loại 1, nhưng họ vẫn là kẻ làm thuê, không hơn, không kém. Những người này đã đạt đến tư duy phản biện, nhưng chưa chín muồi.

3. Loại mở công ty và thuê người khác làm. Việc của họ là nối kết nhân sự, đẻ ra ý tưởng để người làm thuê của họ làm ra lợi nhuận. Đẳng cấp này cao hơn loại 1 và 2. Họ không chỉ chọn sự tự do và sự rủi ro, nhưng họ hiểu biết hơn loại 2 là họ bắt đầu học cách quản lý rủi ro. Suy cho cùng trong quản trị kinh doanh, quản lý rủi ro là đỉnh cao mọi quản lý chứ không phải là quản lý nhân sự, càng không phải là quản lý tài chính, etc... Bắt đầu ở đây, họ có tư duy thông minh, và bắt đầu chập chững học quản lý rủi ro, học cách bắt đồng tiền làm việc cho mình để gặt hái kinh nghiệm cả từ thành công và thất bại.

4. Loại đầu tư, mua bán và kinh doanh vốn, loại này chỉ chiếm 1% nhân loại. Họ đã có công ty, và tiến thêm bước nữa là họ lập ra hệ thống, đầu tư vào các công ty khác, lĩnh vực họ có chuyên môn cao, hoặc lĩnh vực khác mà họ khảo sát, đánh giá khả thi mà có tiềm năng trong tương lai - gọi là đầu tư rủi ro. Họ chỉ dùng ý tưởng để làm ra tiền, không còn làm nô lệ cho người khác và của đồng tiền, mà họ bắt đồng tiền làm việc cho họ một cách thông minh, hầu như họ không còn thất bại. Cho dù thất bại, họ vẫn trở lại nhanh chóng và mạnh mẽ. Ví dụ như đương kiêm Tổng Thống Hoa kỳ ngài Donald J. Trump. Với họ, quản lý rủi ro là hàng đầu. Mọi dự án trước khi ra đời họ phải đảm bảo giải quyết được rủi ro, nếu không, họ ngưng dự án. Và nếu quản lý được rủi ro, thì dự án khởi động và chạy bon bon đến thành công. Đến đẳng cấp này, dù ở trong tù họ vẫn điều hành công việc ngoài đời, mà thong dong, an nhàn, không lo nghĩ.

Đỉnh cao của tư duy là tư duy thông minh gồm: tư duy tương đối và tư duy hệ thống chỉ có ở loại người thứ 4. Đỉnh cao của quản lý là quản lý rủi ro. Đỉnh cao của kiếm tiền là tiền làm ra từ ý tưởng chứ không phải làm ra từ tiền hay từ sức lực vai u thịt bắp. Và đỉnh cao của mọi giá trị là sự tử tế rằng: tiền phải làm ra từ ý tưởng, bắt đồng tiền phục vụ việc kiếm tiền cho mình, còn mình đi làm việc tử tế với cuộc đời để trả nợ cuộc đời đã sinh ra mình, đã nuôi dưỡng mình, đã dạy mình trở nên người tử tế. Ai không làm được việc này đừng nghĩ đến khởi nghiệp hoặc làm dự án lớn, nhỏ.

KẾT

Dong dài để thấy một điều cơ bản là các bạn trẻ cần nghiêm túc nhìn lại mình. Quan sát, ghi nhận, đúc kết và đưa ra kết luận cho chính mình một cách khách quan hoặc tìm một cố vấn đỡ đầu dạy, nâng đỡ mình, để trả lời những câu hỏi sau:

1. Tôi là ai?

2. Tôi đang ở đẳng cấp tư duy nào?

3. Tôi đang ở đẳng cấp nào trong 4 loại người trên?

4. Tôi phải làm gì để nâng đẳng cấp mình lên ở tầng trên cùng của đẳng cấp tư duy và là 1% của thế giới?

Vì nhìn thế trẻ hiện nay đa phần ở đẳng cấp quá thấp, nên tác giả có bài viết này. Mong các bạn trẻ nhìn cái nhìn bao dung và khai phóng để bản thân thoát được tư duy bậc thấp, mà đi đến đỉnh cao của tư duy thông mình, và thành đạt bằng sự tử tế.

Đa Khoa Phước Sơn, 9:46' Sunday, 22 Nov 2020

Đăng nhận xét

7 Nhận xét

  1. Thầy viết bài nào cũng hay, dễ đọc dễ hiểu. Con cảm ơn thấy nhiều, luôn mong chúc thầy sức khỏe tốt ạ.

    Trả lờiXóa
  2. Cam on bac sy. Con se co gang de nang dang cap

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn bs rất nhiều, đã giúp con nhận ra mình ở đâu. Sẽ cố gắng để vượt lên, mong muốn được bs chỉ dẫn.

    Trả lờiXóa
  4. Chưa chắc tầng càng cao càng tốt cho mình. Mỗi người có tiêu chuẩn riêng. Công việc làm ăn đôi khi chỉ là chuyện cần phải làm.

    Trả lờiXóa