CHUẨN BỊ TÀI CHÍNH CHO CON TỴ NẠN GIÁO DỤC NHƯ THẾ NÀO?



Bài đọc liên quan:
+ Nói với phụ huynh du học sinh
+ Nói với du học sinh


Ngoài những rủi ro trong du học như tôi đã viết trong những bài có liên quan. Vấn đề tài chính không chỉ đóng vai trò quyết định cho việc phỏng vấn visa, mà còn là yếu tố quyết định du học thành bại.

Tình hình sau khi Khuyến Học Việt hoạt động đến nay đã 2 tháng, có nhiều phụ huynh liên hệ để tư vấn. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất vẫn là tài chính cho việc mà chính các phụ huynh đang làm trong ngành giáo dục thường nói thẳng rằng, tôi cho con đi du học là vì tỵ nạn giáo dục. Tôi sẵn sàng ăn khổ, làm việc cực để con tôi không thành đứa trẻ trâu dưới nền giáo dục tệ hại như hôm nay. Chính vì thế tôi xin viết bài này, ngõ hầu các phụ huynh và học sinh cần biết.

Khi bạn cho 1 đứa con du học từ bậc phổ thông bạn cần phải biết rằng, cả thế giới thì số trường có học bổng toàn phần cho bậc học này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đã thế, con bạn phải chiến đấu với trẻ em cả nước Việt và trẻ em trên toàn thế giới để lấy được học bổng toàn phần ở bậc trung học. Vì thế, đa phần trẻ du học bậc trung học là phải đóng tiền trọn gói, hoặc số ít phải chi phí 50% ăn, ở và học khi đi du học. Và bạn cũng không thể chắc rằng, con bạn có thể nhận học bổng toàn phần, dù nhận toàn phần thì con bạn cũng phải tốn những phí khác ngoài học bổng đó.

Ngoài số tiền 50% hoặc đóng toàn bộ ở các trường trung học rẻ nhất cuãng phải tốn USD16,000 ra, bạn còn phải tốn thêm ít nhất 5 món tiền sau:

1. Tiền sách vở.

2. Tiền sử dụng internet và các dịch vụ liên quan.

3. Tiền tiêu vặt khi con bạn đi shopping, nghỉ mùa giáng sinh.

4. Tiền vé máy bay khứ hồi khi con bạn về quê thăm gia đình hằng năm.

5. Tiền bảo hiểm y tế, kể cả tai nạn hằng năm.

Vị chi, các bạn phải tốn thêm ít nhất từ USD6,000 đến USD10,000 cho chí phí từng năm du học. Tốn nhất là năm đầu tiên du học, vì trẻ cần mua vật dụng cá nhân như chăn mền, tivi, máy in, v.v... để phục vụ việc học.

Ở các nước tiên tiến, mỗi khi chuyển trường, trẻ không mang vật dụng cá nhân sang trường khác, mà thường vứt đi cho nơi bán đồ cũ, hoặc cho hội tương tế người vô gia cư, hoặc tặng lại cho đàn em mới vào. Khi sang trường mới, trẻ lại bỏ tiền nhà ra mua tiếp những cái mới để dùng. Đó là gánh nặng cho gia đình, nhưng văn hóa tiêu dùng là như vậy, phụ huynh không thể bắt trẻ phải tiết kiệm, vì chở những thứ này đến trường mới thì vừa khổ, lại vừa tốn tiền không rẻ.

Tổng số tiền mà bạn phải chuẩn bị cho con mình du học 4 năm trung học và 4 năm đại học là 8 năm. Mỗi năm ít nhất 500 triệu Việt Nam đồng. Như vậy bạn phải chuẩn bị tài chính ít nhất khoảng 4 tỷ. Bốn tỷ đồng là tiền tươi, chứ không phải là tiền mà bạn dự tính hiện nay mình đang làm ra.

Và dĩ nhiên, bạn không thể dựa vào những người thân của bạn ở quốc gia mà con bạn sẽ du học có thyể giúp bạn về mặt tài chính. Tôi đã chứng kiến nhiều gia đình thất bại với hy vọng thiếu thực tế này.

Tại sao là như vậy, vì tình hình kinh tế làm ăn không thể nói trong 8 năm tới bạn có thể tìm ra được số tiền ấy. Mặc dù, theo xác suất thống kê là 33% bạn giữ được thu nhập như hiện tại; 33% bạn có thể thu nhập cao hơn hiện tại; và 33% bạn thất thu và có thể mất trắng. Nhưng việc làm ăn kinh tế ở Việt Nam thì luôn bấp bênh, khó ổn định do hình thái chính trị mà chính quyền luôn muốn ổn định gây ra. Đây là một vấn đề khác, sẽ bàn ở những bài viết khác.

Chính vì thế, tôi chỉ có một lời tư vấn về tài chính cho các bạn phụ huynh và học sinh chuẩn bị du học phải chuẩn bị tiền tươi chứ đừng hy vọng vào tiền mình sẽ làm ra trong hiện tại và tương lai để lo việc tỵ nạn giáo dục.

Chúc các bạn thành công.


Khuyến Học Việt, 13h26' ngày thứ Năm, 03/9/2015

Đăng nhận xét

0 Nhận xét