TIỀM NĂNG TRỚ TRÊU CỦA PUTIN

Ngày đăng: [Tuesday, July 03, 2012]
Cảm ơn cháu Nguyễn Ngọc Khánh đã dịch bài này. Xin mời mọi người đọc bài nước Nga để nhìn về nước Việt tương lai.

Bài đọc liên quan:

Bài viết gốc: Putin’s Ironic Potential

Bài viết của bà Lilia Shevtsova, bà là trợ lý cao cấp của Quỹ Carnegie cho Hòa bình Quốc tế tại Mạc Tư Khoa.

MẠC TƯ KHOA – Sự tái chinh phục của Vladimir Putin trên cương vị tổng thống Nga đã gặp phải sự chế giễu rộng rãi kể cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự trở lại điện Kremlin của nhà độc tài này có thể là hy vọng tốt nhất của nước Nga để đưa nước này thoát khỏi tình trạng trì trệ.

Với sự khinh miệt công khai của mình dành cho xã hội Nga - được minh họa bằng sự phản ứng đầy nhạo báng của Putin trước các cuộc biểu tình rộng khắp - cũng như sự kiêu ngạo của ông, việc sẵn sàng bóp nghẹt bất đồng chính kiến, và nỗi sợ hãi phải cạnh tranh, Putin đã đơn thương độc mã bác bỏ sự hoang tưởng dai dẳng, bằng cách chính bản thân ông ta truyền bá: cá nhân hoá quyền lực có thể hiện đại hóa đất nước trong khi vẫn duy trì sự ổn định.

Chắc chắn là, điện Kremlin của Putin - và những sai nha tham nhũng của ông ta - vẫn nắm quyền hành (to call the shots) . Và, trong khi quyết định quay trở lại cương vị tổng thống đã làm phật lòng các phần tử năng động nhất của tầng lớp dân cư thành thị Nga, những  công dân của phần còn lại nước Nga vẫn không hài lòng nhưng không lên tiếng. Tương tự như vậy, tầng lớp chính trị và trí thức suy đồi ở nước Nga, những người mà dân chúng trông cậy rằng sẽ ủng hộ sự đổi mới, đã sao lãng việc hành động. Giá dầu tăng toàn cầu, nỗi sợ sự đổi mới cố hữu, thiếu một sự lựa chọn khả thi, và sự trông chờ vào của bố thí của nhà nước đã giữ nước Nga trong tình trạng trì trệ.

Hơn nữa, điện Kremlin của Putin đã sử dụng phương Tây - vốn mong muốn sự  tham gia và một sự "thiết lập lại" chính sách với Nga - nhằm hợp pháp hóa chế độ độc tài  và cung cấp những cơ hội cho những sai nha tha hóa của mình hội nhập vào xã hội phương Tây. Thật vậy, bằng cách sử dụng phương Tây để rửa những đồng tiền bẩn thỉu của họ, theo một cách nào đó, Putin và tay chân của ông ta đã trả thù sự sụp đổ của Liên Xô bằng cách phá hoại các giá trị của phương Tây và làm mất uy tín nền dân chủ tự do trong con mắt của người dân Nga.

Tuy nhiên, các rạn nứt đang hình thành trong xã hội Nga, đe dọa đến hiện tình nước Nga. Và không phải sự chống đối hay nổi loạn của quần chúng đang bắt đầu gây mất ổn định chế độ Putin, mà chính các lực lượng đã giúp giữ cho chế độ Putin sống sót mới là mối nguy cho chính chế độ này.

Sau 12 năm đợi chờ thay đổi từ thượng tầng kiến trúc, cuối cùng, người Nga đã hiểu rằng hệ thống chính trị của họ chỉ có thể được chuyển đổi từ hạ tầng cơ sở - thông qua cuộc cách mạng quần chúng. Vì không có các thể chế cho phép họ biểu hiện sự bất bình của mình để đòi hỏi tham nhũng phải giảm đi, nó đã bảo đảm quyền lực của giới cầm quyền, họ chỉ còn cách xuống đường.

Nhưng vấn đề còn đọng lại là, liệu lần này nước Nga sẽ thoát khỏi bi kịch trong vở tuồng truyền thống của mình, trong đó chế độ mới hóa ra lại bạo tàn hơn so với chế độ cũ? Hay nước Nga sẽ tìm thấy một con đường cách mạng ôn hòa để theo đuổi?

Hiện nay, điện Kremlin đang góp phần vào sự tàn lụi to lớn của chính nó, khủng bố tinh thần xã hội Nga một cách cố ý. Phủ nhận giá trị của chủ nghĩa tự do bằng cách sử dụng và bổ nhiệm những lãnh đạo cấp tiến với những văn ngôn mang chất cấp tiến sáo rỗng để điều hành nền cai trị độc đoán của nó, để lại sự đối lập chính trị cho các đảng cánh tả và dân tộc chủ nghĩa.

Và việc quay trở lại của Putin trong việc áp dụng chủ nghĩa Stalin bằng việc gửi cảnh sát lục soát nhà của những người đối lập, kết hợp với nỗ lực kích động sự thù địch giữa các tầng lớp trong xã hội của ông ta - ví dụ như giữa người dân tỉnh lẻ nước Nga và tầng lớp trung lưu thành phố - làm sâu sắc thêm sự đối kháng và không tin tưởng giữa quần chúng nhân dân. Bằng cách này, chế độ của Putin làm sâu sắc thêm sự trả đũa đối với những nhà chính trị bất đồng chính kiến - từ đó cản trở sự thay đổi trong hòa bình.

Những căng thẳng từ lâu đã bắt đầu nóng lên; hàng chục ngàn người đã xuống đường kể từ công bố năm 2011 của Putin rằng ông ta sẽ giành lại ngôi vị tổng thống. Việc ông ta trở lại điện Kremlin đã kích động một số các cuộc biểu tình lớn nhất mà Moscow từng chứng kiến kể từ thập niên 1990. Và, trong khi các cuộc biểu tình quần chúng đã giảm dần - phần lớn là do kết quả của điều luật chống biểu tình hà khắc mới - càng nhiều mâu thuẫn phía dưới tảng băng chìm, và cuối cùng tức nước ắt sẽ phải vỡ bờ.

Bằng cách kiểm duyệt các phương tiện truyền thông, làm mất uy tín phe đối lập ôn hòa, và khiêu khích nỗi bất mãn trong nhân dân, Putin đang đùa với lửa. Thật không thể dự đoán được khi nào thì nước Nga sẽ bùng nổ, nhưng các rạn nứt trong hệ thống là không thể chối cãi và nó ngày càng gia tăng.

Điện Kremlin, còn xa mới có khả năng  kiểm soát tình hình, không nắm bắt đầy đủ chuyện gì đang diễn ra. Nước Nga đang lao đầu vào vách đá. Những nổ lực rửa tiền lượng lớn của các sai nha ở điện Kremlin để chuẩn bị cho một cuộc hạ cánh an toàn cho mình ở phương Tây cho thấy rằng, ngay cả trong con mắt của băng đảng của Putin thì, sự kết thúc của thời kì Putin đang đến gần.

Tuy nhiên, Kremlin của Putin tiếp tục làm việc không mệt mỏi để ngăn chặn việc hình thành lực lượng chống đối mạnh mẽ - làm gia tăng nguy cơ khi chế độ sẽ sụp đổ thì không có một lực lượng thay thế có đủ khả năng để lèo lái đất nước. Putin còn nắm giữ quyền lực càng lâu, thì thảm cảnh cuối cùng của chế độ ông ta càng tàn khốc.

Cả Nga và phương Tây phải bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai nước Nga. Nhưng đáng tiếc thay, sự thức tỉnh của nước Nga gặp phải thời kỳ mà sự khởi đầu của cái thoạt trông như là suy thoái ở phương Tây. Tuy nhiên, thay vì vẫn đồng lõa với chế độ tham nhũng của Putin, phương Tây phải giúp nhân dân Nga tìm kiếm vận mệnh mới của chính họ.

Và người dân Nga không được từ bỏ niềm hy vọng. Mà phải thấy rằng là sự trở lại điện Kremlin của Putin, mặc dù đau đớn, nhưng có thể nó là sự kết thúc nỗi đau của họ vì nó là ngòi nổ cho sự phá hủy chế độ Putin. Khi sự lựa chọn giữa sự chấm dứt nhanh một chế độ đã lỗi thời và sự suy thoái từ từ của chế độ thì, một sự sụp đổ nhanh gọn sẽ có một triễn vọng tốt hơn cho một khởi đầu mới.

@Project Syndicate 2012

Nguyễn Ngọc Khánh dịch - BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic, 17h08’ ngày thứ Ba, 03/7/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét