THỬ PHÂN TÍCH "CÁI CHẾT" CỦA OSAMA BIN LADEN

Ngày đăng: [Tuesday, May 03, 2011]
Thế giới đám đông luôn bị định hướng bỡi các chính khách. Đó là qui luật của muôn đời.

Từ thời Khổng Khâu đưa thuyết Nho giáo để các chính khách bóp méo cho mình là thiên tử thay trời trị dân. Cho đến ngày nay, mọi thông tin ở thế giới phẳng càng giúp cho các chính khách tăng quyền lực khi họ sử dụng quyền lực thứ tư để phục vụ cho việc định hướng của mình - thông tin báo chí.

Cách nay hơn tháng tôi có viết bài Vì sao có chiến tranh. Trong bài viết ấy chỉ nhìn một nửa nguyên do, nó như điều kiện cần để chiến tranh của lòai người vì sao cứ liên tục xảy ra? Còn một nguyên do nữa,  nó như điều kiện đủ để chiến tranh xảy ra - là do sự sắp đặt của các cường quốc - thông qua sự chủ động định hướng của họ với thế giới còn lại.

Cuộc khủng hỏang kinh tế tòan cầu 2007-2009 vừa qua là một nguyên do để các cường quốc làm công việc định hướng thế giới nhảy vào lò lửa chiến tranh.

Hơn hai thập niên với cách sử dụng hình thái chủ nghĩa tư bản nhà nước thân tín, Trung Hoa trở thành xưởng sản xuất chính của tòan cầu. Với nền kinh tế có chỉ huy, Trung Hoa trở thành chủ nợ khắp năm châu và làm lung lay vị trí các siêu cường. Nhưng đằng sau một nhà nước mạnh thì dân Trung Hoa đang đói rách, với đồng lương không tương xứng với công sức của họ bỏ ra, mà nhà nước tư bản thân hữu đã áp đặt. Trung Hoa bắt đầu đi vào chu kỳ bạo lọan khi GDP đầu người của họ đạt mức 3.000 đô la Mỹ, nhưng đời sống người dân nông thôn có chỗ chưa đến 100 đô la mỗi năm. Sự phân hóa xã hội giàu nghèo làm nảy sinh mầm bạo lọan. Buộc đại hội đảng cộng sản Trung Hoa phải hướng nền sản xuất cho xuất khẩu - để phục vụ cho nhà nước và một bộ phận than hữu với các chính khách giàu, nhưng người dân thì nghèo đến cùng đinh - chuyển sang một nhà nước chú trọng đến thị trường nội địa. Nếu không, một cuộc cách mạng xã hội xảy đến với Trung Hoa là điều không thể ngăn cản.

Chị Gấu Nga, một thời oanh liệt đang ngồi chờ thời trổi dậy sau những đổ nát do một thế hệ đầy tội lỗi đưa dân tộc theo chủ nghĩa ảo tưởng - một thế giới đại đồng với những con người luôn còn bản năng động vật. Nhưng cũng lắm mầm móng bạo lọan dưới sự cai trị của một hệ thống tình báo thời tả khuynh cực đoan. 
Hai đồng minh tả khuynh ngày nào cơm không lành canh không ngọt - Nga Hoa - đã bị người Mỹ chơi trò rẻ thúy chia loan để cai trị, bây giờ giật mình cần xích lại gần nhau để tạo ra một cực. Nhưng vẫn chưa ai chịu ai ở vị thế đàn em.

Hơn ba thập niên bỏ đồng minh tạm thời Việt nam Cộng Hòa, để chiếm lấy một thị trường đông dân và có một hậu cần nhân công giá rẻ. Người Mỹ đã bị cái gọi là gậy ông đập lưng ông, khi các nhà tư bản Mỹ đã đầu tư và đẩy mạnh nền kinh tế Trung Hoa để kiếm lãi. Bây giờ, họ lại là con nợ lớn nhất của Trung Hoa, nhưng các nhà tư bản của họ lại ngày càng béo bở với chính sách neo đồng nhân dân tệ giá thấp. Họ chủ trương hạ thấp giá đồng đô la Mỹ bằng chính sách lãi suất đồng đô la bằng zero và tả xung hữu đột khắp nơi để cai quản tòan cầu. Nhưng tâm tư người dân Mỹ cũng bắt đầu dao động, không đồng tình với những chính quyền của lưỡng đảng chỉ biết làm núi nợ mà họ phải gánh lấy ngày càng cao.

Châu âu sau hai thập niên liên kết hòng làm nên một khối mạnh để lấy lại vinh quang thời cựu lục địa tung hòanh ngang dọc khắp thế giới. Nhưng lực bất tòng tâm, các thành viên đang rơi vào sụp đổ tài chính vì thâm thủng chính sách công. Các cuộc đình công và biểu tình vì thất nghiệp xảy ra liên tục. Dù người Đức luôn minh triết để vực một nửa chia ly, ngu muội suy tàn theo thế giới cộng sản và đang gánh vác những thành viên kém cõi trong liên minh. Họ cũng hình thành một cực, nhưng vẫn luôn sát cánh với người Mỹ, khi hữu lý và có lợi cho mình.

Đức tin làm con người có thể nhảy vào chảo lửa. Chiến tranh của loài người tạo ra suốt chiều dài lịch sử đều bắt nguồn từ tôn giáo và sắc tộc cũng do đức tin. Vì các chính khách lợi dụng tôn giáo và sắc tộc để đẩy đám đông vô thức vào chảo lửa chiến tranh để mưu cầu danh lợi cho riêng mình. Các tôn giáo càng có tuổi đời càng trẻ thì mức độ mỵ đám đông càng tinh vi và tạo ra làn sóng cuồng tín càng đến mức tột đỉnh. Hồi giáo ra đời chỉ mới 14 thế kỷ, nhưng lại là một tôn giáo có người theo đứng hàng thứ 2, sau Thiên Chúa giáo và hầu hết là các tín đồ cuồng tín tử vì đạo. Họ hình thành một cực khác với thế giới còn lại vì một thế giới Ả Rập trung tin với thánh Alla, nhờ vào tài nguyên thiên nhiên ban phát - túi dầu của thế giới.

Thế giới đa cực hình thành sau 20 năm nó được trở về với đơn cực. Trong thế giới đa cực đó, những nước tư bổn giãy chết đang cố giữ vị trí siêu cường. Khối tả khuynh ngày nào với sự trổi dậy của Trung Hoa đã và đang cạnh tranh vị trí siêu cường số 1 của Mỹ. Và cuối cùng là khối Ả Rập với những chiến binh Hồi giáo cực đoan chìm như Osama Bin Laden hay nổi như Muamua Gaddafi muốn Trung Đông và Bắc Phi không bị phương Tây và Mỹ chỉa mũi vào.

Trong thế giới đa cực ấy, hai khối là siêu cường về kinh tế và quân sự. Một thế giới Hồi giáo sống bám vào của trời cho, dưới sự dẫn dắt của những chế độ ngu dân và độc tài nhờ vào đức tin Hồi giáo.


Khi nội tình các siêu cường có vấn đề động loạn, họ nghĩ ngay chuyện tạo dựng chiến tranh ở nơi khác, ngoài biên giới của họ. Hòng tạo sự định hướng tư duy dân chúng cũa họ quên đi tình hình bi đát trong đất nước. Những kẻ mạnh về kinh tế và quân sự luôn là kẻ chiến thắng. Và bạo loạn ở Trung Đông - Bắc Phi bắt đầu bằng bàn tay sắt bọc nhung của nước Mỹ - đưa một đứa con da đen của một du học sinh châu Phi lên làm tổng thống nước Mỹ để lãnh đạo toàn cầu. Lập tức những người da đen đồng chủng nhìn thấy giá trị dân chủ Mỹ. Họ cũng muốn mình như Obama. Bạo loạn Trung Đông Bắc Phi còn là mũi tên thứ hai đánh vào cơn khát năng lượng và khoáng sản của Trung Hoa. Bạo loạn Trung Đông và Bắc Phi còn là mũi tên định hướng dân tình trong nước các siêu cường đang bấn loạn. Và bạo loạn Trung Đông Bắc Phi còn là sự khẳng định trở lại siêu cường số 1 của Mỹ ở khu vực này. Chiến tranh để giải quyết công ăn việc làm. Và cái chết của Osama Bin Laden cũng là một mũi tên cho nhiều mục đích của nước Mỹ đã kể ở trên. Đó là chưa kể một mũi tên khác giúp ông Obama ra tranh cử lần hai sau khi ông mất lòng dân đến thảm hại.

Nhưng liệu Osama Bin Laden đã chết chưa, hay là ông ta vẫn còn trong vòng điều tra của người Mỹ sau khi bắt sống? Vì tất cả các bằng chứng hiện thời chưa cho thấy xác chết thực của ông ta. Cũng như, thông báo thủy táng vội vả ông ta mà nước Mỹ đã dưa ra hồi 23h30' đêm ngày 01/5/2011 giờ Washington.

Osama Bin Laden chưa chết và còn nằm trong tay điều tra của người Mỹ mới là những vấn đề đặt ra đối với một cực khuynh tả Nga - Hoa. Đây cũng là một Conspiracy theory (thuyết nghi ngờ hay âm mưu) vậy.

Asia Clinic, 17h26', ngày thứ Ba, 03/5/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét