THỜI KỲ CHIẾN TRANH TIỀN TỆ MỸ TRUNG THỰC SỰ BẮT ĐẦU?

Ngày đăng: [Wednesday, March 18, 2015]

Bài đọc liên quan:

Năm 2013 tại Johanesburg Nam Phi, Trung Hoa đã đưa ra sáng kiến thành lập ngân hàng BRICS. Năm quốc gia hàng đầu mới nổi thành lập ngân hàng BRICS - gồm Brasil, Rusia, India, China và South Africa - do Trung Hoa cầm đầu. Đến đầu năm 2014 thì ký kết thành lập. Không biết cái BRICS Bank này đã làm được gì chưa, nhưng Nga thì bị trừng phạt và suy sụp kinh tế, Trung Hoa đang khủng hoảng kinh tế, Brasil cũng đang khốn khổ vì kinh tế.

Ngoài ra, khối BRICS có những rạn nứt về văn hóa và chính trị, nên khó thành. Nhưng một số tiến triển hợp tác kinh tế của Trung Hoa với Nam Mỹ gần đây cho thấy ngân hàng BRICS có hiệu quả của nó.

Năm nguyên thủ quốc gia mới nổi thành lập Ngân hàng BRICS vào năm 2014 tại Brasil.

Giờ Trung Hoa lại nghĩ ra "sáng kiến" thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu (AIIB: Asian Infrastructure Investment Bank) gồm hơn 21 quốc gia thành viên châu Á tham gia, trong đó có Việt Nam. Ngày 24/10/2014, tại Bắc Kinh cuộc họp và ký kết thành lập AIIB đã được tổ chức.

21 bộ trưởng tài chính của 20 quốc gia châu Á ký kết thành lập AIIB tại Bắc Kinh.

Hôm thứ Năm tuần trước ngày 13/3/2015,Geoerge Osborne, bộ trưởng tài chính Anh tuyên bố sẽ tham gia AIIB; tiếp theo sau là Đức, Pháp và Ý cùng tham gia. Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne nói việc tham gia AIIB là một cơ hội đặc biệt cho Anh và cho châu Á để đầu tư và cùng phát triển.

George Osborne hân hoan đồng ý gia nhập AIIB.

Trong chuyến đi thăm Úc cuối năm 2014, ông Tập Cận Bình đã ngỏ lời mới Úc tham gia góp vốn vào AIIB, và thủ tướng Tony Abbott đã rất hoan nghênh ý tưởng này.

Tập Cận Bình đã ngỏ lời với Tony Abbott tham gia AIIB sớm trước thời hạn đóng cửa tham gia vào ngày 31/3/2015 này. Nhưng phía Úc chưa chính thức đồng ý.

Đây sẽ là một ngân hàng đối đầu với World Bank, IMF, kể cả ADB. Mấy hôm nay Hoa Kỳ lo sốt vó vì tại sao Trung Hoa không tham gia vào 3 ngân hàng trên mà lại đi mở ngân hàng mới để làm chủ soái với trị giá 50 tỷ đô la, mặc dù với số vốn này AIIB là ngân hàng nhỏ hơn cả ADB, và không thể sánh với IMF hay World Bank.

Một cuộc chiến tranh tiền tệ giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa đang mở ra. Rất nhiều thông tin và bàn luận của các chuyên gia hàng đầu vạch chính sách cho Hoa Kỳ và khắp thế giới đã viết ra trong mấy ngày qua, nào là AIIB sẽ là thảm họa cho Hoa Kỳ, nào là đồng minh của Hoa Kỳ đang đổ xô đến ngân hàng mới của Trung Hoa. Hôm 13/3/2015, tờ The Guardian chạy tít: Mỹ tức giận Anh chịu sự dẫn đầu của Trung Hoa tại AIIB.

Tất cả các điều trên cho thấy phương Tây đang đi tìm sự liên kết mới để cứu cơn khủng hoảng kinh tế đang đổ ập lên đầu họ. Nhưng cũng không loại trừ phương Tây đang tìm liên minh mới để làm đối trọng với đồng đô la. Chúng ta cũng không loại trừ phương Tây muốn nắm thông tin tình hình tài chính châu Á. 

Ông Obama sẽ thăm Úc vào tháng 5 tới trong chuyến công du 3 quốc gia Đông Á.

Đồng Yuan Trung Hoa cho đến nay vẫn neo đậu tỷ giá ổn định ở mức xung quanh 6.2 Yuan ăn 1 đô la Mỹ. 

Cho đến nay, đồng đô la Mỹ vẫn chiếm 65% dự trữ cho các ngân hàng trung ương trên toàn cầu để bảo hộ mậu dịch và giá trị đồng tiền của quốc gia mình. 15 dự trữ của các ngân hàng trung ương là đồng Euro. Số còn lại là vàng.

Hãy nghe một bài phát biểu của F. William Engdahl về Mầm móng của sự hủy hoại.

Chỉ một lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ về vấn đề Ukraina trong 6 tháng cũng đủ làm cho cường quốc Nga nay nghèo đói và có nguy cơ bạo loạn chính trị.

Thế giới này, Hoa Kỳ là con ong chúa, và Trung Hoa là con ong thợ. Ong chúa muốn sống vương giả thì, cần phải có ong thợ cần mẫn và hy sinh. Ngược lại, ong thợ luôn cam phận làm kẻ sai nha cho ong chúa, để tổ ong là một tập thể đoàn kết và vững bền. Khi ong thợ ra đi, liệu ong chúa có còn là chủ sói của tổ ong?

Thế nhưng, Hoa Kỳ sẽ chuyển trục sang Thái Bình Dương sau 40 năm bỏ nó và sang Trung Đông. Liệu có một bán đảo Crimea như thế ở Đông Á trong tương lai? Liệu có một lệnh trừng phạt như Nga ở Trung Hoa?

Liệu bao lâu nữa đồng Yuan sẽ soán ngôi đồng đô la Mỹ, hay phải khốn đốn như đồng Yên Nhật hồi 1990, và đồng Euro hiện nay? Nhưng chắc chắn một điều là trong vòng 10 năm tới thế giới sẽ có những thay đổi lớn về kinh tế chính trị toàn cầu.

Asia Clinic, 18h23' ngày thứ Tư, 18/3/2015

Đăng nhận xét

0 Nhận xét