THẾ GIỚI CUỒNG TẢ CỰC ĐOAN LẠI QUAY VỀ

Ngày đăng: [Tuesday, October 11, 2016]
Hitler cha đẻ cuồng tả cực đoan thời hiện đại

MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào thế kỷ XV đã làm các quốc gia phương Tây bắt đầu đi tìm những vùng địa lý mới, khai thác tài nguyên, bóc lột nhân công đã làm nhân loại quay lại thời chiếm hữu nô lệ của nền khoa học nông nghiệp của đế chế Ottoman do Hồi giáo ngự trị vào thế kỷ XIII. Thảm cảnh nô lệ của con người đã tạo ra làn sóng phá bỏ xiềng gông, tự giải phóng lấy mình, và phong trào cánh tả cực đoan xuất hiện từ giai cấp bị nô lệ ra đời.

Lý thuyết và thực tế cánh tả hiện đại ra đời trong bối cảnh đó ở phương Tây do Karl Marx và Angels viết ra vào năm 1848. Từ đó, nó thu hút cả trí thức lẫn giai cấp vô sản đi tìm chân lý sống của loài người. Trí thức thì ước mơ một thế giới người với người bình đẳng yêu thương nhau theo kiểu tiểu tư sản salon, mà quên đi bản chất xấu xa của con người. Giai cấp vô sản thì mơ đổi đời kiểu con vua thất thế lại ra quét chùa, để mình một đêm thức dậy làm vua, rồi quay lại đàn áp bóc lột lại giới chủ. Nhân vật Hitler là mô hình của chủ nghĩa Marx Lenin cuồng tả cực đoan thời hiện đại, hết gieo rắc tắm máu đến chiếm hữu nô lệ kiểu mới ở các quốc gia chậm tiến.

VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Ai ở Việt Nam và toàn cầu được sinh ra từ thập niên 1950s trở về trước đều cảm nhận được phong trào cuồng tả vào thập niên 1960s và 1970s lan rộng khắp toàn cầu. Đây là một hiệu ứng đám đông chán ngán những chính trị gia cánh hữu không mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân. Thế giới nhân loại trên quả địa cầu cứ quanh đi quẩn lại hết tả khuynh rồi lại hữu khuynh chỉ để giải quyết tham vọng của con người.

Tôi còn nhớ thời ấy, ở các quốc gia văn minh có Jean Paul Sartre, Trần Đức Thảo, Jane Fonda và bao nhiêu kẻ đã cuồng tả, và cộng sản đã thắng ở Việt Nam. Nước Việt suốt 41 năm qua đã rơi vào một hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ kiểu mới thời hiện đại.

Nhưng cũng từ 30/4/1975 tại Việt Nam, thế giới lại bừng tỉnh, 15 năm sau cả Đông Âu và Liên Xô từ bỏ tư tưởng cuồng tả cực đoan. Toàn cầu lại bị rơi vào đơn cực hữu khuynh cai quản. Mất cân bằng trong nguyên lý mâu thuẫn và đối lập. Một thế giới lưỡng cực lại xuất hiện từ các quốc gia cuồng tả còn sót lại, lan rộng đến các quốc gia lạc hậu. Cục diện thế giới lại bắt đầu chu kỳ mới.

Thái Bình Dương và Biển Đông là nơi được chú ý nhất trong 10 năm qua cho một cục diện mới khi Trung Hoa trổi dậy hung hăng. Một số quốc gia khu vực Asean và Nam Á thoát khỏi gọng kiềm của Trung Hoa như Ấn Độ, Miến Điện, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei nhờ vào địa chính trị và chính sách tự lực tự cường. Các quốc gia khu vực Asean còn bị lệ thuộc vì chưa có chính sách tự lực, tự cường như Cambodia, Lào, Việt Nam, bây giờ lại thêm Philippines của thời đại Duterte.

Nhiều bình luận về tân tổng thống Duterte, đa phần đều chê, nhưng ông là một ẩn số. Ẩn số đó đã lộ diện sau chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9/2016 vừa qua.

Trong tình hình biển Đông căng thẳng sau phán quyết của tòa Quốc tế ở La Hayes, thì Duterte xuất hiện với chính sách bàn tay sắt và Philippines ngưng hợp tác với Mỹ, quay sang hợp tác với Việt Nam và Trung Quốc ở biển Đông thì mọi việc từ dầu sôi lửa bỏng trở thành nguội lạnh. Ai cũng lên án Duterte, nhưng rõ ràng hành động của ông đã góp phần chủ yếu cho hòa bình khu vực. Đằng sau hành động đó của Duterte và đảng cộng sản ở Việt Nam là quyền lợi riêng tư của lợi ích cá nhân và quốc gia đan xen.

Trong chiến lược này Philippines và Việt Nam chúng ta dễ thấy có sự chấp nhận dưới sự cai quản của Trung Quốc và mất chủ quyền biển đảo ở biển Đông, để đổi lấy hòa bình vì quyền lợi các nhóm lợi ích mới của Việt Nam và Philippines. Mỹ xem như được tháo được tình huống khó khăn là, có khả năng có chiến tranh trên biển Đông với Trung Quốc. Suy cho cùng, tình nhình biển Đông hiện nay cũng chỉ có Việt Nam và Philippines đối đầu trực diện với Trung Quốc. Giải pháp của Duterte đem đến cho tất cả các bên đều có lợi, nhưng lợi nhất là Trung Quốc. Xem như 1/4 Thái Bình Dương đã về tay Trung Quốc. Nhưng Hoa Kỳ vẫn còn đó nút cổ chai Malacca và bao dự tính trong chiến lược hợp tác xuyên Thái Bình Dương. Nên đây chỉ là giải pháp tạm thời giảm căng thẳng leo thang.

Tương lai Thái Bình Dương sẽ ra sao? Chờ Mỹ và EU cùng trừng phạt Trung Quốc ở WTO và gây hấn ở biển Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc liền hạ giá đồng Mao xuống thấp nhất lịch sử với 6.7 Mao tệ ăn 1 đồng đô la Mỹ ngay trong hôm nay, 10/10/2016, để ngăn chặn cuộc tháo chạy các nhà đầu tư FDI vào Trung Quốc.

Trong bối cảnh toàn cầu từ sau chiến tranh thế giới II là cuộc chiến tranh kinh tế đi đôi với tỷ thí bom đạn ở các quốc gia lạc hậu có lãnh tụ cuồng tả cực đoan xuất hiện như Triều Tiên, Việt Nam, Trung Đông, Trung Á và Bắc Phi.

Biển Đông hiện nay không còn là chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Các cường quốc hàng đầu đều có can dự: Mỹ, Nga, Trung, Nhật, Anh, Úc, Ấn, ... Và dĩ nhiên các quốc gia Asean cũng lợi dụng biển Đông để mưu cầu lợi ích cho quốc gia mình.

Riêng Việt Nam sau 1990 sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc ngày càng quá lớn, nên không biết 3 thập kỷ tới có thể thoát được sự kiềm tỏa của Trung Quốc hay không? Nên mọi diễn biến nội an đều chịu dưới những quan hệ chính trị và kinh tế giữa 2 đảng cộng sản nắm quyền ở 2 quốc gia này. Ví dụ, vấn đề thảm họa biển chết Formosa không còn là quyền quyết định của chính phủ và đảng cộng sản ở Việt Nam, mà là quyền quyết định của Trung Quốc. Mọi sự chống đối của dân với Formosa là chống lại Trung Quốc như đã từng chống Trung Quốc xâm lược biển Đông.

Ngay cả tuổi trẻ trong nước Việt hôm nay cũng cuồng tả cực đoan với những hành động bầy đàn vô thức như: "Việt Nam - nói là làm!" rất nguy hiểm. Đảng cầm quyền ở Việt Nam cũng lo sợ tự kết liễu do tự diễn biến vì đã đến lúc bế tắc đến cùng cực phải chuyển đổi.

THẾ GIỚI

Nước Nga được vực dậy nhờ Putin và tình hình giá dầu tăng cao kéo dài hơn một thập niên. Họ muốn lấy lại vị thế đã mất sau sụp đổ 1990. Ukraina, Syria không thể mất sự kiểm soát của Nga. Tình trạng Nhà nước Hồi giáo cực đoan biến Syria thành bãi chiến trường như Việt Nam thời kỳ 1954 đến 1975 là điều không tránh khỏi như hiện nay. Thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ đang là thành viên Liên minh châu Âu cũng bắt đầu thiên tả theo Nga.

Ở châu Phi lực lượng Hồi giáo cực đoan ra đời. Ở châu Á phe cộng sản đoàn kết lại và cố giữ vị thế lãnh đạo bần nông của mình. Ở châu Mỹ các quốc gia chậm tiến cũng theo khuynh hướng tả khuynh vì chính khách đầy tham vọng riêng tư như Venezuela, Brasil... Châu Âu cũng không thể khác khi nước Nga sau khi thoát cộng, nhưng chưa đủ tâm thế và tư thế tiếp nhận tư tưởng tự do dân chủ.

Ngay Hoa Kỳ, nơi dẫn đầu tư tưởng tự do dân chủ suốt 250 năm qua, kỳ bầu cử tổng thống thứ 45 đang diễn ra cũng xuất hiện ứng viên Donald Trump đầy cực đoan và bất thường trong những phát ngôn. Chưa bao giờ lịch sử nước Mỹ lại chứng kiến 2 ứng viên tổng thống tương lai lại chỉ đi soi hầm cầu của nhau như Hillary Clinton và Donald Trump hiện nay.

Trong tương lai gần, một trào lưu cuồng tả cực đoan sẽ quay lại. Thế giới lại bất an, nhân loại sẽ đắm chìm trong hỗn loạn, nếu các chính khách không biết thỏa hiệp để giải quyết bất đồng lợi ích riêng tư và lợi ích các quốc gia.

KẾT

Học thuyết Obama và cánh tả hóa chiến tranh mà tôi đã viết cách đây 4 năm đang bị đẩy theo một hướng khác, khi mà Tướng Mark Milley, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ tuyên bố sẽ hủy diệt bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Tả khuynh cực đoan là sự bất lực của con người. Nó lập đi, lập lại, khi quyền lợi chung và riêng của con người bị xâm hại đến cùng cực. Một thế giới đen tối lại bắt đầu.

Kinh tế là chính trị. Chính trị là nghệ thuật của sự có thể. Khi khu vực chuyển đổi quan hệ chính trị sẽ nảy sinh những quan hệ kinh tế mới. Ai bắt được nhịp sẽ thành công cho việc làm ăn kinh tế.

Ngày 04/10/2016 vừa qua tại thủ đô Washington, Tướng Mark Milley, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ chính thức công bố sẵn sàng Thế Chiến Thứ 3 để đáp trả đánh bại các kẻ thù Nga, Trung Quốc, Iran, Bắc Hàn hay bất cứ kẻ thù nào, ở bất cứ nơi đâu trên toàn Thế giới. Tình hình đang rất nghiêm trọng.. 

Sài Gòn, 12h38' ngày thứ Ba, 11/10/2016