NƯỚC NGA, ĐÔNG TIẾN

Ngày đăng: [Sunday, July 24, 2011]
Tuy bài viết là một bài chiến lược cho kinh tế nước Nga, nhưng chúng ta vẫn thấy có những ý có tính ngoại giao rất thật của một nhà chính khách hơn là một nhà khoa học. Tôi dịch bài này để mọi người bàn luận và có cái nhìn chiến lược khu vực và toàn cầu trong vấn nạn Trung Hoa hiện nay. 

Bài đọc liên quan:
Putin vĩnh cửu
Nga, quốc gia không dành cho thủ lĩnh chính trị trẻ

Bài viết gốc: Look East, Russia

Bài viết của Sergei Karaganov, ông là Hiệu trưởng Trường Kinh tế Thế giới và các vấn đề quốc tế tại Russia’s National Research University Higher School of Economics.

MOSCOW - Trong 18 tháng qua, mối quan hệ của Nga với châu Á đã bắt đầu được cải thiện. Cả hai Tổng thống Dmitri Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin đã nhiều lần chỉ ra sự cần thiết cho một cuộc chuyển hướng kinh tế đến châu Á. Hàng chục các đề cương và thoả thuận về các dự án mới đã được ký kết với Trung Hoa. Một số đã được đưa ravận hành.

Tuy nhiên, Nga vẫn chưa đưa ra một chiến lược dài hạn và toàn diện với châu Á. Nói một cách thẳng thắng, lực lượng chính đang nắm quyền nước Nga là thiếu hiểu biết. Thật vậy, đối với một số người Nga, bất kỳ chuyển động kinh tế hướng đến châu Á là tương đương với một khởi hành từ một con đường phát triển của châu Âu.


Tất nhiên, không có sự thay đổi của châu Á theo định hướng văn hóa và chính trị của Nga hướng về châu Âu. Nhưng một phần định hướng kinh tế hướng đến châu Á không gây bất kỳ nguy cơ thực sự ràng buộc từ châu Âu; ngược lại, trong hai năm qua, Nga đã chính thức thực hiện một quyết định ủng hộ hội nhập chặt chẽ hơn với Liên minh châu Âu.

Châu Âu hiện đang chiếm hơn 50% kim ngạch thương mại của Nga. Tuy nhiên, thị trường châu Âu sẽ không phát triển với bất kỳ mức độ đáng kể nào trong tương lai gần. Sự giàu có nhờ tích lũynguồn tài nguyên văn hóa của châu Âu sẽ cho phép lục địa cũ sống tương đối thoải mái trong những thập kỷ tới, ngay cả khi nó dần dần nhượng lại vị trí của nó trong việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Thật vậy, châu Âu có khả năng trở thành một địa điểm du lịch và giải trí cho những người châu Á chăm chỉ.

Trong khi Nga cần phải hòa nhập với phần còn lại của châu Âu cách tân (Đức, trên tất cả), thì tiềm năng tăng trưởng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ quyết định tương lai của nước Nga. Ở đây, đối tác chính là Trung Hoa, nơi mà Nga cung cấp phân bón, thủy sản, gỗ, kim loại màu, và khối lượng ngày càng tăng của dầu thô. Không giống như phương Tây, Nga nhập khẩu từ Trung Hoa hàng tiêu dùng không quá nhiều như các sản phẩm kỹ thuật. Trong hầu hết các ngành công nghiệp, cạnh tranh đối đầu với châu Á sẽ là vô nghĩa, khi chi phí lao động của Nga cao hơn.

Nhưng, nếu xu hướng hiện nay vẫn tồn tại, phía đông của vùng Urals của nước Nga, và sau đó toàn bộ nước Nga, sẽ trở thành một phần phụ thuộc vào Trung Hoa - một kho tài nguyên, và sau đó là một chư hầu kinh tế và chính trị. Nỗ lực không "tích cực" hoặc không thân thiện của Trung Hoa sẽ là điều cần thiết, để Nga sẽ bị chinh phục bởi sự vỡ nợ.

Không có mối đe dọa địa chính trị ngay tức thời trong tình huống này. Bành trướng lãnh thổ không phải là một đặc điểm lịch sử của Trung Hoa, và hai nước đã có quan hệ chính trị tuyệt vời.

Tuy nhiên, Trung Hoa đã và đang cung cấp cho các dự án của Nga tương tự như những mà họ quảng bá ở các nước châu Phi: sự phát triển các nguồn tài nguyên bằng tiền và lao động của Trung Hoa. Nga phải hành động ngay bây giờ để bảo vệ một nơi có giá trị và lợi ích trong một trật tự thế giới trong tương lai.

Mục tiêu đó đòi hỏi Nga phải dựa trên lợi thế cạnh tranh thật sự của nó. Hãy chú ý đến thực phẩm cơ bản. Giá lương thực tăng lan rộng khắp châu Á, trong khi tiềm năng để mở rộng sản lượng ngũ cốc của Nga là rất lớn. Theo một số ước tính, Nga có thể tăng diện tích canh tác lên 10 triệu ha, và sản lượng cây trồng lên 250%, do đó thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc đáng kể.

Cho nên một tầm nhìn lớn hơn là cần thiết. Một chiến lược hiện đại phần lục địa châu Á của Nga – với cái gọi là "dự án Siberia" - nên kết hợp chủ quyền chính trị của Nga với công nghệ và vốn nước ngoài. Đầu tư nên đến không chỉ từ Trung Hoa, mà còn phái đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN và EU, tất cả đều được quan tâm để ngăn chặn sự thống trị độc quyền của Trung Hoa ở vùng Urals.

Bản đồ khu vực phía Đông của dãy núi Urals thuộc nước Nga với các quốc gia lân cận là một vùng Siberia rộng lớn. Nó nói lên bi kịch của Mông Cổ lừng danh một thời bị các cường quốc chia cắt và xâm chiếm. Ôi, uy danh Thành Cát Tư Hãn sau thất bại ở Việt Nam nay còn đâu?

Lực lượng lao động có thể được tìm thấy để thực hiện các dự án phát triển ở phía đông của Nga, bao gồm cả cụm sản xuất nông nghiệp với năng suất cao cho ngũ cốc, thức ăn cho gia súc, thịt, gia cầm, thịt lợn, và có thể cả rượu bia. Hiện vẫn còn vài triệu lao động dư thừa ở Trung Á. Lao động thời vụ có thể được mang từ Ấn Độ và Bangladesh. Và, dĩ nhiên, một số sẽ được đưa đến từ Trung Hoa.

Tất nhiên, một chiến lược như vậy sẽ đòi hỏi các đường cao tốc, cầu, đường sắt,, cảng biển. (Ví dụ như, trong thực tế không có điểm xuất khẩu lương thực đến tận nơi trong vùng phía đông của Nga). Một số người Nga sợ rằng nếu Trung Hoa được phép xây dựng các dự án này, đám đông của Trung Hoa sẽ đổ vào nước này. Câu trả lời của tôi là thế này: nếu chúng ta chỉ biết ở tại nơi của chúng ta, giống như câu cách ngôn con chó nằm trong máng cỏ, thì cỏ - nền kinh tế của Nga - sẽ mục nát.

Chiến lược phải nên thay đổi vùng phía đông của Nga thành một vùng gia tăng tài nguyên và căn cứ thực phẩm của châu Á. Phía đông của Nga phải trở thành một nhà cung cấp những hàng hóa có giá trị gia tăng hàng hóa tương đối cao, chứ không phải là một khu vực xuất khẩu gỗ, dầu, quặng, và hải sản, như tình hình hiện nay. Một kịch bản như vậy sẽ đảo ngược xu hướng nhân khẩu học và kinh tế ảm đạm trong vùng lãnh thổ phía đông của Nga, và sẽ củng cố vị trí địa chính trị của Nga trong tiến trình này.

Điều gì làm cho dự án Siberia hiệu quả mà nó đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. Nga sẽ duy trì có hiệu quả chủ quyền trên các vùng lãnh thổ phía đông trong khi tạo ra một nền tảng mới cho sự phát triển. Trung Hoa, châu Á và thế giới sẽ có được một nguồn tài nguyên mới và cơ sở cung cấp thực phẩm, giảm bớt tình trạng thiếu lượng thực. Và, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là, tầm nhìn của hội nhập toàn cầu trong xu thế hòa bình sẽ nhận được một sự thúc đẩy mạnh mẽ.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 17h39', ngày Chúa Nhật, 24/7/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét