NẾU CHIẾN TRANH TRÊN BIỂN ĐÔNG XẢY RA...

Ngày đăng: [Friday, September 02, 2016]


MỞ ĐẦU

Hôm qua, 01/9/2016 đài BBC Luân Đôn mời 5 ông già bàn về tuyên bố của ông chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Singapore Lecture 38 do do Viện Yusof Ishak - nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức sáng 30/8/2016 là: "Khi chiến tranh xảy ra ở biển Đông thì tất cả đều thua".

Năm vị thì có 1 vị là cựu đại biểu quốc hội Việt Nam lo cho giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng. Một vị là thành viên nghiên cứu chính trị ở Singapore. Ba vị còn lại là giáo sư ở Mỹ và Hồng Kông. Nhưng cả 5 vị đều nói loanh quanh, chưa đi vào quan điểm chính của ông chủ tịch nước, mà chỉ có tính định hướng người dân với dân trí và dân khí quá thấp sẽ càng thấp hơn khi nghe 5 vị làm Mao Tôn Cương bình loạn.

Các giáo sư và chuyên gia người Việt đang bình loạn với BBC tuyên bố của chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Singapore

Để hiểu phát biểu của chủ tịch nước Trần Đại Quang thì cần phải hiểu bài bản, hàn lâm và tổng quan để có tư duy sáng tạo và dẫn dắt các thế hệ trẻ lớn lên được.

ĐIỂM QUA 2 NƯỚC VIỆT TRUNG


Trong quá khứ, Hoa Kỳ và Trung cộng đã thỏa hiệp trong "Thông cáo Thượng Hải" vào ngày 01/7/1971 trước khi truất phế Tưởng Giới Thạch và Đài Loan ra khỏi vị trí Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa. Trong Thông Cáo Thượng Hải gồm 3 điều chính sau:

1. Về Đài Loan: Mỹ ghi nhận việc tất cả người Trung Hoa ở 2 bên eo biển Đài Loan cho rằng chỉ có 1 Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ không thách thức lập trường đó... Ngày 25 tháng 5 năm 1971, Đại hội đồng họp và như mong đợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là khai trừ Trung Hoa Dân Quốc và công nhận họ gia nhập tổ chức này. Hội nghị cấp cao Trung-Mỹ cũng được chính thức ấn định là ngày 21 tháng 2 tháng 1972.

2. Về Đông Dương: Mỹ giao lại quyền cai quản Đông Dương cho Trung cộng bằng cách ép Việt Nam Cộng Hòa ký vào Hiệp Định Paris ngày 27/01/1973 và rút quân khỏi Đông Dương. Đổi lại Trung cộng phải mở thị trường để Mỹ vào làm ăn.

3. Về Liên Xô: Trung cộng phải là đồng minh của Mỹ để chung tay hạ Liên Xô, đổi lại Mỹ sẽ tạo điều kiện cho Trung cộng sẽ là anh cả của khối cộng sản.

Tất cả là mưu kế của Mỹ và Trung cộng tại Thái Bình Dương mà ra ngày hôm nay.

Hãy nghe 50 phút của BBC và tướng Trần Độ vào năm 2002

Trong 8 năm qua, kinh tế và nội an 2 quốc gia Việt và Trung đang đi vào thời kỳ suy thoái đến cùng cực của phong trào cộng sản thế giới.

Mô hình chính trị đơn nguyên tập quyền chỉ còn là chiếc áo rách nát, chật chội cho mô hình kinh tế lấy tư liệu sản xuất công là chỉ đạo, nhưng lại liên thông với kinh tế toàn cầu, chứ không phải là mô hình kinh tế bao cấp bế quan tỏa cảng.

Những hệ lụy từ kinh tế chính trị học như nhân quả của triết học bắt đầu phơi bày đến sống sượng và kém liêm sĩ của 2 xã Việt Trung: Nội bộ đảng cộng sản bất hòa đến nỗi phải bắn nhau để giải quyết những đối kháng không thể giải quyết bằng thỏa hiệp. Lòng dân 2 nước không còn ai tin vào 2 đảng cộng sản cầm quyền.

Ba yếu tố chính trị, kinh tế và nội an đã thúc đẩy lãnh đạo 2 quốc gia Việt Trung hướng dư luận sang biển Đông để quên đi hiện tình trong nước trên bờ vực sụp đổ. Chơi dao có ngày đứt tay, khi mà cái sự hướng dư luận đó đã làm cho giọt nước tràn ly, khi mà mâu thuẫn quyền lợi của 2 quốc gia bị xâm hại theo kiểu cá lớn nuốt cá bé. Nước bé thì sẽ mất vào tay nước lớn, Nước mất thì nhà tan. Các sự kiện gần đây yếu tố nguy cơ chiến tranh Việt Trung đang hiển hiện như một thực tại khách quan có thể bùng nổ bất cứ lúc nào!

Bằng mặt mà không bằng lòng là tư tưởng của cả 2 quốc gia Việt Trung qua mọi thời đại do vấn đề lịch sử tạo ra hơn 2600 năm qua!

ĐIỂM QUA KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

Tôi tách riêng 2 quốc gia cộng sản mạnh nhất hiện nay trong 5 quốc gia còn lại của cộng sản, mà không gom các quốc gia Đông Nam Á vào đây vì, các quốc gia kia hoàn toàn không có những quyền lợi mà thậm chí có những lợi ích sát sườn khi chiến tranh biển Đông xảy ra.

Philippines tuy sát sườn, nhưng là tách khỏi lục địa Á Châu, Trung Quốc muốn đụng không hề dễ, khi mà họ mời Hoa Kỳ vào đóng căn cứ quân sự trở lại để bảo vệ đồng minh. Nên Philippines không hề e ngại kiện Trung Quốc ra tòa án La Hayes về xâm phạm lãnh hải ở các bãi đá ngầm Trường Sa. Thử hỏi vài hòn đảo nhân tạo đó thì Trung Quốc làm được gì chỉ sau 30 phút tan tành với đạn pháo? Trung Quốc lấy gì để chi viện chiến tranh trên biển Đông khi Hoa Kỳ thực hiện bao vây trên biển như đã từng bao vây tiếp viện trên biển của Đức Ý và Nhật trong chiến tranh thế giới thứ II, để phe Phát Xít thất bại. Nên nhớ rằng, chiến tranh thế giới II phe Phát Xít thua là vì thua vấn đề tiếp cận quân lương do bị bao vây trên biển.

Miến Điện với trí tuệ của một Khôi nguyên Nobel Hòa Bình - bà Aung San Suu Kyi - đã có một chiến lược ngoại giao chập chờn với Trung Quốc, nên biên giới với Vân Nam của Trung Quốc được giải quyết êm đẹp, mặc dù, Miến Điện đã từ chối thẳng thừng dự án tỷ đô về đường ống dẫn dầu xuyên Miến Điện qua Vân Nam của Trung Quốc để Trung Quốc tránh sự cai quản của Hoa Kỳ ở eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương. Ngoài biên giới phía Bắc, Miến Điện không có lợi ích gì ở biển Đông.

Sáu quốc gia Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei, Đông Timor, Thái Lan có liên quan, nhưng lại liên quan có lợi cho họ khi biển Đông nổi sóng. Họ đã từng kiếm lợi chiến tranh Việt Nam trong 31 năm từ 1954 đến 1975 để làm giàu và nổi lên thành sư tử, thành rồng, thành phụng.

Chỉ còn lại bán đảo Đông Dương là quan hệ sát sườn nhất. Tuy Lào nằm hẳng trong lục địa, nhưng có biên giới cả Việt Nam, Cambodia và Trung Quốc. Cambodia tách ra khỏi Trung Quốc nhưng số phận gắn liền với bán đảo Đông Dương, chính vì thế mới thấy người Pháp đã quá sáng suốt khi vào Việt Nam là chiếm ngay 3 lãnh thổ này và nhập làm một để cai trị vào thế kỷ XIX, lấy nóc nhà Đông Dương - Tây Nguyên - làm nơi đứng nắm toàn cục.

Cuối cùng, nếu biển Đông nổi sóng thì chỉ có bán đảo Đông Dương và Trung Quốc thiệt hại. Trong 3 anh em ở bán đảo Đông Dương thì Cambodia muốn đời không hài lòng với Việt Nam, như Việt Nam không bao giờ hài lòng với Trung Quốc do vấn đề lịch sử, và Cambodia đã từ bỏ cộng sản sau khi Norodom Sihanouk về. Lào thì hiền hòa, yếu thế, nên đành ngậm bồ hoàng làm ngọt để tồn tại dù có bị o ép.

Trong bối cảnh ấy, người đứng đầu Việt Nam cộng sản về mặt chính quyền chọn chuyến công du đầu tiên là chuyến công du các quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Mặc khác, cho người đại diện quốc phòng cùng lúc thăm Trung Quốc để nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng biển Đông, và cho biết, cộng sản chỉ còn 3 anh em Trung, Việt và Bắc Hàn là duy trì được, Cu Ba sẽ dần vào tay Hoa Kỳ, Venezuela thì xem như chỉ chờ ngày lên giá treo cổ. Không lẽ anh em môi hở răng lạnh mà lại ngu xuẩn lấy súng bắn vào đầu nhau? Làm hành động đó chỉ có làm mất ghế ăn chia mà 2 anh em đã tạo dựng suốt từ 1950, qua bao đời tiên đế đến nay là dại dột vô cùng. Hãy lo nội an và thay đổi cho hợp thời thế. Anh đổi trước, em sẽ đổi sau, anh Trung Quốc ơi!

KẾT

"Nếu chiến tranh xảy ra trên biển Đông thì 2 anh em cộng sản chúng ta sẽ sụp đổ, thế giới còn lại sẽ làm giàu anh Trung Quốc ơi!" Đó mới chính là thông điệp chủ tịch nước Trần Đại Quang muốn nhắn gửi đến chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhưng dù níu kéo hết mình mà chính trị của Trung Quốc và Việt Nam không sửa đổi, thì chiến tranh biển Đông xảy ra là điều có thực, khi Trung Quốc buộc lòng phải xuất khẩu chiến tranh để dân quên đi nội loạn như Đặng Tiểu Bình đã từng làm mùa xuân 1979. Chính trị mới là nguyên nhân chứ không phải hậu quả tha hóa và suy sụp kinh tế hiện nay gây ra.

Sài Gòn, 9h11' ngày 02/9/2016

Đăng nhận xét

0 Nhận xét