LIỆU FED CÓ TĂNG LÃI SUẤT NGÂN HÀNG VÀO THÁNG 9/2015?

Ngày đăng: [Wednesday, August 26, 2015]

Bài đọc liên quan:

Kinh tế thế giới ngày nay như chiếc bình thông nhau trong vật lý học, ngoại trừ Bắc Triều Tiên đóng cửa để gia đình trị và cào mặt ăn xin kiểu Chí Phèo.

Năm 2009, sau khi Obama đại diện đảng Dân chủ lên nắm quyền nước Mỹ, ông thực hiện chiến lược xây dựng của đảng mình bằng cách hủy diệt các con nợ ăn bám trong hệ thống tài chính ngân hàng, và tuyên bố khủng hoảng kinh tế của Hoa Kỳ.

Tác động của khủng hoảng kinh tế của Hoa Kỳ lan rộng trên toàn cầu, vì Hoa Kỳ một mình tiêu thụ gần như một nửa sản phẩm toàn cầu, và cung hơn 1/3 thị trường thế giới.

Trước thời điểm ông Obama tuyên bố kinh tế Hoa Kỳ khủng hoảng và mạnh tay với hệ thống tài chính ngân hàng thì Fed đã mạnh tay liên tục hạ lãi suất cho vay suốt hơn 4 năm về con số thấp nhất là 0.25%/năm, tung những gói nới lỏng tín dụng phá giá đồng đô la liên tục.

Mục tiêu hạ lãi suất là nhằm kéo nhà đầu tư trở về Hoa Kỳ, và tăng đầu tư trong nước để có tăng thu ngân sách giải quyết nợ công. Nhưng tất cả đều thất bại, mặc dù nợ công của Hoa Kỳ tỷ trọng chiếm chủ yếu là nợ trong nước chứ không phải nợ nước ngoài. Song đến nay nợ công của Hoa Kỳ vẫn cứ tăng dần đều theo từng giây, và đồng đô la cũng mất giá từ khoảng $250 ăn một ounce vàng vào năm 2004 đến hôm nay vẫn còn ở mức > $1.100/ounce.

Hạ lãi suất của Fed còn là xuất khẩu lạm phát ra toàn cầu. Nó đã làm 2 khu vực kinh tế lớn điên đảo là khối EU và các quốc gia mới nổi trong khối BRICS - Brasil, Rusia, India, China, và Siuth of Africa - cũng vạ lây. Từ đó, tăng trưởng kinh tế của khối BRICS cũng chậm dần đều, đứng đầu là Trung Cộng.

Trung cộng chuyển hình thái kinh tế xuất khẩu sang khôi phục thị trường nội địa để giữ mức tăng trưởng 10% thần kỳ trong suốt 30 năm, nhưng không kham được. Nó lại là cú đá giò lái của nền kinh tế của Trung Cộng, vì bài học đổi tài nguyên môi trường lấy tăng trưởng ở mức 8%/năm trong 10 năm cầm quyền của ông Hồ Cẩm Đào bắt đầu phát huy tác dụng nợ công của chính quyền địa phương và chính phủ cũng đã lên hơn 33.800 tỷ Mao tệ theo từng giây tính ở thời điểm tôi viết bài này. Ngoài ra, các tập đoàn của Trung Cộng cũng trở thành con nợ xấu khi thị trường bất động sản thừa cung thiếu cầu, do chính quyền đẩy giá đất lên quá cao.

Chứng khoán Thượng Hải đã mất hơn 3000 tỷ mà vẫn còn tiếp tục giảm trong ngày đầu tuần 24/8/2015

Hôm nay, những gánh nợ ấy của Trung Cộng bắt đầu phát huy tác dụng ở sàn chứng khoán Thượng Hải giảm sút hơn 3000 tỷ chỉ chưa đầy nửa tháng. Trong khi đó, tình hình xuất khẩu của Trung Cộng đang giảm sút vì thiếu cầu, vì chất lượng kém, nhưng giá thành sản xuất tăng cao, vì cái bẫy thu nhập trung bình, v.v...

Bài học xuất khẩu lạm phát của Hoa Kỳ bằng phá giá đồng Mao được chính quyền ông Tập Cận Bình sử dụng, nhưng ông không dám hạ gục hệ thống tài chính ngân hàng đang yếu kém ở Trung Cộng, như ông Obama đã làm ở Hoa Kỳ năm 2009, vì sợ đả hổ thì hổ cũng quay lại ăn thịt cả ông, do hình thái chính trị đơn nguyên tập quyền ăn chia tập thể mà ông đang được hưởng.

Thị trường chứng khoán Nữu Ước mất giá trong phiên giao dịch ngày đầu tuần thứ Hai, 24/8/2015

Thế giới như chiếc bình thông nhau, thì thế giới như một quốc gia khi nhìn theo hệ quy chiếu kinh tế. Khi kinh tế các nước lớn bị khủng hoảng thì cả thế giới cũng bị vạ lây.  Hoa Kỳ cũng không thể không bị ảnh hưởng, khi mà chỉ trong 3 hôm thị trường chứng khoán Nữu Ước cũng liên tục mất giá.

Bên trời Tây khối EU vừa mới tăng thêm tiền bơm cho Hy Lạp để một Hiệp Chúng Quốc Châu Âu không bị tan rã.

Các quốc gia có nền kinh tế mạnh sẽ suy trầm, nhưng các quốc gia nhỏ có nền kinh tế yếu kém sẽ chết. Nó như hình ảnh nhà giàu trong khủng hoảng kinh tế vẫn đi xe hơi không sợ tốn tiền đổ xăng, nhưng nhà nghèo thì chết đói. Bằng chứng là hơn 3 tỷ đô la đã bốc hơi ở sàn chứng khoán bé như hạt tiêu của Việt Nam.

Kinh tế Hoa Kỳ vừa thoát ra suy trầm sau 8 năm khủng hoảng, dự tính của Fed sẽ tăng lại lãi suất cho vay vào phiên họp thường kỳ mỗi tháng của FOMC - Federal Open Market Committee. Nó hứa hẹn không ảnh hưởng đến lôi kéo đầu tư và tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ nhờ một phần lớn vào độc lập năng lượng với giá dầu rẻ.

Nhưng, hôm nay Trung Cộng lại lần thứ 4 tiếp tục hạ giá đồng Mao nhằm đạt được những mục tiêu xuất khẩu hàng hóa giá rẻ, và lôi kéo đầu tư nước ngoài vào họ.

Cuộc chiến tiền tệ mà Hoa Kỳ đã phát động 11 năm trước vẫn chưa kết thúc. Nó bắt đầu từ Hoa Kỳ để cân bằng mực nước bình thông nhau với Trung Cộng, nay lại được Trung Cộng sử dụng để làm cân bằng mực nước bình thông nhau với toàn cầu.

Nếu Fed tăng lãi suất là đồng nghĩa với việc chính Fed sẽ góp phần lớn đẩy kinh tế Hoa Kỳ trở lại suy trầm, trong khi nợ công của chính phủ không ngừng gia tăng.

Mọi dự đoán chỉ là lý thuyết của hôm nay, còn ngày mai là thực tế của cây đời xanh tươi, nhưng khả năng để Fed tăng lãi suất là điều không thể trong tình hình kinh tế toàn cầu như hiện nay.

Hậu quả của việc Fed không tăng lãi suất, mà có thể sẽ tung tiếp tục những gói nới lỏng tiền tệ sẽ vô cùng khủng khiếp cho các quốc gia có nền kinh tế yếu kém như Việt Nam. Không thể không tính đến một kịch bản xấu nhất mà ông thủ tướng đã nhận định hôm qua 25/8/2015.

Asia Clinic, 15h02' ngày thứ Tư, 26/8/2015

Đăng nhận xét

0 Nhận xét