KIẾN TẠO HÒA BÌNH SYRIA Ở ĐÂU?

Ngày đăng: [Thursday, July 05, 2012]

Cảm ơn cháu Nguyễn Ngọc Khánh đã dịch bài này.
Bài đọc cùng tác giả: 

Bài đọc liên quan:

Bài viết của Christopher R. Hill, hiện đang là hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel của University of Denver. Ông là một trong những kiến ​​trúc sư chính của ngoại giao Mỹ trong những năm 1990s và 2000s. Một cựu trợ lý ngoại trưởng về Châu Á Thái Bình Dương, đã từng là Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, đặc phái viên Mỹ tại Kosovo cuối thặp niên 1990s, một nhà đàm phán chính cho Hiệp định Hòa bình Dayton, làm kết thúc chiến tranh Bosnia,  và là nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn giai đoạn từ năm 2005 đến 2009.


DENVER – Người ta đã nói rất nhiều về những nét giống nhau giữa sự hỗn loạn ở Syria và những cuộc chiến vùng Balkan của thập niên 1990. Song, quả thực là khi mà các vụ thảm sát kéo dài có thể gợi lại, các nỗ lực chính trị lẫn ngoại giao mà cuối cùng đã chấm dứt cuộc chiến ở Bosnia thì hiện giờ với Syria hầu như khó thể thành hiện thực.

Cho đến nay, không có một kế hoạch nào tương tự như kế hoạch của “Nhóm lợi ích” nó đã được đề ra vào mùa hè năm 1994 bởi các đại diện đến từ Anh, Pháp, Đức, Nga, và Hoa Kỳ, và kế hoạch đó đã được thực hiện vào năm kế tiếp tại Dayton, Ohio, sau nhiều tháng ngoại giao ngay trên chiến trường ở Bosnia lúc ấy. Ở Syria, nếu như nước này bị cô lập, tiến trình ngoại giao duy nhất nằm trong tay ông Kofi Annan, vị cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc can đảm, người đã có những am hiểu - người có sự hiểu biết tốt hơn nhiều nhà phân tích gần đây nhất về sự vi phạm trắng trợn các điều luật quốc tế này - rằng sẽ không phe phái nào giành chiến thắng nếu vẫn còn đó những giải pháp chính trị dằng dai.

Không ai có thể dõi theo tình trạng bạo lực đang diễn ra ở Syria không một cảm giác hãi hùng về các cuộc tấn công trang vào số đông thường dân tay không tấc sắt, hầu hết những cuộc tấn công vũ trang này là bởi các phe nhóm ủng hộ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, những ngườicho rằng Syria đang trên bờ vực nội chiến bỏ lỡ điều đã trở nên hiển nhiên hơn trong mỗi ngày qua đi: Syria đã ở trong tình trạng nội chiến, một cuộc nội chiến mà chiến tuyến đã được dựng nên trong những tháng qua.

Một bên bộ tộc thiểu số theo dòng Hồi giáo Alawi của Assad, trong những năm qua đã thu hút những giáo sĩ theo chế độ thế quyền dòng Sunni chia sẻ quyền lợi trong một nhà nước độc tài, độc đảng. Nhưng liên minh của Assad thì rộng lớn hơn thế, giúp giải thích việc ông ta làm thế nào có thể giữ chặt lấy quyền lực trong khi các chế độ độc tài khác trong khu vực thì không thể. Những người theo Cơ Đốc giáo ở Syria chiếm phần lớn trong số 1.5 triệu người Kurd, và ngay cả những người sống ở thủ đô Damascus, các tầng lớp giáo sĩ theo chế độ thế quyền đã bị bắt phải miễn cưỡng đi theo những gì đã được nhận thức rộng rãi trong nước - mặc dù không bằng các phần còn lại của thế giới - vì những người đối lập theo Hồi giáo dòng Sunni không ủng hộ đa nguyên về văn hóa trong việc nắm giữ quyền lực.

Trong quá khứ, nếu nói một cuộc nội chiến nào là một xung đột trong một lãnh thổ phức tạp thì đây là một cảnh báo ngầm rằng các quốc gia láng giềng nên đứng ngoài. Nhưng cuộc nội chiến ở Syria có sức lan tỏa sâu rộng hơn, nó có thể dẫn đến một cuộc xung đột rộng lớn hơn trong khu vực. Với mối đe dọa ngay trước mắt, các quốc gia quan tâm đến một Trung Đông ôn tồn và dân chủ hơn ngày càng nhận thấy rõ rằng việc tránh né giải quyết xung đột ở Syria không thể là một chọn lựa chấp nhận được.

Đáng lo thay, cuộc xung đột xem ra ngày càng giống một cuộc chiến đại diện giữa những người Iran theo dòng Hồi giáo Shia và các quốc gia Ả Rập theo Hồi giáo dòng Sunni, họ coi cộng đồng thiểu số Hồi giáo dòng Shia như là một thành trì tiềm năng thứ năm của người Iran. Iran đã tìm cách để duy trì ảnh hưởng của mình ở vùng Levant (bao gồm cả ở Lebanon và các vùng lãnh thổ của người Palestine) bằng cách cung cấp vật chất ủng hộ Assad. Ngược lại, nhiều quốc gia Ả Rập theo dòng Hồi giáo Sunni đã hỗ trợ ở những mức độ khác nhau cho phần lớn người đối lập theo dòng Hồi giáo Sunni ở Syria, một hỗn tạp các phe nhóm bao gồm  nhóm ‘Huynh Đệ Hồi Giáo’ và các lực lượng giáo phái tương tự khác như phái Hồi giáo dòng Salafi cực kỳ bảo thủ của Ai Cập.

 Bản đồ vùng Levant nằm trong màu xanh lá cây. Nhưng đôi khi còn cả các quốc gia Trung Đông Bắc Phi và Trung Á.

Nga và Trung Hoa, sưng sỉa vì bị mất mặt trong sự can thiệp của NATO do Mỹ dẫn đầu ở Libya vào năm 2011, nên đã tìm mọi cách để giữ cho cộng đồng quốc tế đứng ngoài vụ việc ở Syria. Cả hai nước đều lo ngại rằng sự can thiệp - bằng quân sự hoặc thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế - có thể gây tổn hại cho lợi ích của họ ở Syria, nơi mà họ - đặc biệt là Nga - nước có tầm ảnh hưởng vượt trội ở Syria.

Trong sự thiếu vắng hành động quốc tế có kế hoạch, Mỹ và châu Âu là những cường quốc có tiếng nói nặng cân đã chỉ trích về các hành vi vi phạm nhân quyền tràn ngập về phía Assad và đám sai nha của ông ta. Họ cũng đã nêu bật lên tổn thất nhân mạng trong một nỗ lực buộc nước Nga phải thực hiện một vai trò có trách nhiệm hơn bằng cách buộc Nga phải cảm thấy hổ thẹn với những việc mà Nga đã gây ra ở Syria hiện nay.

Tuy nhiên, việc lên án Assad hoặc Nga không có bất kỳ tác dụng gì, ngoại trừ việc Mỹ và phương Tây chứng tỏ với người dân Syria rằng họ đứng về phía bảo vệ người dân trong cuộc xung đột. Tương tự như vậy, những tuyên bố ủng hộ dành cho các nhóm phiến loạn vô danh, hỗn tạp; những yêu cầu của các giải pháp trừng phạt đã bị chết từ trong trứng nước; những lời kêu gọi yếu ớt cho sự ra đi của Assad (nếu như ông ta nghe theo lời khuyên); và những ý tưởng nửa vời về việc thi hành "khu vực an toàn" (một thất bại hoàn toàn ở Bosnia) không có khả năng cứu sống nhiều sinh mạng, có quá ít khả năng dẫn đến một kết cục cần thiết trong liều lĩnh.

Những gì cần thiết cho tình hình Syria hiện nay là những cuộc đàm phán nghiêm túc và kiên trì liên tục của các cường quốc quốc tế có lợi ích liên quan (tạm gọi "nhóm lợi ích") dựa trên một kết quả chính trị mang tính khả thi là điều thực sự cần thiết. "Kế Hoạch của Nhóm lợi ích" nên cùng được tiến hành với ông Annan và đội ngũ của ông ta một cách thận trọng (đội ngũ duy nhất vào thời điểm này có thể tiếp xúc với tất cả các bên liên quan). Quan trọng nhất là, tất cả các bên liên quan đến kế hoạch cần để hỗ trợ ông Annan cả trong cái chung lẫn cái riêng. Việc công khai tuyên bố hỗ trợ cho kế hoạch ngừng bắn của ông Annan, nhưng sau đó lại rỉ tai với các nhà báo là "sự việc đang đổ vỡ", như đã xảy ra lặp đi lặp lại trong những tuần gần đây, sẽ làm cho mọi việc đổ bể.

Rõ ràng rằng, một giải pháp mới là cần thiết, và một khởi đầu tốt sẽ là một kế hoạch chính trị/ngoại giao mà ông Annan thuyết phục các bên nhận ra là nó đáng giá. Tại Balkan, đoàn ngoại giao Mỹ cuối cùng đã làm cho các bên liên quan trực tiếp nhận ra giá trị “Kế hoạch của Nhóm lợi ích”. Chúng ta đã thất bại bỡi vì chúng ta là những thiên tài. Chúng ta đã thành công bởi vì chúng ta đã có được sự hỗ trợ to lớn từ tất cả các quốc gia đều muốn thấy cuộc xung đột khủng khiếp ở Bosnia kết thúc. Những hỗ trợ không hạn chế giống như thế là những gì mà ông Annan - nhà ngoại giao tốt nhất chúng ta có hiện nay - cần và xứng đáng có được.

@Project Syndicate 2012

Bài dịch của Nguyễn Ngọc Khánh - BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic, 9h49’ ngày thứ Năm, 05/7/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét